7 cách tăng cường miễn dịch cho trẻ dưới 3 tuổi trong mùa nóng
Cho trẻ bú sữa mẹ, chế độ dinh dưỡng cân bằng, tiêm đủ vắcxin, không thay đổi nhiệt độ phòng đột ngột giúp bé phòng nhiễm khuẩn tiêu hóa, hô hấp…
Thông tin được các bác sĩ nhi khoa chia sẻ tại hội thảo “Khoảng trống miễn dịch ở trẻ và xu hướng bổ sung kháng thể IgG cho trẻ có miễn dịch khỏe” do Bộ Y tế phối hợp cùng nhãn hàng sữa VitaDaiy vừa tổ chức tại TP HCM. Trước đó, chương trình diễn ra tại Hà Nội và Cần Thơ nhằm góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ em.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hậu, Trưởng khoa dinh dưỡng Bệnh viện Nhi đồng 2 trong phần báo cáo.
Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, hô hấp là hai bệnh nhiễm khuẩn thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi. Giai đoạn chuyển mùa, thời tiết nắng nóng khiến số lượng trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và hô hấp tăng mạnh, nhất là tại khu vực phía Nam. Tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, trong quý I có gần 100.000 lượt trẻ đến khám các bệnh liên quan đến hô hấp và tiêu hóa, tương đương gần 1.300 ca mỗi ngày. Trong số đó, chủ yếu là các bệnh nhiễm khuẩn tiêu hóa, nhiễm khuẩn hô hấp, chiếm tỷ lệ 95%.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Thu Hậu, Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM) thông tin, số lượng trẻ đến khám bệnh viện tăng 20-30%. Dưới đây là một số cách giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
Duy trì cho trẻ bú sữa mẹ
Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ trong những năm tháng đầu đời chưa hoàn thiện. Trẻ cần được bú sữa mẹ để nhận các kháng thể nhằm tăng cường hệ miễn dịch. Tốt nhất nên cho trẻ bú 72 giờ đầu sau sinh để nhận được sữa non, nên duy trì nguồn sữa mẹ cho trẻ ít nhất trong 6 tháng. Những trẻ sinh mổ cần tăng cường bú sữa mẹ do trong quá trình sinh, trẻ không được tiếp xúc với vi khuẩn có lợi của mẹ thông qua đường âm đạo.
Chế độ dinh dưỡng cân bằng
70% hệ miễn dịch nằm ở đường ruột. Dinh dưỡng đầy đủ cung cấp năng lượng cho cơ thể, trong đó có hệ miễn dịch. Trẻ cần ăn đa dạng thực phẩm, đầy đủ 4 nhóm chất đạm, béo, bột đường, vitamin và khoáng chất. Ăn đủ đạm như thịt, cá, trứng, sữa… giúp cơ thể trẻ tạo ra kháng thể. Chất béo có lợi cho miễn dịch như DHA, Omega 3, 6, 9, thường có trong mỡ cá.
Trong nhóm tinh bột, chất xơ rất quan trọng, giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Chất xơ khi được các vi khuẩn có lợi sử dụng tạo thành axit béo chuỗi ngắn, nuôi dưỡng tế bào niêm mạc ở ruột, giúp tế bào miễn dịch phát triển tốt hơn, ngăn vi khuẩn gây bệnh. Chế độ ăn cầu chú trọng rau củ quả như khoai lang, cà rốt, chuối…. Vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, D, E tăng miễn dịch, chống oxy hóa.
Trẻ cần uống đủ nước mỗi ngày. Nước cần cho chức năng của các cơ quan, tiêu hóa cần nước để tống các chất đàm, nhớt, vi khuẩn ra ngoài. Mẹ cho trẻ uống nước theo nhu cầu, sau bữa ăn, sau khi vui chơi, vận động. Dù thời tiết nắng nóng nhưng mẹ cần hạn chế cho trẻ uống lạnh vì cơ thể dễ bị thay đổi nhiệt độ, có thể gây viêm họng, viêm hô hấp…
Ngủ đủ giấc, tăng cường vận động
Hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn nếu ngủ đủ giấc. Thời ngủ mỗi ngày của trẻ sơ sinh khoảng 16-18 giờ, trẻ mới biết đi 12-13 giờ. Trẻ nhỏ cần được ngủ sớm trước 21 giờ. Nếu trẻ ngủ ít hoặc giấc ngủ ngắn vào buổi trưa nên cho bé ngủ tối sớm. Trẻ dưới 3 tuổi cũng cần các hoạt động chạy nhảy, vui chơi. Tăng cường vận động gia tăng hoạt động của hệ miễn dịch.
