7 chi tiết ẩn trong “Nhím Nhây” Sonic: “Cà khịa” từ siêu anh hùng Marvel đến DC
Mới chỉ từ những hé lộ đầu tiên, Nhím Sonic đã được cài cắm vô số chi tiết ẩn giấu mà chỉ các mọt game chính hiệu mới tinh mắt phát hiện ra.
Nhân vật chú nhím siêu tốc độ Sonic đã quá quen thuộc với thế hệ 8X, 9X với độ nổi tiếng không kém gì anh lùn Mario. Hơn 30 năm sau khi tựa game lần đầu ra mắt, nhím Sonic có màn tái sinh trên màn ảnh rộng trong bộ phim live-action cùng tên Sonic the Hedgehog (Nhím Sonic). Bên cạnh những sáng tạo mới mẻ thì các nhà làm phim cũng không quên cài cắm nhiều món quà bât ngơ nhằm tri ân người hâm mộ trung thành của thương hiệu trò chơi điện tử lừng danh của hãng Sega.
1. Vòng tròn vàng và vũ trụ điện ảnh Marvel
Trứng phục sinh đầu tiên dễ nhận thấy nhất là vòng tròn vàng của loạt game được đạo diễn đưa vào phim, ngay từ phần giới thiệu logo hãng Paramount. Những vòng tròn tích điểm không hề xa lạ với người chơi game Sonic nhưng trong phim chúng lại mang chức năng đặc biệt hơn hẳn. Ở bản truyện tranh ra mắt trước đây, các vòng tròn này từng được miêu tả như một cổng dịch chuyển không gian, là thứ giúp Sonic đến được Trái Đất để tránh sự truy đuổi của kẻ thù. Chi tiết này được đạo diễn Jeff Howler tiếp nối và phát triển. Tuy nhiên, một số ý kiến đánh giá rằng ý tưởng cổng thời gian hình vòng tròn vàng khá giống với sức mạnh của Dr. Strange trong vũ trụ điện ảnh Marvel.
Nhím Sonic “mượn” cổng thời gian của Doctor Strange?
2. Dàn nhân vật nổi tiếng bị “móc mỉa”
Nhiều nhân vật từ các tựa game, phim nổi tiếng khác như Obi-Wan Kenobi (Star Wars), gia đình vịt Donald, siêu anh hùng Quicksilver trong X-Men, ca sĩ Rihanna… cũng được nhắc đến trong phim. Các tác phẩm như bộ truyện “The Flash”, bộ phim “Speed” (Keanu Reeves đóng chính), “Men in Black” hay tiểu thuyết “Charlotte’s Web” cũng được êkip lồng ghép khéo léo, tạo tiếng cười cho khán giả. Người hâm mộ chỉ ra nhiều nhà hàng, công ty nổi tiếng với người Mỹ cũng được lấy làm chủ đề đùa giỡn của các nhân vật trong phim.
Không một ai được tha khi đã trở thành gia vị hài hước trong Nhím Sonic.
Các câu thoại của Sonic hay giáo sư Robotnik được “nhái” theo nhiều người nổi tiếng như Neil Armstrong, diễn viên Vin Diesel, Spider-Man… Nhà sản xuất của phim Neal Mortiz từng tham gia bom tấn “Fast and Furious” và ông đã thêm vào chi tiết Sonic bắt chước nhân vật Dominic Toretto thường xuyên giảng giải về sự quan trọng của gia đình.
3. Lịch sử 90 năm của hãng Sega
Lịch sử của hãng game Sega cũng được lồng ghép khéo léo. Trong một phân cảnh, Sonic đứng trước tấm biển chỉ dẫn có số 90 – là năm hãng game Nhật Bản lên ý tưởng xây dựng nhân vật Sonic để cạnh tranh với Mario. Từ “Genesis” xuất hiện trong trailer là tên máy chơi game của hãng Sega đầu tiên dùng để chơi Sonic.
