7 cách để giải trí khi bạn bị mắc kẹt ở nhà vì dịch Covid-19
Hãy học cách tận hưởng thời gian phải ở nhà vì dịch Covid-19 bằng cách xem phim, đọc sách, nghỉ ngơi, thậm chí là cắm trại…
Việc phải ở nhà trong nhiều ngày để tránh sự lây lan của dịch Covid-19 thay đổi hoàn toàn thói quen sinh hoạt của bạn. Không được gặp gỡ bạn bè, không được đi du lịch, không thể có một bữa tối cuối tuần lãng mạn ở một địa điểm tuyệt vời, không được đi xem phim ở rạp… có thể khiến bạn chán nản.
Tuy nhiên, hãy học cách tận hưởng thời gian nghỉ ngơi hiếm hoi trong cuộc sống bận rộn của mình bằng rất nhiều cách đơn giản.
1. Học cách nghỉ ngơi để thư giãn tâm trí
Với nhiều người vẫn đang phải làm việc tại nhà, sẽ rất khó để tách bạch được đâu là thời gian làm việc, đâu là thời gian thư giãn. Chỉ vì ở nhà không có nghĩa công việc của bạn dễ dàng hơn. Thậm chí, nó còn gây căng thẳng khi bạn phải chăm sóc người lớn tuổi hay những đứa con nghịch ngợm của mình cả ngày.
Khi ở nhà và không có nơi nào khác để đi, bạn có thể cảm thấy tội lỗi nếu dành thời gian cho riêng mình. Nhưng việc đó cần thiết cho sức khỏe tinh thần của bạn.
Hãy lên kế hoạch dành cho mình ít nhất một ngày cuối tuần thực sự chỉ để nghỉ ngơi, không công việc, ngủ đủ giấc. Hãy thay phiên với những người lớn trong gia đình để san sẻ trách nhiệm chăm sóc con cái cho nhau. Còn khi bạn là trụ cột duy nhất trong nhà, hãy tận hưởng thời gian chơi đùa và cùng làm những việc thú vị với các con như nấu ăn, chăm sóc cây cảnh, đọc sách…
2. Bơi trong nhà, tại sao không?
Được ngâm mình trong làn nước mát lạnh hay ấm áp (tùy vào thời tiết) luôn khiến bạn cảm thấy thư giãn.
Nếu có sân vườn, chỗ đậu xe, hoặc thậm chí chỉ là khoảng trống đủ rộng trong nhà, hãy đặt mua một chiếc hồ bơi bơm hơi, hồ bơi nhựa hoặc hồ bơi cao su, bơm nước vào tận hưởng.
Trẻ em sẽ rất thích thú khi được chơi đùa trong nước. Còn với những người lớn, hãy chọn chỗ có ánh nắng chiếu vào, đặt bên cạnh một ly rượu hoa quả, một cuốn sách, bạn sẽ có cảm giác như mình đang được đi du lịch ở một bãi biển tuyệt đẹp.
3. Biến nhà thành rạp chiếu phim
Dù bạn ở một mình hay với gia đình, thì có một không gian phù hợp để xem phim sẽ khiến bạn thư giãn, thả hồn mình đến những thế giới khác nhau.
Nếu có đủ thiết bị, hãy chiếu phim lên bức tường trắng và phẳng, kết nối âm thanh với những chiếc loa công suất lớn. Nếu không thì chỉ cần quây quần bên chiếc tivi, tắt bớt điện để tạo cảm giác như đang ở trong rạp phim. Đừng quên những món ăn vặt với nước ngọt.
Bạn có thể trải qua đủ mọi cảm xúc từ những phim bom tấn, phim hài, phim tâm lý, phim hành động, phim kinh dị… Thời gian sẽ trôi qua rất nhanh khi xem phim.
Video đang HOT
4. Cắm trại
Mặc dù các khu cắm trại, các công viên đã đóng cửa, bạn vẫn có thể tận hưởng trải nghiệm cắm trại tại nhà.
Nếu có sân rộng hoặc tầng thượng, bạn có thể sử dụng những chiếc lều có không gian lớn, thêm võng, rải thảm để ngồi ăn tối. Nấu nướng ngoài trời, làm lửa trại, chơi trò chơi và cùng ngắm sao… cả bạn và những đứa trẻ sẽ thực sự vui vẻ.
Còn nếu bạn ở những khu chung cư không có sân, hãy dựng lều ở ban công hoặc ở góc nhà. Sẽ không có bất kỳ khác biệt gì khi ở trong lều được dựng ngoài sân hay ở trong nhà. Bạn chỉ cần đặt những chiếc gối mềm xung quanh, thêm một chút ánh sáng dịu nhẹ trong lều, đọc sách hoặc kể những câu chuyện thú vị.
5. Du lịch ảo
Có rất nhiều người phải hủy bỏ các chuyến du lịch mùa xuân do dịch bệnh Covid-19 bùng nổ trên khắp thế giới. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể trải nghiệm nhiều chuyến đi khác nhau ngay từ chính ngôi nhà của mình.
