7 chiêu đơn giản, chẳng cần thuốc giúp tỉnh táo tức thì, tan biến mệt mỏi sau khi thức đêm
Nếu bạn luôn uể oải vào sáng hôm sau do thức đêm, hãy ghi nhớ 7 nguyên tắc giúp nhanh chóng lấy lại năng lượng nhé.
Hạn chế đồ ngọt và ngũ cốc trong đêm
Tuy nhiên, chuyên gia trong lĩnh vực dưỡng sinh tự nhiên Josh Axe cho biết, ăn nhiều đồ ăn có lượng đường cao và các loại ngũ cốc sẽ khiến bạn trở nên càng tệ hại sau một đêm thức khuya trước đó.
Tiến sĩ Nathan Shier, giáo sư khoa dinh dưỡng học, trường đại học Indiana (Hoa Kỳ) phát biểu: Ăn các loại thực phẩm có hợp chất oxi hóa cao còn khiến cơ thể con người giải phóng một lượng lớn Serotonin, khi nồng độ hóc môn này quá nhiều sẽ khiến bạn rất buồn ngủ sau thời gian dài thức khuya, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả học tập và làm việc trong cả ngày hôm sau.
Vì vậy, để bảo toàn năng lượng cho cơ thể mà không làm tinh thần uể oải, bạn có thể thay bằng thức ăn giàu protein, chất xơ và các món chay với lượng lipit khỏe mạnh. Chẳng hạn như thịt, phô mai, trứng rất giàu protein có thể thúc đẩy trao đổi chất, hoặc thành phần đường tự nhiên trong trái cây có thể kích thích hệ thần kinh trung khu, giúp bạn phấn chấn trong ngày hôm sau. Ngoài ra, để giữ sự tỉnh táo, tốt nhất là bạn nên ăn nhiều bữa nhỏ, không nên ăn quá no trong một lần sẽ gây áp lực dạ dày và dễ mệt mỏi, buồn ngủ.
Bổ sung nhóm vitamin B
Khi thức khuya, cơ thể con người sẽ tiêu hao rất nhiều vitamin B, trong đó có cả vitamin B12, đây là một trong những nguồn dưỡng chất then chốt cung cấp năng lượng cho cơ thể. Khi vitamin B12 bị tiêu hao nhiều không chỉ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi mà còn gây tổn hại cho năng lực nhận thức, tâm trạng uể oải, làm việc thiếu hiệu quả vào cả ngày hôm sau.
Nếu bắt buộc phải thức đêm nhiều, bạn nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày những thực phẩm giàu vitamin B12 như gan bò, cá mòi, cá ngừ, cá hồi, tôm, cua, sò hến v.v… Nếu bạn là người ăn chay trường thì các thực phẩm làm từ trứng, sữa và đậu cũng có thể bổ sung B12 khá tốt.
Thưởng cho cơ thể một ít nhân sâm
Cortisol là một loại hóc môn do tuyến thượng thận tiết ra, có thể giúp con người tỉnh táo vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy. Tuy nhiên, thông thường lượng Cortisol trong đêm khuya sẽ ở mức thấp nhất, sau khi thức khuya, Cortisol sẽ có xu hướng tăng lên lại nên dễ khiến cơ thể cảm thấy áp lực, kích thích huyết áp tăng cao, dẫn đến cảm giác bồn chồn, tâm trạng dao động, mệt mỏi mãn tính, tăng thể trọng, giảm khả năng miễn dịch v.v…
Vì vậy, theo các chuyên gia dinh dưỡng, để cải thiện tình trạng uể oải do thức khuya quá mức, bạn có thể bổ sung một ít nhân sâm cho cơ thể để cải thiện chức năng não bộ, nâng cao hiệu suất làm việc.
Video đang HOT
Dùng một lượng dầu dừa thích hợp
Khi thức khuya và đói, bạn dễ thèm ăn những món nhiều dầu mỡ để cảm giác dễ chịu hơn. Tuy nhiên, thành phần mỡ không khỏe mạnh này có thể khiến bạn sa sút tinh thần, cơ thể trì trệ. Trong khi đó, dầu dừa lại có chứa một loại axit béo tự nhiên, có thể trực tiếp đi vào gan và chuyển hóa thành năng lượng, không gây tích tụ mỡ thừa có hại cho cơ thể.
Vì vậy, để đảm bảo đủ năng lượng sinh hoạt trong thời gian thức đêm mà vẫn an toàn, khỏe mạnh, bạn nên dùng một lượng dầu dừa phù hợp trong nấu ăn hằng ngày để hấp thu nguồn axit béo tích cực.
Kéo dài giấc ngủ trưa hơn bình thường
Cho dù bồi bổ bằng ăn uống thế nào thì khi thức khuya, cơ thể bạn vẫn thiếu nhất chính là giấc ngủ. Chính vì vậy, nếu cảm thấy quá mệt mỏi và thiếu tinh thần, bạn nên kéo dài giấc ngủ trưa trong ngày hôm sau so với bình thường để “bù đắp” lại.
Nhưng nhớ là không nên lạm dụng mà ngủ trưa quá nhiều sẽ gây phản tác dụng, tốt nhất chỉ nên ngủ từ 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng. Đặc biệt bạn phải thức dậy trước 3 giờ chiều nhé, nếu không thì buổi tối lại khó ngủ và thức đêm, lặp lại vòng tuần hoàn tiêu cực.
