7 câu nói chứng tỏ mối quan hệ của bạn đang gặp rắc rối
Chuyên gia tâm lý học người Mỹ – Tiến sĩ Cortney S. Warren – khẳng định ‘Các mối quan hệ nhanh chóng xuống dốc khi một hoặc cả hai đối tác nói với nhau bằng thái độ khinh miệt’.
Nếu bạn sử dụng bất kỳ câu nào trong số 7 câu sau đây, mối quan hệ của bạn đang gặp rắc rối.
Ảnh minh họa
1. “Anh/Em không xứng đáng với tôi!”
Ngôn ngữ thể hiện sự khinh miệt truyền đạt cho đối tác của bạn rằng họ kém hơn bạn. Điều này có thể làm tổn hại đến lòng tự trọng của họ. Thay vào đó, bạn nên thể hiện cảm giác của mình một cách bình tĩnh và trung thực.
2. “Đừng hỏi tôi có ổn không. Mọi thứ đều ổn!”
Ngôn ngữ hung hăng ngăn đối tác nói về vấn đề của họ một cách trực tiếp và cởi mở, gây khó khăn cho việc giải quyết xung đột và có thể khiến cả hai bên cảm thấy bất an. Thay vào đó nên nói: “Tôi thực sự rất buồn nhưng tôi chưa sẵn sàng để nói về nó!”, chứng tỏ bạn không phớt lờ những vấn đề của bạn, nghiêm túc dành chút thời gian để đối mặt và suy ngẫm về chúng.
3. “Anh/Em thật thảm hại!”
Gọi tên một người thành một thuộc tính tiêu cực có thể làm cho họ tổn thương sâu sắc, rất khó làm lành. Thay vào đó nên nói: “Tôi không thích cách anh/em xử lý tình huống đó!”, thể hiện những gì họ làm mà bạn không thích, lý do tại sao.
Video đang HOT
4. “Tôi ghét anh/em!”
Ngôn ngữ phản ánh cảm giác của bạn trong một khoảnh khắc nhưng không đại diện cho cảm giác của bạn có thể gây tổn hại. Nó tạo ra sự bất an ngay cả trong những khoảnh khắc tốt đẹp. Thay vào đó nên nói: “Thật khó cho tôi khi ở bên anh/em lúc này!”, để họ chấp nhận bạn cần thời gian một mình để bình tĩnh và suy ngẫm.
5. “Anh/em là một phụ huynh tồi!”
Ngôn ngữ khai thác những lỗ hổng này không chỉ gây tổn thương mà còn làm xói mòn lòng tin bằng cách lợi dụng điểm yếu của ai đó để biến bạn thành người tốt hơn. Thay vào đó nên nói: “Làm thế nào chúng ta có thể cùng nhau vượt qua tình huống này?”, thừa nhận một cách tôn trọng và không tấn công vào điểm yếu của họ.
6. “Anh/Em điên rồi!”
Ngôn ngữ thao túng khiến đối tác của bạn nghi ngờ chính họ, làm suy yếu nhận thức của họ về thực tế. Thay vào đó nên nói: “Tôi nghĩ phản ứng của anh/em đối với tình huống này đang khiến nó trở nên tồi tệ hơn!”, thể hiện những điều bạn không thích về hành động của đối tác mang tính xây dựng, thay vì cố gắng lôi kéo họ hành xử theo cách bạn muốn.
7. “Tôi muốn chia tay!”
Ngôn ngữ đe dọa chấm dứt mối quan hệ, kiểu như “Tôi đi đây!”, “Tôi xong rồi!” hoặc “Tôi muốn chia tay!”, tạo ra khoảng cách vì bất an, hạn chế sự thân mật. Thay vào đó, bạn nên nói: “Hiện tại tôi thực sự rất buồn và cần một chút thời gian!” hoặc “Chúng ta cần nói chuyện nghiêm túc về mối quan hệ của mình!”. Nói chung, bạn chỉ muốn đe dọa rời đi khi bạn có ý định đó và có ý định làm theo.
