7 cách nâng cao chất lượng “tinh binh”
Thật tai hại nếu số lượng “tinh binh” ít và “xung trận” quá nhanh. Lúc này, phái mạnh cần phải có cách để chúng thêm hùng hậu.
1. Tránh mặc quần chật
Dù là quần trong hay ngoài, nếu quá chật đều khiến “cậu nhỏ” ngạt thở do nhiệt độ tăng cao. Theo nghiên cứu gần đây, môi trường quá nóng hoặc quá lạnh đều ảnh hưởng xấu tới chất lượng tinh trùng.
Độ chênh nhiệt độ thích hợp nhất đảm bảo an toàn cho “cậu nhỏ” cũng như đội quân tinh binh dao động trong khoảng 37 /- 4. Chất lượng của tinh trùng cũng là một trong những nhân tố quan trọng quyết định tố chất con bạn sau này. Do đó, bất kể là khi làm việc, lái xe hay nghỉ ngơi, nam giới cần đặc biệt “nới lỏng” không gian cho “cậu nhỏ”.
2. Nói không với ngâm bồn tắm nước nóng
Nếu ngâm mình trong bồn nước nóng 40 độ trong vòng nửa tiếng đồng hồ chất lượng tinh trùng sẽ giảm. Trong môi trường nhiệt độ cao, khả năng thích ứng của những tinh trùng vốn đã nhạy cảm lại càng thêm “yếu sức” để kháng cự với cái nóng trong thời gian dài.
3. Hạn chế rượu và thuốc lá
Video đang HOT
Nghiên cứu cho thấy, rượu cồn và thuốc lá không chỉ gây hại cho gan và thận mà còn làm yếu “tinh binh”. Nếu mang thai khi “yêu” trong cơn say, trẻ sinh ra có thể trạng yếu, sức đề kháng kém hơn những đứa trẻ bình thường khác.
4. Tránh lạm dụng thuốc
Bất kể là thuốc trợ “yêu” hay những loại thuốc trị bệnh thông thường đều cần hạn chế. Một số thành phần hóa học trong thuốc sẽ chiến đấu với “đội tinh binh” và kết quả là, đội quân tinh binh sẽ “hy sinh” quá nhiều, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.
5. Ổn định cân nặng
Lượng mỡ hay cholesterol quá nhiều trong cơ thể đều khiến số lượng và chất lượng đội tinh binh giảm đáng kể. Chỉ số cơ thể phù hợp nhất là từ 20-25 (tính theo công thức đo chỉ số cơ thể quốc tế).
6. Dinh dưỡng hợp lý
Đừng viện cớ công việc vất vả hay bất kỳ nguyên do nào khác khiến bạn sao nhãng việc chăm sóc bản thân. Thiếu bất kỳ loại dinh dưỡng nào đều ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của bạn, đặc biệt là sức khỏe sinh sản.
7. Duy trì khám bệnh định kỳ
Nếu có bất kỳ điểm nghi vấn hay hiện tượng lạ nào phát sinh, cần phải đi khám kịp thời. Tốt nhất nên duy trì kiểm tra định kỳ, kiểm tra một cách toàn diện để nhanh chóng chữa trị bệnh kịp thời (nếu phát hiện bệnh).
Theo Phạm Hằng
Tiền phong/Sina
Tinh dịch đông đặc: căn bệnh "đáng gờm"
1. Mình nghe nói có một căn bệnh gọi là tinh dịch đông đặc, bệnh này là như thế nào và có nguy hiểm không? (boy_haiduong@gmail...)
Trả lời:
Chào bạn!
Đúng là có căn bệnh tinh dịch đông đặc đấy, và bệnh này vô cùng đáng gờm. Bình thường, tinh dịch khi vừa "phóng" ra khỏi cơ thể XY là những cục tinh dịch ngưng kết đặc quánh, có màu vàng đậm, sau đó đục dần và trong vòng từ 5 - 30 phút sẽ biến thành chất lỏng. Đó là ở những boy khỏe mạnh.
Còn ở những XY mắc bệnh tinh dịch đông đặc thì sau khi xuất ra ngoài, tinh dịch không thể hóa lỏng hoặc chảy ra nhưng có lẫn những khối vón cục (chiếm trên 10% dung tích). Bệnh này rất nguy hiểm vì nó có thể khiến cho "khổ chủ" mất khả năng làm papa đấy!
2. Em nghe nói ai mắc bệnh tinh dịch đông đặc thì rất khó có thể có baby. Em rất băn khoăn không hiểu làm sao để biết là mình có bị mắc bệnh này hay không? Và tại sao người mắc bệnh lại không thể có con được? (Ngọc Tuấn, Hải Phòng)
Trả lời:
Tuấn thân mến!
Bệnh tinh dịch đông đặc không khó để "nhận diện" nếu các boy quan tâm chú ý đến cơ thể mình. Bình thường, khi tinh dịch ra ngoài cơ thể, sẽ hóa lỏng trong vòng 5 - 30 phút. Còn nếu sau khi "phóng" ra ngoài tới 60 phút mà tinh dịch vẫn đông đặc hoặc trên 10% dung tích có những khối vón cục thì đó là hiện tượng tinh dịch không hóa lỏng.