4. Green Hill Zone
Green Hill Zone là địa điểm hết sức quen thuộc trong những bàn chơi đầu tiên của game Sonic. Trong phim, hành tinh quê hương của Sonic mang dáng dấp tương tự phong cảnh của Green Hill Zone trong trò chơi. Và khi Sonic chạy trốn tới Trái Đất, thị trấn hư cấu cậu chọn trú chân cũng tên là Green Hills.
Green Hill Zone phiên bản trò chơi điện tử và phiên bản điện ảnh được nâng cấp hơn hẳn về hiệu ứng hình ảnh.
5. Đôi giày sneaker thần thánh
Đôi sneaker đỏ đã trở thành thương hiệu của chú nhím siêu tốc Sonic. Và món phụ kiện huyền thoại này dĩ nhiên không thể vắng mặt trong phiên bản điện ảnh. Trong phim, đôi giày này được cháu gái của nhân vật Tom Wachowski tặng cho Sonic. Nếu chỉ thoáng nhìn, đôi sneaker của Sonic trên phim gần như giống hết tạo hình gốc ở trò chơi. Nhưng chỉ cần soi kĩ sẽ nhận ra logo của thương hiệu Puma được khéo léo đặt trên đôi giày huyền thoại. Trước cả khi bộ phim ra mắt, hãng đồ thể thao này còn tung ra một bộ sưu tập giày sneaker lấy chủ đề nhím Sonic.
Hóa ra nhím Sonic đi giày của hãng Puma.
6. Dr. Eggman
Trước khi tiến sĩ Robotnik trở thành tên gọi chính thức cho phản diện trong Sonic, hãng Sega từng gọi nhân vật có phần đầu như trái trứng này là Eggman. Trong phim Nhím Sonic, nhân vật của Jim Carrey mang đầy đủ đặc điểm và vũ khí như tiến sĩ Robotnik trong trò chơi. Nhưng ở một phân đoạn, Sonic đã trêu chọc Robotnik bằng biệt danh Eggman với lý do các robot của hắn nhìn giống quả trứng.
Nhân vật của Jim Carrey đã bị Sonic gọi bằng cái tên “cúng cơm” Eggman.
7. Nhân vật từ game xuất hiện
Để thỏa lòng mong đợi của người hâm mộ, một nhân vật được nhiều người yêu thích trong trò chơi điện tử đã có mặt trong bản điện ảnh của Nhím Sonic. Nếu kiên nhẫn chờ đợi tới phần after-credit của bộ phim, các khán giả sẽ được gặp gỡ chú sóc Miles Prowe (Tail) – bạn thân của Sonic. Trong game, Tail được mô tả là giỏi máy móc và có khả năng xoay chiếc đuôi để bay như trực thăng. Rất có khả năng Tail sẽ là nhân vật mới ở phần phim tiếp theo của Nhím Sonic.
Tail được nhá hàng ở phần after credit.
Trailer mới của Sonic The Hedgehog (Nhím Sonic)
Sonic the Hedgehog khởi chiếu toàn quốc từ ngày 21/02/2020.
Theo trí thức trẻ
"Thánh tốc độ" Nhím Sonic lập kỉ lục phòng vé tại Mỹ
Những bộ phim chuyển thể từ trò chơi điện tử luôn được chú ý vì có sẵn lượng người hâm mộ đông đảo. Hơn 30 năm kể từ ngày ra đời, chú nhím siêu tốc độ Sonic từ lâu đã là nhân vật quen thuộc với nhiều thế hệ.
Cuối tuần vừa qua, "Nhím Sonic" (tựa gốc: Sonic The Hedgehog) đã công phá màn ảnh thế giới và xác lập kỉ lục phòng vé Bắc Mỹ: Phim chuyển thể từ game có doanh thu cuối tuần mở màn cao nhất lịch sử, với 57 triệu đô. Không những vậy, "Nhím Sonic" còn nhận được điểm A "rực rỡ" từ chuyên trang Cinemascore và 95% "tươi rói" từ các khán giả của Rotten Tomatoes.