Tiêm vắcxin đ ầy đủ
Video đang HOT
Vắcxin kích thích cơ thể trẻ sản sinh ra các loại miễn dịch chống lại nhiều bệnh nguy hiểm. Trẻ cần được tiêm đầy đủ vắcxin theo lịch tiêm chủng. Một trong những loại vắcxin cha mẹ cần lưu ý là Rota virus vì loại virus này gây ra tiêu chảy, bệnh tiêu hóa rất nặng, nhất là dưới 5 tuổi. Các loại virus như rhino, cúm, phế cầu có thể gây ra nhiễm khuẩn hô hấp nên cũng cần cho trẻ tiêm phòng ngừa.
Giữ sạch môi trường sống
Trẻ cần vệ sinh thân thể sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với khó bụi, thuốc lá, bụi bẩn, chó mèo… Thời tiết nắng nóng tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển. Sử dụng điều hòa, quạt… làm cơ thể thay đổi nhiệt độ, trẻ khó thích nghi. Cha mẹ nên lưu ý không để cho phòng trẻ thay đổi nhiệt độ đột ngột. Khi cho trẻ từ môi trường nóng sang lạnh hoặc ngược lại cần cho trẻ ở cửa phòng khoảng 5-10 phút. Trẻ ngủ điều hòa cần mặc quần áo dài tay, uống đủ nước.
Hạn chế sử dụng kháng sinh
Loạn khuẩn ruột, mất cân bằng hệ sinh thái trong đường ruột làm suy yếu hệ miễn dịch. Lạm dụng kháng sinh có thể làm suy yếu hệ miễn dịch. Tình trạng kháng kháng sinh còn làm cho điều trị bệnh cho trẻ khó khăn hơn. Khi thấy trẻ đau bụng, mệt mỏi, nôn ói… mẹ cần theo dõi tình trạng sức khỏe của con. Nếu thấy có bất thường nên đưa trẻ đến bệnh viện, không tự ý mua thuốc cho con uống.
Bổ sung kháng thể
Trước 6 tháng, trẻ nhận kháng thể từ từ mẹ truyền sang con trong bào thai nên có hệ miễn dịch khỏe. Từ 6-36 tháng, kháng thể từ mẹ truyền sang con không còn, trong khi cơ thể chưa tự sinh ra đủ kháng thể nên hệ miễn dịch của trẻ yếu và có nguy cơ bị nhiễm bệnh. Giai đoạn này thường gọi là khoảng trống miễn dịch. Mẹ có thể cho con uống bổ sung kháng thể để phòng chống nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, hô hấp ở trẻ. Kháng thể IgG có tác dụng kháng khuẩn trực tiếp, trung hòa nội độc tố vi khuẩn tại đường tiêu hóa, góp phần ức chế tình trạng viêm tại ruột, thúc đẩy tái tạo lớp màng nhầy….
Kim Uyên
Theo VNE
Lật ngược vấn đề: "Con ốm do bố mẹ chứ không phải do điều hòa", mẹ 2 con được hội bỉm sữa nhiệt tình ủng hộ
"Con ốm do bố mẹ không biết cách sử dụng điều hòa đúng, chứ không phải lỗi tại cái điều hòa" - bài viết của chị Quỳnh Anh trên trang cá nhân đã được các mẹ vỗ tay đôm đốp, gật gù đồng tình.
Nhiệt độ những ngày hè tăng cao, nhiều mẹ vẫn ngại không muốn cho con nằm trong phòng điều hòa, hoặc để nhiệt độ rất cao khoảng 28-29 độ vì sợ con bị lạnh, bị ốm. Tuy nhiên, bà mẹ 2 con Hà Thị Quỳnh Anh (vốn là một MC xinh đẹp, hiện đang sống tại Hà Nội) - nổi tiếng với những kinh nghiệm chăm con khoa học, đã lật ngược lại vấn đề. Đó là con ốm do bố mẹ không biết cách sử dụng điều hòa đúng, chứ không phải lỗi tại cái điều hòa. Bài viết của chị Quỳnh Anh trên trang cá nhân đã được các mẹ vỗ tay đôm đốp, gật gù đồng tình, thu hút 2.600 lượt like, 6.400 lượt chia sẻ chỉ sau chưa đầy 1 ngày đăng tải.
Chị Quỳnh Anh và 2 bé: bé trai hơn 2 tuổi và bé gái 10 tháng tuổi.