Chuyên gia tâm lý chỉ ra mẫu phụ nữ thường bị bỏ rơi: Hóa ra "Loanh quanh lỗi cũng tại đàn ông hết!"
Anh Sơn đúc kết những chia sẻ rất hay về 2 kiểu phụ nữ rất dễ đẩy mình vào thế thất bại trong một mối quan hệ.
Chúng ta thường bàn luận về những chủ đề: Phụ nữ khôn khéo, đàn bà bản lĩnh hay nghệ thuật giữ chồng. Mỗi người lại rỉ tai nhau vài cách hay thế nhưng mọi thứ vẫn chỉ là lý thuyết, bạn chẳng thấy thành công khi áp dụng vào tình yêu, cuộc sống hôn nhân của mình.
Mới đây Thạc sĩ, chuyên gia tâm lý Đinh Thái Sơn đã chia sẻ quan điểm về 2 kiểu phụ nữ rất sâu sắc, thấm thía. Đó là "những mẫu phụ nữ thường bị bỏ rơi".
"Đúc kết sau một thời gian làm việc nhiều với khách hàng nữ, mới thấy có những điều tưởng như phụ nữ đang ra sức phấn đấu cho sự tốt đẹp hơn thì lại tác dụng ngược. Điều này không mang tính kết luận tổng quát nhưng rất đáng suy ngẫm.
Chuyên gia Đinh Thái Sơn là khách mời quen thuộc trong các show như "Chuyện đêm cuối tuần" - VTV3, "Chuyện đêm muộn" - VTV1, Bí mật tạo hóa của VTV3 và là host chuyên mục "Ngôi nhà giới tính" - VTV2.
Tôi sẽ dùng từ đàn bà để gọi thay cho những người phụ nữ đã nhiều kinh qua, trải nghiệm.
Có hai mẫu đàn bà thường bị bỏ rơi, một là đàn bà quá mạnh mẽ, hai là đàn bà quá mức đa nghi.
Không phải đàn bà mạnh mẽ và đa nghi không tốt, chỉ đơn giản là đàn ông không thích và cảm thấy những người phụ nữ như vậy không thích hợp để cùng nhau đi đến cuối đời".
Đàn bà mạnh mẽ là do đàn ông mà thành
Anh Sơn cũng giải thích rõ hơn về quan điểm của mình như sau:
"Đàn bà mạnh mẽ thì khiến đàn ông không có cảm giác được chở che, được bảo vệ cho họ. Đàn bà đa nghi thì khiến đàn ông áp lực, không thoải mái và mất đi sự tự do. Hiểu thấu đáo lý do tại sao đàn bà lại như thế thì mới thấy có nguyên do sâu xa. Sự mạnh mẽ của đàn bà không phải tự nhiên mà hình thành, sự đa nghi của đàn bà chẳng phải tự nhiên mà nảy sinh. Loanh quanh cũng lỗi tại đàn ông hết!
Cũng chính là vì người đàn ông bên cạnh chưa đủ tài giỏi mà đàn bà phải mạnh mẽ. Tài giỏi không phải ở chỗ người đàn ông bên cạnh họ kiếm ra bao nhiêu tiền, địa vị cao bao nhiêu, mà người đàn ông ấy chưa đủ tài giỏi khiến người phụ nữ của mình an lòng, và khiến cô ấy tình nguyện buông xuống sự mạnh mẽ và kiêu ngạo, tự nguyện lột xuống lớp mặt nạ ngụy trang để có thể yếu đuối bên cạnh người đàn ông của mình.
Nếu như một trong những mối quan hệ tình cảm, đàn bà còn mạnh mẽ, còn kiên cường và ngày một mạnh mẽ hơn, thì tức là họ đã yêu sai người. Chị em cứ thử kiểm nghiệm điều này có đúng không. Chị nào cứ vỗ ngực bồm bộp và mạnh mồm nói sống tốt không cần đàn ông, ấy là đang cố giấu đi khoảng trống hẫng hụt mà họ khát khao ở một người đàn ông tốt. Đàn bà sinh ra đã là phận mềm yếu, không có người đàn bà nào mạnh mẽ, chỉ có người đàn bà cố tỏ ra mạnh mẽ để bảo vệ chính mình. Nhưng đàn bà sẽ thôi bảo vệ chính mình, thôi kiên cường khi có người bao dung tình nguyện bảo vệ họ.
