7 cán bộ ở TP Huế bị truy tố vì cấp sai gần 4.000 m2 đất
Bảy cán bộ tại TP Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) đang chuẩn bị được đưa ra xét xử trong vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” vì cấp sai gần 4.000m2 đất.
Ngày 25/12, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã hoàn tất cáo trạng và Tòa án nhân dân tỉnh chuẩn bị xét xử vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” đối với 7 bị cáo là cán bộ, lãnh đạo tại TP Huế.
Theo đó, 7 bị cáo chuẩn bị đưa ra xét xử gồm: Hồ Trí Quý (sinh năm 1979, Giám đốc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai TP Huế), Hoàng Khánh Huy (Phó Phòng Kinh tế TP Huế, nguyên Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Huế), Nguyễn Văn Hòa (SN 1970, Chủ tịch UBND phường Thủy Xuân), Dương Văn Quỳnh (SN 1984, cán bộ địa chính phường Thủy Xuân), Nguyễn Lê Mạnh Hiền (SN 1983, chuyên viên Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai TP Huế), Hà Xuân Dẫn (SN 1964, Tổ trưởng tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai TP Huế) và Hoàng Thiện Tín (SN 1987, chuyên viên Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Huế).
Ông Hoàng Khánh Huy, nguyên Trưởng Phòng Tài nguyên – Môi trường TP Huế bị bắt liên quan đến vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” (Ảnh: Công an tỉnh Thừa Thiên Huế).
Vào ngày 29/1/2016, UBND TP Huế cấp 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bà Nguyễn Thị Cẩn (SN 1934 ngụ thôn Hưng Thành, xã Hương Lâm, huyện Đạ Tẻh, Lâm Đồng) tại 2 thửa đất 51 và 52 (tờ bản đồ 12 tại tổ 19, Khu vực 5, phường Thủy Xuân, TP Huế), diện tích lần lượt 2.259,1m2 và 1.613,3m2; loại đất ở tại đô thị, không thu tiền sử dụng đất.
Người dân phát hiện sai phạm trong việc cấp sổ đỏ cho bà Cẩn nên đã viết đơn tố cáo gửi chính quyền, cơ quan chức năng.
Ngày 8/8/2018, Thanh tra TP Huế có công văn, kết luận hành vi sai phạm của các cán bộ tham mưu cấp sổ đỏ cho bà Cẩn.
Ngày 28/8/2019, Thanh tra TP Huế chuyển hồ sơ sang Cơ quan CSĐT Công an TP Huế.
Đến ngày 21/3/2019, Công an TP Huế chuyển hồ sơ đến Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thừa Thiên Huế để điều tra theo thẩm quyền.
Video đang HOT
Ngày 26/11/2019, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã khởi tố vụ án. Trong các ngày 2/11/2020, 4/11/2020 và 26/2/2020, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thừa Thiên Huế khởi tố bị can với 7 người nêu trên.
Qua điều tra của Công an tỉnh Thừa Thiên Huế, bà Cẩn thực tế không có nhà ở; không sử dụng đất trên thửa 51 và 52; không nộp thuế, không kê khai đăng ký qua các lần đo đạc; không có hộ khẩu và không làm ăn sinh sống tại địa phương từ năm 1968 đến ngày được cấp sổ, cho nên bà Cẩn không phải là người đang sử dụng ổn định 2 thửa đất trên.
Việc cấp sổ đỏ, sổ hồng với diện tích gần 4.000 m2 cho bà Cẩn là không đủ điều kiện và không đúng đối tượng.
Ông Hồ Trí Quý (Ảnh: Công an tỉnh Thừa Thiên Huế).
Khi tiếp nhận hồ sơ, 7 bị can nói trên đã không xác minh, thẩm định độ chính xác, tính pháp lý; chưa làm hết trách nhiệm mà duyệt hồ sơ và trình (trực tiếp là Hồ Trí Quý) lên UBND TP Huế ký cấp sổ cho bà Cẩn. Trong đó, có hơn 1.000 m2 nằm trong thửa đất 51, trước đây là của đình làng Dương Xuân Hạ giao lại cho UBND phường Thủy Xuân quản lý. Phần đất này đang tranh chấp chưa được giải quyết, các hộ giáp ranh chưa ký vào bản mô tả ranh giới đất nên không đủ điều kiện cấp sổ đỏ cho bà Cẩn.
Hành vi của các bị can gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước về tiền sử dụng đất phải nộp gần 4 tỷ đồng. Cơ quan công an cũng yêu cầu các bị can bồi thường, khắc phục thiệt hại gần 4 tỷ đồng cho nhà nước.
