7 cán bộ kiểm lâm nhận hối lộ vụ phá rừng lớn ở Đà Nẵng lĩnh án
Sau 2 ngày xét xử, chiều ngày 30.8, TAND huyện Hoà Vang – Đã Nẵng tuyên phạt 7 cán bộ kiểm lâm liên quan vụ phá rừng lớn ở Đà Nẵng với tổng mức án hơn 11 năm tù giam.
Các bị cáo tại phiên toà trước đó.
Theo đó, 2 kiểm lâm khu vực và 5 cán bộ bảo vệ rừng bị truy tố về tội “nhận hối lộ”, gồm: Phạm Phú Cường – nguyên Trạm trưởng lãnh án 4 năm tù giam; Hồ Tấn Hai lĩnh án 2 năm tù giam và Thủy Ngọc Trọng – cùng nguyên Trạm phó 1 năm 6 tháng tù giam; Nguyễn Văn Nhung 6 tháng tù giam, Đinh Ngọc Bán 9 tháng tù giam. Nguyễn Văn Ấn và Lý Thanh Tùng là hai kiểm lâm, nhân viên Trạm bảo vệ rừng Cà Nhông lãnh án lần lượt 1 năm 6 tháng tù giam và 1 năm tù giam. Tổng hình phạt nhóm cán bộ kiểm lâm lãnh án là 11 năm 5 tháng tù giam.
Bị cáo Vũ Văn Tam (SN 1968, quê Nam Định,trú huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam) bị tuyên phạt 5 năm tù giam về tội “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng” và 1 năm 3 tháng tù giam về tội “Đưa hối lộ”.
Các bị cáo bị truy tố về tội “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng” gồm: Phạm Đinh Lợi (SN 1965, ngụ huyện Hòa Vang) 3 năm tù giam; Kiều Ngọc Trung (SN 1980, ngụ huyện Đông Giang) và Kiều Ngọc Quý (SN 1955, ngụ huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) 16 tháng 21 ngày tù giam; Sầm Tố Binh (SN 1988, ngụ huyện Đông Giang) 1 năm tù giam.
Các bị cáo Đỗ Văn Lưu (SN 1967), Đỗ Văn Quý (SN 1979) và Nguyễn Văn Vụ (SN 1982) bị tuyên phạt mức án 2 năm tù giam; Đinh Văn Thuấn (SN 1981) và Phạm Văn Chính (SN 1976) 1 năm 6 tháng tù giam; Vũ Văn Pháp (SN 1981) 16 tháng 10 ngày tù giam; Nguyễn Văn Học (SN 1971, cùng quê huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) 16 tháng 16 ngày tù giam.
Video đang HOT
Ngoài ra, các bị cáo Pháp, Học, Trung, Quý cũng được tuyên trả tự do ngay tại toà do thời hạn tù bằng với thời hạn tạm giam.
Theo cáo trạng, cuối năm 2012, biết được tại khu vực rừng Cà Nhông, do Ban quản lý rừng đặc dụng Bà Nà – Núi Chúa quản lý có nhiều gỗ kiền kiền nên Tam nảy sinh ý định thuê người vào rừng Cà Nhông khai thác gỗ trái phép. Do quen biết với Lưu và Quý từ trước nên Tam liên hệ với 2 người này thuê thêm Thuấn, Pháp, Vụ, Học, Chính trực tiếp chặt 104 cây gỗ kiền kiền với khối lượng hơn 100m3.
Sau đó, Tam liên hệ bán số gỗ khai thác trái phép này cho Lợi. Lợi thuê Trung, Quý và Binh vào rừng vận chuyển số gỗ trên cho mình. Để đưa người vào rừng Cà Nhông khai thác gỗ trái phép, Tam đã gặp Phạm Phú Cường để trao đổi với mỗi xe gỗ đưa ra khỏi rừng, Tam trích 5 triệu đồng để bồi dưỡng cho trạm và kiểm lâm. Khi nghe Cường về nói lại về việc thương lượng như vậy với Tam, cả trạm đồng ý và không ai nói gì.
Từ tháng 10.2013 đến tháng 4.2014, Tam đưa cho 2 kiểm lâm và 5 cán bộ bảo vệ rừng tại trạm với tổng số tiền hơn 30 triệu đồng. Số tiền này được 7 bị cáo chia nhau tiêu xài.
Trước đó, cuối tháng 6 phiên toà đã được TAND huyện Hoà Vang đưa ra xét xử và tuyên trả hồ sơ điều tra bổ sung do xuất hiện các tình tiết mới.