Biểu tượng 30 năm của hãng Sega
Năm 1990, hãng trò chơi điện tử Nhật Bản Sega lên ý tưởng về một nhân vật đủ hấp dẫn để cạnh tranh với thành công của tựa game Super Mario Bros thuộc Nintendo, đồng thời thể hiện được công nghệ mới của bộ máy chơi game Sega Genesis mới được ra mắt. Lập trình viên Yuji Naka ấp ủ một trò chơi với một chú thỏ có khả năng lăn trong các đường ống và ném các đồ vật để tiêu diệt kẻ thù. Tuy nhiên, hãng cho rằng việc cầm nắm đồ vật khiến tốc độ của trò chơi bị giảm, kém hấp dẫn. Một số đề xuất cho nhân vật lăn và dùng thân thể làm vũ khí. Ý tưởng này dẫn tới hai loài động vật là nhím và tatu (một loài thú có mai chuyên ăn côn trùng). Cuối cùng, hãng Sega chọn nhím và Sonic the Hedgehog ra đời.
"Sonic The Hedgehog" phiên bản 1991
Để tạo sự thân thiện với người chơi, tạo hình của Sonic lấy cảm hứng từ nhiều nhân vật quen thuộc trong văn hóa đại chúng. Màu lông xanh giống màu logo của hãng game, với mục đích xây dựng nhân vật thành biểu tượng của Sega. Phần đầu Sonic chịu ảnh hưởng từ nhân vật mèo Felix trong phim hoạt hình cùng tên. Trong khi đó, phần thân được vay mượn từ tạo hình chuột Mickey, nhân vật nổi tiếng của hãng Disney. Đôi giày của Sonic lấy cảm hứng từ giày nhảy của "ông hoàng nhạc pop" Michael Jackson, với màu đỏ từ trang phục của ông già Noel. Tính cách Sonic lấy cảm hứng từ chiến dịch bầu cử của Tổng thống Mỹ Bill Clinton, thường được biết đến với thái độ "có thể làm được" với mọi việc.
Theo cốt truyện, Sonic là sinh thể nhím nhanh nhất hành tinh Mobius. Tuy nhiên, cậu không có siêu tốc độ như trong trò chơi điện tử. Sonic được nhà khoa học Ovi Kintobor làm riêng cho đôi giày Power Sneakers, giúp chú vượt qua tốc độ âm thanh. Trong lần đầu thử nghiệm giày mới, Sonic chạy quá nhanh khiến màu lông đổi từ cam sang xanh nước biển. Siêu tốc độ giúp cậu phát huy đòn tấn công "Sonic Spin Attack", cuộn tròn người khi đang chạy nhanh trở thành một quả bóng và đánh bay kẻ thù. Cùng tiến sĩ Ovi, Sonic bắt đầu thực hiện các nhiệm vụ chống trả những thế lực ác độc trên hành tinh. Đối thủ chính của Sonic là nhà khoa học tâm thần Robotnik (hay Eggman), người chế tạo hàng loạt người máy để tuy tìm sức mạnh từ các viên đá Chaos Emeralds.
"Sonic at the Olympic Games" dự kiến sẽ trình làng fan hâm mộ năm nay
Tính đến nay, tựa game Sonic có hơn 100 phiên bản dựa trên mạch chuyện chính, cùng hàng loạt các tựa game spin-off (sản phẩm phái sinh) theo các thể loại đua xe, thể thao, hành động - phiêu lưu, đối kháng... Theo số liệu từ Sega, thương hiệu Sonic bán được hơn 800 triệu bản tính đến năm 2018 - là loạt trò chơi ăn khách nhất của hãng. Hai trò chơi Sonic at the Olympic Games và Mario & Sonic at the Olympic Games Tokyo dự kiến sẽ ra mắt trong năm nay.