Luyện tập thể chất vừa sức
Theo nghiên cứu cho thấy, rèn luyện cơ thể ở mức độ vừa phải có tác dụng nâng cao tinh thần cho bạn. Đặc biệt với người hay thức đêm thì 20 phút luyện tập thể chất sẽ kích thích não bộ, tăng khả năng ghi nhớ, giúp tư duy sáng tạo và làm việc hiệu quả.
Tập thiền
Sau những giờ thức khuya, nếu muốn giữ được tinh thần tỉnh táo và cơ thể khỏe mạnh, bạn nên tập phương pháp hít thở sâu và thiền định. Điều này giúp não bộ và toàn bộ cơ thể được thư giãn và tái tạo năng lượng.
Thiên Khuê
Theo Trí Thức Trẻ
Sai lầm chết người khi ăn ngao ít người biết đến
Ngao là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu bạn chế biến và sử dụng không đúng cách sẽ gây hại cho sức khỏe, thậm chí khiến cả gia đình có nguy cơ ngộ độc.
Theo Đông y, ngao có tính hàn, vị ngọt, bổ âm, sáng mắt, hoá đờm, ích tinh, bổ thận. Là món ăn và cũng là bài thuốc thích hợp cho người ho hen, tiểu đường, người bị trĩ, phù nước, trướng bụng, người sưng tuyến giáp trạng, bí tiểu, xơ vữa động mạch, phụ nữ ra nhiều khí hư...
Trong ngao có chứa vitamin B12 đặc biệt tốt cho trí nhớ và vitamin C giúp làm lành vết thương. Ngoài ra, với những thành phần kháng chất quan trọng như: sắt, kali, canxi ngao còn giúp tăng cường sức khỏe và phòng tránh bệnh tật.
Cùng với cua, tôm, cá thì ngao, hến là một trong những nguồn thực phẩm chứa nhiều chất selen nhất. Selen là dinh dưỡng thiết yếu, hoạt động cùng các loại dinh dưỡng khác để chống lại những cơn căng thẳng do ôxy hóa - một sự mất cân bằng dẫn đến tổn thương xương khớp.
Chính vì những lý do trên mà không ít người nghĩ rằng ai cũng có thể ăn ngao và tùy tiện chế biến nên dẫn đến những tác hại nguy hiểm đối với sức khỏe. Sau đây là những sai lầm khi ăn ngao ai cũng nên biết để tránh rước bệnh vào thân.
Những sai lầm khi chế biến và sử dụng ngao
Ăn ngao không đảm bảo chất lượng
Ngao chết chứa nhiều vi khuẩn độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, bạn tuyệt đối không được ăn ngao đã chết, dập, nứt vỏ.
Nấu ngao chưa đủ chín
Trong ngao ẩn chứa khá nhiều ký sinh trùng. Khi chế biến ngao chưa đủ độ chín, các loại ký sinh trùng này dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây ngộ độc.
Nấu ngao với thực phẩm giàu vitamin C
Không nên nấu cháo ngao với thực phẩm giàu Vitamin C. Các chất có trong ngao kết hợp với vitamin C dễ gây ngộ độc.
Ăn ngao, hến và uống bia cùng một lúc
Ăn ngao, hến và uống bia cùng lúc, bởi sẽ làm tăng tốc hình thành axit uric dư thừa tích tụ tại các khớp xương hoặc các mô mềm... dẫn tới mắc chứng gút, viêm khớp xương và mô mềm, rất hại cho sức khỏe.
Ăn cùng hoa quả gây rối loạn tiêu hóa
Tuyệt đối không nên ăn hoa quả ngay sau khi ăn canh ngao hay cháo ngao vì sẽ lạnh bụng, tiêu chảy. Ngoài ra ăn ngao còn ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi, protein có trong con ngao hoặc tạo thành chất không hòa tan gây rối loạn tiêu hóa, buồn nôn.
Protein trong ngao có thể hấp thu trực tiếp qua đường tiêu hóa nó là dị nguyên, gây dị ứng mạnh. Khi ăn ngao có thể gây dị ứng, thậm chí tiêu chảy, nôn, phát ban. Vì thế những người dị ứng nên cân nhắc ăn. Ngoài ra, người mắc bệnh thận, ăn khó tiêu cũng không nên ăn ngao.
Mẹo chọn ngao tươi ngon
- Dùng tay chạm vào vỏ. Nếu trai tươi sống, vỏ sẽ từ từ khép lại.
- Mùi ngao sống thường không quá nồng nặc, hoặc quá tanh. Ngao biển có mùi nước biển nhiều hơn.
- Không nên mua ngao hến vỏ đã bị sứt, giập, vỡ... vì dễ bị nhiễm các vi khuẩn.
* Mẹo nhỏ: Khi sơ chế, ngâm ngao trong vài giờ với nước vo gạo hoặc vài quả ớt để chúng nhả bớt bùn đất, chất thải và kỳ cọ thật sạch vỏ ngao.
Theo www.giadinhmoi.vn
Bỗng thèm ngủ khủng khiếp, có phải bệnh? Gần đây, tôi bỗng thèm ngủ khủng khiếp, cho dù ngủ 9 tiếng/ngày, uống thêm cà phê vẫn có cảm giác lờ đờ, uể oải, mất sức làm việc. Ảnh minh họa Bạn đọc Trần Thị Dung (nữ, 50 tuổi, quận 3, TP HCM), hỏi: T rước đây mỗi đêm tôi ngủ chỉ 6-7 tiếng, trưa có khi chợp mắt 10-15 phút, có...