Sự đa nghi của đàn bà không tự nhiên mà có
Là 1 người từng gỡ rối cho rất nhiều phụ nữ, anh Sơn khẳng định: "Còn sự đa nghi của đàn bà không tự nhiên mà có. Sự đa nghi của đàn bà chính là biểu hiện của một niềm tin đã từng vỡ nát, niềm tin để sai chỗ. Khi người đàn bà của bạn đa nghi, đừng hờn trách tại sao họ lại thế, mà hãy nghĩ rằng mình đã từng sai ở đâu, lỗi lầm thế nào khiến họ mất niềm tin. Bởi khi đàn bà đa nghi, đàn ông khó chịu một thì lòng họ bứt rứt mười. Mỗi đa nghi của đàn bà đồng nghĩa với sự khổ tâm của họ.
Cho nên sự mạnh mẽ của đàn bà không phải bẩm sinh, mà do tổn thương hình thành. Nếu nói theo ngôn ngữ xã hội học thì ứng xử của đàn bà cũng là một sản phẩm được xã hội hóa thôi. Không ai vừa sinh ra đã kiên cường, mà mọi sự mạnh mẽ hay kiên cường của đàn bà đều do dòng đời hun đúc, do tổn thương vẽ thành. Trời sinh đàn ông mạnh mẽ, đàn bà yếu mềm. Điều này thì lại càng rõ ràng với văn hóa Việt Nam còn đầy dư âm bất bình đẳng giới nên đàn bà cứ phải mạnh mẽ như là tự nhiên vậy.
Ảnh minh họa
Tính đa nghi của đàn bà không phải tự nhiên sinh ra, mà chỉ do niềm tin cạn kiệt, tin tưởng bao nhiêu thất vọng bấy nhiêu, từng thất vọng mới nảy sinh đa nghi, từng rất yêu mới hình thành ngờ vực. Thương lắm, đàn bà mạnh mẽ cần được yêu thương và đàn bà đa nghi cần được trân trọng. Bởi tất cả sự mạnh mẽ hay đa nghi, ẩn sâu đằng sau đều là đau khổ. Vì thế mới có câu nói rằng phụ nữ nếu gặp được người đàn ông tốt thì cả đời chẳng cần phải trưởng thành nữa. Một người phụ nữ càng mạnh mẽ, thành thục cũng bởi vì cô ấy chưa gặp được người đàn ông đủ tốt mà thôi".
Để giải quyết những vấn đề trên chuyên gia Đinh Thái Sơn kết luận:
"Vậy, đàn bà muốn hạnh phúc thì phải thấu hiểu mình trước đã. Hiểu mình hiểu người rất quan trọng, đừng đổ lỗi cho đàn ông. Tập trung vào giữ sắc, giữ vững tinh thần chứ đừng đa nghi, ghen tuông. Đàn ông lúc đó sẽ thấy người phụ nữ của mình khí chất và quý giá - nếu để mất cô ấy thì tiếc lắm, nên sẽ đối đãi tử tế lại. Với mẫu phụ nữ này thì phi công già trẻ xếp hàng dài dài đợi lên máy bay ấy chứ!".
Lời từ chối con dâu gửi đến mẹ chồng Đôi lúc trong các mối quan hệ nhà chồng và mẹ chồng, chúng ta cần thể hiện điểm mấu chốt đúng lúc để khỏi tránh vướng vào những rắc rối lớn hơn xảy đến trong tương lai. Nhiều người nói rằng với mẹ chồng, con dâu nên đồng ý các đề nghị và nhún nhường nhiều hơn. Tuy nhiên, đó có phải cách...