Loạt truyện tranh dựa trên game duy trì lâu nhất
Từ năm 1992, loạt truyện về Sonic được tác giả Kenji Terada và họa sĩ Sango Norimoto thực hiện, giúp nhân vật tiếp cận với đối tượng trẻ em. Sonic được miêu tả có tính cách cứng đầu như trẻ em mới lớn, có chút kiêu ngạo nhưng khẳng khái, yêu chính nghĩa. Năm 1993, hãng Archie Comic tại Mỹ mua được bản quyền Sonic bắt đầu viết truyện tranh về nhân vật. Năm 2008, loạt truyện lập kỷ lục Guiness là truyện tranh dựa trên game duy trì lâu nhất với 290 tập trước khi được tái khởi động năm 2013 vì tranh chấp bản quyền. Đó là chưa tính những bản spin-off như Knuckles the Echidna (từ 1997 - 2000) hay Sonic Universe (2009-2017). Tại Anh, nhà xuất bản Fleetway cũng cho ra đời 223 tập truyện về nhân vật Sonic, phát hành từ năm 1993 đến 2002.
Truyện tranh Sonic ra đời từ năm 1992 và luôn thu hút lượng lớn khán giả đón đọc
Khối lượng truyện tranh khổng lồ tạo nên kho chất liệu trong phú cho trò chơi và các phiên bản dựa trên nhân vật Sonic. Trong suốt 30 năm, hàng loạt nhân vật mới ra đời như chú sóc Miles Prowe - trợ thủ của Sonic có khả năng bay bằng đuôi, Amy Rose - cô nhím hồng mà Sonic luôn tự nhận là bạn gái hay Metal Sonic - phiên bản ác độc của Sonic do Eggman chế tạo.
Phiên bản điện ảnh được thai nghén trong nhiều năm
Năm 2013, hãng Sony mua được bản quyền Sonic và dự đình phát hành phim năm 2018. Tuy nhiên, hãng Paramount mua được bản quyền năm 2017 và thuê lại toàn bộ ekip đang làm việc với Sony để tiếp tục dự án.
Bộ phim xoay quanh câu chuyện chú nhím Sonic lạc tới trái đất để chạy trốn kẻ thù. Ở nơi mới, cậu phải đối mặt với vô số những vấn đề phức tạp của cuộc sống mới, đặc biệt khi ở bên con người. Với bản tính hiếu thắng, Sonic không ẩn mình mà gây chú ý khi trở thành ngôi sao bóng đá. Tốc độ siêu việt của cậu khiến quân đội và lực lượng Tình báo Trung ương (C.I.A) chú ý. Đồng thời, nhà khoa học điên rồ Robotnik cũng nhăm nhe chiếm lấy Sonic để sở hữu nguồn năng lượng đột biến đó. Sonic kết bạn với cảnh sát trưởng Tom và được anh giúp đỡ thoát khỏi sự truy đuổi của hàng loạt nhóm người muốn truy bắt mình.
Là "con át chủ bài" của Sega và hãng Paramount, "Nhím Sonic" được cầm trịch bởi đạo diễn Jeff Fowler - người từng được đề cử Oscar với tác phẩm " Gopher Broke". Bộ sậu nhà sản xuất cũng là những tên tuổi đình đám như: Neal Moritz - nhà sản xuất của bom tấn The Fast and The Furious và Tim Miller - đạo diễn của Deadpool. Ngoài ra, hai diễn viên chính của bộ phim đều là những gương mặt nổi tiếng Hollywood: tài tử điển trai, tài năng James Marsden và ngôi sao gạo cội Jim Carrey.
Trailer Sonic The Hedgehog
"Nhím Sonic" ( tựa gốc: Sonic The Hedgehog) khởi chiếu toàn quốc từ ngày 21.02.2020.
Theo yeah1
Doanh thu cuối tuần qua Nhím Sonic công phá màn ảnh Nhím Sonic (Sonic The Hedgehog) của Paramount bùng nổ màn ảnh vào cuối tuần vừa qua, trở thành bộ phim chuyển thể từ video game có mở màn lớn nhất mọi thời đại, được dự đoán sẽ hoàn thành mốc $68 triệu trong 4 ngày ra mắt. Trong khi đó, Đảo Kinh Hoàng (Fantasy Island) của Sony và The Photograph của Universal đều...