Người nhận bằng giả của trường ĐH Đông Đô đòi lại tiền mua bằng
Trước ý kiến muốn đòi lại tiền của những người được cấp bằng giả, chủ tọa phiên tòa cho rằng, số tiền họ đóng buộc phải sung công quỹ.
Chiều nay (23/12), phiên tòa xét xử vụ trường Đại học Đông Đô cấp bằng giả tiếp tục với phần thẩm vấn.
Trình bày tại tòa, bà Nguyễn Thị Hiền, người được gần 100 học viên ủy quyền trình bày ý kiến tại tòa. Trong số gần 100 học viên ủy quyền cho bà Hiền, có 14 người được trường ĐH Đông Đô cấp bằng giả.
Theo trình bày của bà Hiền, gần 100 học viên này đều muốn đòi lại số tiền mà họ đã nộp cho Trường ĐH Đông Đô.
Trước ý kiến của người đại diện, thẩm phán, chủ tọa phiên tòa Nguyễn Năng Thành cho rằng, tòa đang xét xử việc học giả thi giả, còn học thật thi thật thì đây là quan hệ giữa học viên và nhà trường.
Các bị cáo tại tòa
Đối với trường hợp 14 người được cấp bằng giả, số tiền họ đóng bắt buộc phải sung công quỹ, không thể trả lại. Đối với những trường hợp này, họ không bị xử lý trách nhiệm hình sự đã là may rồi.
Trả lời thẩm vấn tại tòa, bà Trần Kim Oanh (cựu Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Đông Đô) khai, ông Trần Khắc Hùng (Chủ tịch HĐQT) đặt ra quy định, mỗi nhân viên của trường phải "môi giới, lôi kéo" về cho trường, mỗi năm ít nhất 4 - 10 hồ sơ xin làm giả văn bằng 2.
Điều này thậm chí được quy định cụ thể trong các văn bản của trường, được ban hành công khai.
Với mỗi hồ sơ mang về cho trường, cán bộ được trường trích lại và chia cho ít nhất 7 triệu đồng, tuỳ theo số tiền học phí mà học viên nộp.
"Đây được gọi là tiền thưởng, do nhà trường quy định chứ không phải tiền học viên cảm ơn", bà Oanh khai.
Đồng cấp của bà Oanh, bị cáo Lê Ngọc Hà cũng thừa nhận đã được hưởng lợi 100 triệu đồng, là tiền công ty thưởng do đã kéo về được nhiều học viên có nhu cầu nhận bằng giả.
Theo lời khai của bị cáo Hà, tổng số tiền bị cáo nhận từ những học viên này là 1,8 tỷ đồng. Bị cáo nộp 800 triệu đồng về quỹ của trường.
"Sau khi có xì xào về việc trường làm bằng giả, một số học viên đòi lại tiền, nên bị cáo phải trả lại họ 900 triệu đồng, còn giữ lại 100 triệu đồng", bị cáo khai.
Về số tiền các học viên nộp vào trường để mua bằng giả, bị cáo Nguyễn Thị Huệ (Trưởng phòng tài vụ) cho biết, không được đánh dấu hay mã hoá riêng trong các tài liệu thu chi của trường.
Việc đóng học phí có thể nộp ngay khi đăng ký, cũng có thể nộp trước khi lấy bằng, "nhưng chưa nộp tiền thì chưa được nhận bằng", bà Huệ khai.
Trả lời thẩm vấn tại tòa, cựu cán bộ Trường ĐH Đông Đô, bị cáo Phạm Vân Thùy trình bày, bị cáo là người trông thi, cho các học viên làm bài. Sau khi phát số báo danh, phát đề thi, bị cáo phát luôn cả đáp án để học viên chép xong thì nộp lại.
Tại phiên toà, luật sư của trường Đông Đô cho rằng, con số thiệt hại 7,1 tỷ đồng mà VKS yêu cầu trường ĐH Đông Đô và các bị cáo liên đới phải trả là không đúng. Luật sư cho hay, sẽ phân tích rõ trong phần tranh luận.
Một cán bộ địa chính bị bắt vì sai phạm đất đai Ông Nguyễn Ngọc Nhựt, cán bộ địa chính của TP Quảng Ngãi bị bắt tạm giam để điều tra về hành vi "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Ngày 22/12, Công an TP Quảng Ngãi cho biết, đơn vị đã thực hiện quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với...