7 cách phòng tránh vi khuẩn tại các phòng tập thể dục
Hầu hết các phòng tập thể dục đều chỉ vệ sinh thiết bị tập một cách sơ sài, do đónó có thể gây ra các ảnh hưởng xấu đến cơ thể.
Hầu hết các phòng tập thể dục đều chỉ vệ sinh máy chạy bộ và các thiết bị tập một cách sơ sài, do đó đây có thể là điều kiện cho vi khuẩn ẩn nấp và xâm nhập vào cơ thể gây ra các ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Dưới đây là 7 cách để giảm nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn tại trung tâm tập gym hàng ngày của bạn.
Đi dép tông trong phòng tắm và thay đồ
Sàn nhà trong phòng tắm là trung tâm của các loại vi khuẩn. Nếu bạn đi chân trần và thậm chí bàn chân có vết xước, vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập và gây ra các chứng viêm hay nhiễm trùng. Do đó, hãy đi dép lê hay ít nhất là một đôi tông để đảm bảo cách ly làn da nhạy cảm của bạn với sàn nhà. Nhớ điều tương tự với những khu vực thay quần áo, phòng tắm hơi và bất cứ nơi nào khi bạn đi chân đất.
Thường xuyên khử trùng túi đồ tập
Túi thể thao của bạn là một thứ có thể dễ dàng bị quăng khắp các nơi khác nhau: sàn xe, phòng thay đổi, bể bơi, tủ gửi đồ, hoặc thậm chí sàn nhà vệ sinh công cộng. Điều này có nghĩa là bạn đang gia tăng nguy cơ tiếp xúc với vi trùng ở khắp mọi nơi.
Do đó, hãy nhớ mang theo một chai thuốc xịt khử trùng trong túi thể thao để bạn có thể phun sương bề mặt túi trước khi mang vào nhà và để trong góc tủ.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Uống nước từ chai riêng
Norovirus là một loại virus đường ruột rất dễ lây, có thể dễ dàng lây qua bình nước và ca cốc dùng chung ở chốn công cộng. Những người tập có thể phải uống chung cốc hay thậm chí làm bẩn nước bằng nhiều cách mà họ không nhận ra.
Để tránh trường hợp trên, hãy mang một chai nước riêng để sử dụng (tốt nhất là lấy luôn nước tại nhà hay cơ quan). Ngoài ra, hãy cẩn thận lức mở và đóng chai – bạn sẽ chuyển vi khuẩn từ bàn tay mình vào chai, và cuối cùng, đến chính miệng của bạn. Tốt nhất là rửa sạch tay trước khi dùng (đằng nào thì bạn cũng không nên uống nước giữa lúc đang tập).
Mang thảm tập riêng của bạn
Đối với một số bộ môn như yoga hay thiền, thảm tập là dụng cụ không thể thiếu. Đây cũng là môn tập mà bạn phải tiếp xúc với mặt sàn thường xuyên. Lựa chọn tốt nhất là sử dụng thảm tập riêng và đảm bảo vệ sinh sạch sẽ chúng thường xuyên.
Nếu bạn đang sử dụng thảm của phòng tập, nhớ làm vệ sinh bằng một loại nước lau kháng khuẩn hoặc gel tay và đặt một tấm khăn sạch lên bề mặt. Ngoài ra, bạn có thể mua vớ chống trượt hoặc giày được thiết kế đặc biệt cho yoga, để không phải tiếp xúc mặt sàn bằng đôi chân trần.
Ảnh minh họa
Giữ khoảng cách nhất định
Các lớp tập đông đúc khiến cho việc hít thở và nhiễm các loại vi trùng – đặc biệt là cúm trở nên đương nhiên. Để phòng tránh, bạn cần tự nâng cao sức đề kháng của bản thân thông qua chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.
Bạn cũng cần cố gắng giữ một khoảng cách hợp lý (ví dụ, hai chiều dài cánh tay) giữa bản thân và bất cứ ai đang có triệu chứng ho, cúm hay bệnh ngoài da. Khi tập trên các thiết bị thể dục trong giờ thấp điểm, hãy chọn chiếc máy nào để bạn không phải đứng ngay cạnh người khác
Rửa tay thường xuyên
Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước, hoặc sử dụng gel tay diệt khuẩn trước và sau giờ tập. Rửa tay thường xuyên là một thói quen được khuyến khích quanh năm, và đặc biệt quan trọng trong mùa cúm. Làm như vậy sẽ ngăn bạn đưa mầm bệnh vào phòng tập thể dục, hoặc để lại phòng tập những vi trùng mà bạn đã tiếp xúc.