Quỳnh Anh đưa ra luận điểm của mình: "Các mẹ có thể thấy, ở bệnh viện bật điều hòa 24/24. Em bé đỏ hỏn vừa lọt lòng, hưởng ngay cái mát lạnh của điều hòa. Từ bệnh viện công, tư, quốc tế, mỗi lần đưa con đi khám đều thấy được bật điều hòa từ khắp hành lang đến nhà vệ sinh để các con không bị thay đổi nhiệt độ nóng - lạnh khi ra vào phòng. Tức là, điều hòa được các cơ sở y tế sử dụng ngay cả khi em bé mới sinh hoặc bị ốm, thì hà cớ gì một em bé bình thường khỏe mạnh lại phải kiêng điều hoà? Nằm điều hòa bị ốm - truyền thuyết của những người thiếu hiểu biết. Có chăng, điều hòa chỉ có tội gián tiếp, do cha mẹ không sử dụng đúng cách mà thôi" .
Ốm do virus, vi khuẩn
Trẻ bị ốm là do vi khuẩn, virus, chúng có sẵn trong cơ thể, chỉ chờ cơ hội lộng hành. Hoặc đến từ bên ngoài, do chân tay bẩn của người lớn đem vào trong nhà và lây cho con cái. Mùa hè, thay đổi thời tiết, nóng nực là cơ hội để vi khuẩn sinh sôi, trùng hợp với thời điểm dùng điều hòa, nên gây hiểu lầm là bệnh do điều hòa.
Chị Quỳnh Anh cho rằng, trời nắng này mà các mẹ cứ bắt con phải kiêng điều hòa thì là một "tội ác".
Hai bé được nằm điều hòa từ khi lọt lòng nhưng trộm vía ăn ngoan ngủ sâu, ít ốm vặt.
Sai lầm của bố mẹ là không vệ sinh điều hòa
"Nếu như trẻ bị ốm vì cái điều hòa, thì nguyên nhân là do cha mẹ không vệ sinh sạch sẽ", chị Quỳnh Anh lập luận. Màng lọc ở điều hòa rất rất bẩn, là một ổ vi khuẩn. Việc vệ sinh không hề khó, bố mẹ cần làm thường xuyên, nhất là từ mùa này sang mùa khác. Nếu bố mẹ để điều hòa hàng năm trời không vệ sinh, bật lên xả thẳng vi khuẩn vào mặt con, con bị ốm thì cần phải trách mình chứ không phải điều hòa.
Cần phải dùng điều hòa đúng cách
Trẻ cũng dễ bị ốm do nằm điều hòa, nếu bố mẹ không biết cách giúp con làm quen với sự chênh lệch nhiệt độ. Nguyên nhân ốm là do: thay đổi nhiệt độ đột ngột. "Nói hơi kỳ cục, nhưng trước đây mình nuôi cún cảnh mình biết, đang ở điều hòa mát mà thả chúng ra bên ngoài nóng nực ngay lập tức, nhiều con sốc nhiệt lăn đùng ra chết luôn. Hiểu đơn giản con người cũng vậy thôi, các con đang ở trong phòng mát, nhiệt độ cách biệt với nhiệt độ thực đến cả chục độ; mở cửa bế thốc con ra ngoài luôn, thay đổi nhiệt độ đột ngột con không ốm mới lạ", chị Quỳnh Anh chia sẻ.
Vì vậy, muốn dùng điều hòa để con không bị ốm, trước khi đưa con ra khỏi môi trường điều hòa, mẹ phải tắt điều hòa đợi đến khi phòng tăng nhiệt độ, không cách biệt nhiều so với nhiệt độ ngoài trời. Để con thích nghi từ từ và không bị sốc nhiệt, trước khi có dự định đưa con ra khỏi điều hòa, hãy nhớ tắt điều hòa trước 20-30 phút mới là thời gian đủ để cơ thể ổn định nhiệt độ.
Hình ảnh bé Ryn quấn kén ngủ điều hòa từ khi mới lọt lòng.
Và anh trai, em gái vẫn luôn được ở trong một căn phòng mát mẻ.
Trẻ đang có mồ hôi lại nằm trong phòng điều hòa
Chị Quỳnh Anh chỉ ra thêm một lỗi nữa của người lớn, là khi ủ em bé nóng vã hết mồ hôi mà không biết. Nóng quá, người lớn không chịu nổi lại bật điều hòa cho mát. Vô tình điều này khiến trẻ đang bị nóng, gặp gió lạnh điều hòa sẽ bị ốm. Nói cách khác, lỗi là do người lớn mà ra hết, đừng đổ lỗi cho điều hòa.