Theo Quốc Lâm (Dân Việt)
Kiểm lâm Quảng Nam đề nghị giao rừng vùng biên cho biên phòng
Thừa nhận vụ phá rừng pơ mu vừa qua ở biên giới Việt - Lào có sự chủ quan vì không tuần tra thường xuyên, Chi cục trưởng Kiểm lâm Quảng Nam cho biết sẽ tham mưu để tỉnh giao quyền quản lý rừng khu vực biên giới cho biên phòng.
Trao đổi với báo chí bên lề hội nghị thường niên đánh giá tình hình thực hiện biên bản ghi giữa Cục Kiểm lâm Việt Nam và Cục thanh tra Lâm nghiệp (Lào), diễn ra tại Đà Nẵng sáng 30/8, ông Phan Tuấn - Chi cục trưởng Kiểm lâm Quảng Nam cho biết, thời gian qua kiểm lâm, chính quyền địa phương và biên phòng đã tổ chức nhiều đợt truy quét ngăn chặn hành vi săn bắt động vật hoang dã, khai thác, vận chuyẩn lâm sản.
Tháng 7 vừa qua, lực lượng chức năng phát giác vụ khai thác gỗ pơ mu trái phép quy mô lớn tại biên giới giữa huyện Nam Giang (Quảng Nam) và huyện Đắc Chưng (tỉnh Sê Kông, Lào). Ông Tuấn thừa nhận một phần nguyên nhân là do chủ quan. "Khu vực rừng biên giới này từ trước đến nay tương đối ổn định, việc chặt phá rừng cũng ít xảy ra nên việc tuần tra biên giới không thường xuyên, dẫn đến vụ việc phát hiện chậm", ông nói.
Lực lượng chức năng phát hiện gỗ pơ mu bị chặt hạ ở khu vực rừng biên giới Việt - Lào. Ảnh: Công Thành.
"Sắp đến chúng tôi sẽ tham mưu để tỉnh giao lại rừng khu vực biên giới cho lực lượng biên phòng hai nước quản lý", ông Tuấn nói và cho biết biên phòng đã được giao quản lý vùng biên nên giao cho lực lượng này quản lý rừng, nhằm triển khai đồng bộ việc bảo vệ biên giới và bảo vệ rừng.
Ông Đỗ Trọng Kim, Phó cục trưởng Kiểm lâm Việt Nam, cho biết Bộ Nông nghiệp và Cục kiểm lâm ủng hộ đề xuất giao rừng vùng biên giới cho biên phòng quản lý. "Cục Kiểm lâm đã có văn bản hướng dẫn kiểm lâm các địa phương tập trung rà soát lại toàn bộ hiện trạng rừng ở khu vực biên giới để tham mưu giao rừng cho bộ đội biên phòng bảo vệ và chịu trách nhiệm trực tiếp", ông Kim nói.
Diễn biến vụ phá rừng pơ mu ở Quảng Nam
Ngày 9/7, cơ quan chức năng phát giác bãi tập kết hơn 280 phách gỗ pơ mu với khối lượng nằm gần Trạm Biên phòng Cửa khẩu Nam Giang (thuộc Đồn Biên phòng Cửa khẩu Nam Giang).
Đến ngày 15/7, Hạt kiểm lâm Rừng phòng hộ Nam Sông Bung khởi tố vụ án, chuyển hồ sơ cho Công an huyện Nam Giang. Sau đó, cơ quan chức năng liên tiếp phát hiện hàng trăm phách pơ mu cất giấu sát Trạm Biên phòng Cửa khẩu Nam Giang và trong khuôn viên Chi cục Hải quan Cửa khẩu Nam Giang.
Ngày 19/7, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Cửa khẩu Nam Giang bị đình chỉ công tác. Một ngày sau, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cùng đoàn công tác vào hiện trường và yêu cầu lập ban chuyên án. Số gỗ pơ mu thu được ở thời điểm này hơn 590 phách với khối lượng hơn 44,3 m3.
Ngày 21/7, đồn trưởng, chính trị viên và đồn phó Đồn Biên phòng Cửa khẩu Nam Giang bị đình chỉ công tác. UBND tỉnh Quảng Nam ngày hôm sau đã báo cáo vụ việc lên Thủ tướng. Công an tỉnh Quảng Nam cũng rút hồ sơ từ Công an huyện Nam Giang để điều tra.
Ngọc Trường
Theo VNE
Chủ tịch tỉnh Quảng Nam: "Vụ phá rừng pơ mu không đơn giản" "Tôi cảm nhận ban chuyên án đã rất khó tổ chức thực hiện thành công, tuy nhiên đến bây giờ chúng ta đã đã bắt gọn các đối tượng chính"- chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu nhận xét. Ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam thưởng nóng cho ban chuyên án. Ảnh HT Sáng nay 29-8, phát...