Ở những boy khỏe mạnh, tinh dịch đã hóa lỏng là một thể dịch đồng nhất có tính lưu động cao, không có lẫn sợi hoặc lẫn một ít sợi nhỏ nhưng khều lên sẽ bị đứt. Trạng thái lỏng cùng với tính lưu động này giúp cho "tinh binh" trong tinh dịch dễ dàng di chuyển, tiến sâu vào "cấm cung" của XX để có thể kết hợp với trứng và thụ thai. Trong khi đó, ở những "khổ chủ" mắc bệnh, "tinh binh" lại mất khả năng di chuyển do bị "cầm tù" trong dịch đặc, không thể tiến sâu vào "cấm cung" để kết hợp với trứng. Đó là lí do tại sao XY nào mắc bệnh này lại không thể có baby được đấy.
3. Có phải ít khi "tự sướng" thì sẽ dễ mắc bệnh tinh dịch đông đặc không? Mình hơi lo lắng vì mình rất ít khi "tự sướng" (có khi vài tháng mới 1 lần thui). Mình sợ cứ "ứ đọng" trong đó lâu thì tinh dịch sẽ dần dần bị... đông đặc mất. Mình có nên tăng số lần "tự sướng" lên nhiều hơn không? (Quốc Toàn, Hà Nội)
Trả lời:
Bạn Toàn thân mến!
Xin nói ngay để bạn yên tâm là "tự sướng" nhiều hay ít không hề liên quan dính dáng gì đến căn bệnh này đâu nhé. Thủ dâm nhiều hay ít chỉ giải quyết vấn đề sinh lý của mỗi XY thui, thậm chí thủ dâm quá nhiều còn gây hại cho sức khỏe í chứ. Cho nên bạn hãy hoàn toàn yên tâm với "mật độ" ít ỏi của mình nhé. "Mỗi cây mỗi hoa" mừ.
Thêm nữa, cho dù bạn có "xuất quân" hay không thì tinh dịch vẫn nằm yên vị trong túi tinh, không "tụ tập" lại với nhau gây đông đặc đâu, nên bạn không phải lo lắng nha! Hãy cứ ăn ngủ điều độ, giữ vệ sinh "cậu nhỏ" sạch sẽ và thoáng mát, đi khám ngay khi thấy có dấu hiệu bất thường ở "vùng kín" là chăm sóc tốt cho "cậu nhỏ" và có thể an tâm về tinh dịch rùi.
4. Mình muốn hỏi có phải XY nào bị tinh dịch đông đặc thì khi xuất tinh sẽ rất đau phải không (vì... đặc quá mừ). Và căn bệnh "đáng ghét" này từ đâu ra vậy? (boy_hathanh@yahoo...)
Trả lời:
Chào bạn!
Đúng như bạn nói, ở những boy bị tinh dịch đông đặc, do độ đặc dính của tinh dịch quá cao nên có thể dẫn đến xuất tinh khó khăn hay bị đau, thậm chí đôi khi lẫn những giọt trắng hay máu nữa đấy. Nói chung những triệu chứng này tùy theo nguyên nhân gây bệnh, "gốc gác" bệnh là gì sẽ có những biểu hiện bệnh tương ứng.
Theo Đông y, tinh dịch là một loại âm dịch được tạo ra ở tạng thận nên sự hóa lỏng của nó có liên quan trực tiếp đến chức năng khí hóa của thận. Nếu như thận có vấn đề, các chất sẽ bị ứ đọng, quá trình khí hóa của tạng thận sẽ bị trục trặc dẫn đến tinh dịch không thể hóa lỏng được. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác, song chủ yếu do cơ địa của từng người bạn ạ.
5. Có nhiều "boys xui xẻo" bị mắc bệnh này không? Và có thể chữa được nó không vậy? (Văn Đồng, Hà Nội)
Trả lời:
Bạn Đồng thân mến,Bệnh tinh dịch đông đặc này "hoành hành" khá dữ dội đấy. Theo các thống kê thì trong số XY vô sinh, có tới 10% các trường hợp là do tinh dịch không thể hóa lỏng được đấy.
Bệnh này có thể cải thiện được bằng Đông y và cả Tây y nữa. Tuy nhiên, mỗi "khổ chủ" thích hợp với một bài thuốc hoặc một cách điều trị khác nhau, do đó bác sĩ sẽ dựa vào từng triệu chứng cụ thể và thể tạng của từng bệnh nhân để tìm ra phương pháp chữa bệnh tốt nhất.
Xoắn tinh hoàn: căn bệnh nguy hiểm "Thoát hiểm" trong gang tấc Sau khi tan học về nhà, M.Tuấn (Đội Cấn-Hà Nội) đột nhiên cảm thấy đau dữ dội ở khu vực "đèn dầu". Khi kiểm tra, Tuấn phát hoảng vì thấy túi bi đôi của mình đột nhiên bị sưng to. Do ở nhà một mình nên Tuấn chỉ nên giường nằm nghỉ và âm thầm chịu đựng. Mai...