Không bao giờ để ý đến độ ẩm phòng khi sử dụng điều hòa
Bật điều hoà thường làm khô độ ẩm trong phòng, dẫn đến tình trạng mất nước làm trẻ bị khô mũi - họng, dẫn tới ho, viêm mũi, viêm họng. Khi dùng điều hoà phải kết hợp với cấp ẩm, bằng cách để khăn ẩm, nước trong phòng, dùng máy phun sương tạo ẩm... Bố mẹ cần sắm một cái nhiệt ẩm kế để luôn theo dõi được nhiệt độ, độ ẩm trong phòng. Không bao giờ được ỷ lại vào nhiệt độ đang hiển thị trên điều hoà.
Nhiệt độ phòng thích hợp cho bé sơ sinh là khoảng 24-26 độ. Còn phụ thuộc vào việc mẹ mặc gì cho bé khi ngủ, tuỳ thể trạng của bé mà xê dịch ở ngưỡng an toàn. Không phải tự nhiên mà các chuyên gia đưa ra ngưỡng đó. Nhiều mẹ cho rằng như vậy là quá lạnh, người lớn còn không chịu nổi. Không nên so sánh mức chịu lạnh của em bé với mức của người trưởng thành, và càng không nên so sánh với người già.
Trẻ con ốm là do người lớn không biết cách sử dụng điều hòa đúng, chứ không phải do điều hòa.
"Hơn nữa nhiệt độ này được khuyên là thích hợp với một em bé sơ sinh mặc quần áo liền thân và được quấn, thậm chí nhiều mẹ cẩn thận đi bao tay chân và đội mũ nữa, chứ không phải một em bé cởi truồng. Nên không có chuyện người lớn cảm thấy lạnh có nghĩa là con chết rét. Ngược lại mát thế con mới thoải mái, ăn no, ngủ kỹ, vui vẻ không cáu kỉnh, bứt rứt",chị Quỳnh Anh chia sẻ thêm.
"Để kiểm soát nhiệt độ trong phòng, các mẹ nên sử dụng một chiếc nhiệt kế đo nhiệt độ phòng và độ ẩm phòng. Không lấy mốc nhiệt độ điều hòa làm tiêu chuẩn, vì nhiệt độ trong phòng gần như không bao giờ bằng nhiệt độ hiển thị trên điều hòa. Kiểm soát được nhiệt độ và độ ẩm, dùng điều hòa đúng cách, sẽ không bao giờ lo con ốm do sử dụng điều hòa nữa! Tự tin mà bật điều hòa đi các mẹ, nóng thế này không có điều hòa thì phải chịu, chứ có mà không cho con hưởng là 'tội ác' đấy", chị Quỳnh Anh vui vẻ nhấn mạnh.
Hai anh em vẫn quấn kén, nằm trong túi ngủ mỏng ngay giữa mùa hè.
Những kinh nghiệm trên được chị Quỳnh Anh đúc kết từ quá trình chăm con và những kiến thức khoa học tham khảo. Trên thực tế, 2 bé nhà chị Quỳnh Anh đều nằm ngủ ngon ở nhiệt độ khoảng 25 độ C, trong trạng thái túi ngủ mỏng, từ bé đến lớn. Con vẫn luôn ăn no ngủ kỹ và ít đau ốm vặt. Nhiều khi nằm trong phòng cùng con, bố mẹ vẫn thấy hơi rét cần phải quấn chăn ngủ nữa.
Vấn đề trong bài, chị Quỳnh Anh nói đến nhiệt độ phòng chứ không phải nhiệt độ hiển thị trên máy điều hòa. Bởi không có một con số cụ thể nào cho tiêu chuẩn bật điều hòa cả. Nhiệt độ bao nhiêu còn phụ thuộc vào công suất máy, máy cũ hay mới, phòng rộng hay hẹp, con mặc gì khi đi ngủ, nhiệt độ ngoài trời chênh lệch ra sao?.... Phải luôn theo dõi nhiệt độ phòng, theo dõi biểu hiện của con nóng hay lạnh mà tuỳ chỉnh. Cuối cùng, cái điều hòa chẳng có tội tình gì mà chỉ là do người sử dụng không đúng cách. Kể cả máy phun sương tạo ẩm hay bất gì máy móc nào khác cũng vậy, tốt khi sử dụng đúng và hại khi không chịu tìm hiểu.
Theo Helino
Mùa hè rồi, đừng quên ăn quả mận vì những lợi ích sức khỏe của nó như thế này cơ mà Ăn mận hàng ngày có liên quan đến việc cải thiện nhận thức, sức khỏe của xương và chức năng tim mạch. Hơn nữa, mận không có khả năng làm tăng lượng đường huyết trong máu đột ngột. Mận có khả năng bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm chất xơ và chất chống oxy hóa, chống viêmvà tăng cường trí nhớ...