Ảnh minh họa
Tránh chạm vào da mặt
Từ việc sử dụng thường xuyên các dụng cụ tập và tiếp xúc bằng bàn tay và làn da trần, một phần của cơ thể của bạn đã được tiếp xúc với vi trùng trong thời gian tập luyện.
Do đó, cố gắng không để chúng chạm vào khuôn mặt bạn, đẻ tránh vi trùng bạn xâm nhập cơ thể qua đường mũi, tai và miệng. Đừng quên mang một chiếc khăn sạch sẽ để bạn có thể lau mồ hôi chảy trên mặt mà không cần phải sử dụng lòng bàn tay trần.
Theo VNE
Phòng tránh ngộ độc khi ăn khoai mì
Ngộ độc cấp khoai mì (cu săn) rất hay xảy ra ở trẻ em.
Bên cạnh tác nhân "kinh điển" là khoai mì mới đào lên chế biến không an toàn, còn có tác nhân mới là khoai mì cao sản, loại cây công nghiệp trồng phổ biến nhưng người dân chưa rõ độc tính, gây nên những trường hợp ngộ độc trầm trọng.
Ảnh: Quốc Ngọc
Độc chất trong khoai mì
Chất gây độc trong khoai mì là limanarin, một cyanogenic glucoside, nếu nuốt lượng nhiều sẽ dẫn đến ngộ độc cyanide điển hình với bệnh cảnh lâm sàng ngạt do thiếu oxy tế bào. Liều ngộ độc ở người lớn là 20mg, ở trẻ em liều tử vong là 1mg/kg. Khoai mì độc có đặc điểm củ nhỏ, trong, dẻo, có vị đắng. Độc chất có nhiều trong đầu củ, vỏ lụa và cuống lá. Khoai mì cao sản dùng trong công nghiệp chế biến bột ngọt, mì ăn liền, glucose, phụ gia dược phẩm, rượu... có hàm lượng cyanogenic glucoside (60 - 150mg/kg) nhiều hơn khoai mì thường (20 - 30mg/kg).
Ngộ độc cấp khoai mì diễn qua ba giai đoạn: giai đoạn đầu, vài giờ sau khi ăn xuất hiện triệu chứng ói, nhức đầu, chóng mặt, sau đó thở nhanh, khó thở, rối loạn nhịp tim. Giai đoạn hai, xuất hiện triệu chứng co giật, da ẩm và lạnh, mạch yếu và nhanh, tăng trương lực cơ. Giai đoạn muộn: hôn mê, hạ huyết áp, loạn nhịp tim phức tạp, phù phổi, trường hợp nặng sẽ tử vong trong tình trạng co giật. Do diễn tiến nhanh nên trong điều trị ngộ độc khoai mì cấp, thời gian cấp cứu là yếu tố quyết định.
Luộc, ăn đúng cách
Để phòng ngừa ngộ độc khoai mì, điều trước tiên là không ăn khoai mì cao sản, khoai mì lâu năm, khoai mì có vị đắng, đọt khoai mì. Giải độc trong chế biến khoai mì bằng cách bỏ vỏ, cắt bỏ đầu củ, ngâm lâu trong nước, khi nấu mở nắp nồi cho bay hơi độc chất, hoặc vô hiệu hoá hoạt động của độc chất bằng cách cắt lát, phơi khô. Không ăn nhiều quá, đặc biệt ở trẻ em cần thận trọng vì dễ ngộ độc và bị nặng hơn người lớn.
Theo VNE
6 bước phòng tránh xuất tinh ra máu Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh cũng các bác sĩ cũng đưa ra một số biện pháp có hiệu quả trong việc hỗ trợ và phòng ngừa bệnh xuất tinh ra máu. Quan hệ tình dục an toàn: chung thủy một vợ một chồng, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục Tránh lo lắng, căng thẳng: Đây là nguyên...