Các tour du lịch ảo hiện đang rất phát triển, giúp bạn có thể dễ dàng khám phá các di tích lịch sử, tôn giáo và văn hóa trên khắp thế giới. Bạn có thể xem Grand Canyon qua các bức ảnh 360 độ trong chuyến tham quan ảo khảo cổ học, đi bộ ảo qua con đường đất đến Phantom Ranch nổi tiếng, hoặc chèo thuyền trên sông Colorado, đi bộ trên Vạn Lý Trường Thành…
Các bức ảnh 360 độ, các video và âm thanh sống động khiến bạn cảm giác như mình đang được đi du lịch thật sự.
6. Tham quan vườn thú hoặc thủy cung
Cũng giống như du lịch ảo, các chuyến tham quan ảo mà nhiều sở thú và thủy cung đang cung cấp cũng khiến thời gian bị cách ly ở nhà của bạn thú vị hơn. Nếu là người yêu động vật, bạn sẽ không thể bỏ lỡ những chuyến tham quan ảo này.
Ví dụ, Sở thú Cincinnati tổ chức mỗi ngày một chuyến tham quan tại nhà vào lúc 15h (giờ địa phương) thông qua ứng dụng Facebook Live. Sở thú San Diego có vô số các camera quay hình trực tiếp cuộc sống của gấu bắc cực, gấu trúc, chim cánh cụt và hàng loạt các loài thú khác…
7. Học hỏi thêm một chút kiến thức văn hóa
Với sự giúp đỡ của Google, nhiều bảo tàng cũng đã bắt đầu cung cấp các tour du lịch ảo, cho bạn cơ hội nhìn thấy nhiều hơn những gì bạn có thể có trong một kỳ nghỉ thực tế. Bạn có thời gian cả ngày để nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn về các nền văn hóa, các hiện vật và lịch sử của nó.
Một số bảo tàng có các tour du lịch ảo như Bảo tàng Anh tại London, bảo tàng Museé d’Orsay ở Paris (Pháp) hoặc Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại và Đương đại Quốc gia tại Seoul (Hàn Quốc)./.
Thanh Giang
Xu hướng đời sống gia đình trong đại dịch COVID-19
Không ăn ngoài, không giải trí, xem phim, uống cà phê, không đi du lịch... Dù kinh tế có thiếu hụt đôi chút, nhưng đây là những ngày sống chậm đầy ý nghĩa của gia đình
Trong một bài phỏng vấn với tạp chí Dezeen ngày 9/3/2020, bà Li Edelkoort người được xem là một trong những chuyên gia dự đoán xu hướng (trend forecaster) có tầm ảnh hưởng nhất thế giới hiện nay đã nói: "Vi-rút Corona tặng chúng ta trang giấy trắng cho một khởi đầu mới".
Trang giấy trắng ấy, biết đâu chừng, lại là một trang giấy giúp chúng ta vẽ lại đời sống hôn nhân của mình. Một đời sống vốn đã chất chứa quá nhiều điều khiến ta phiền lòng".
Bà Li Edelkoort dự báo: "Chúng ta sẽ có trong tay một trang giấy trắng cho một khởi đầu. Tái định hướng và khởi động lại sẽ cần rất nhiều sự thấu suốt".
Xây dựng lại các giá trị gia đình
Ngồi nói với nhau về dịch khi những con số chưa gây hoảng hốt như bây giờ, chị Ngọc Xuyến - một nhà đầu tư chứng khoán thú nhận: "Nhờ có COVID-19 mà tôi trở nên... đàn bà hơn bao giờ hết".
Biết không gian ở nhà chật hẹp, nhưng hai vợ chồng đôi khi cứ sống theo ý mình, lễ tết hay cuối tuần gì phần ai nấy sống - nhân danh sự riêng tư. Nhờ những ngày nghỉ dịch thế này, chị dành hết thời gian chăm chút cho chồng con từng bữa ăn, sáng tối đủ đầy.
Chị nói: "Phải biết tiết chế mình hơn, để không phải cãi nhau trước mặt con". Bỗng thấy mọi thứ chẳng khó khăn như mình nghĩ. Giờ đây, tính nữ trong chị dường như được bộc lộ mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Yêu bếp, chăm con chăm chồng, thường xuyên hỏi han sức khỏe cha mẹ hai bên.
Rất nhiều thứ mà bao nhiêu năm lấy chồng, giờ chị mới thấy mình chu toàn nhất. Chị tếu táo: "Chắc phải cảm ơn đại dịch, tự dưng lại làm ấm lên một cuộc hôn nhân tẻ nhạt sau khi cưới hơn 10 năm. Giờ vợ chồng tự nhiên tôn trọng nhau hẳn".
Nền tảng gia đình là một điều mà ai khi lập gia đình cũng kỳ vọng đưa lên làm tiêu chí đầu tiên cho cuộc hôn nhân của mình. Nhưng vì rất nhiều lý do, chúng ta cứ sống như bị rượt đuổi. Đi làm, quan hệ xã hội và về nhà đôi khi chỉ để nói với nhau vài câu rồi ngủ.
Chúng ta quên rằng, các giá trị gia đình chính là sự quan tâm, tôn trọng dành cho nhau. Lòng chung thủy, sự hiếu thuận với gia đình hai bên, giáo dục con cái... là những thứ phải được chăm sóc và tưới tắm hằng ngày.
Bỏ các thói quen cũ
Tuấn - giảng viên của một trường trung cấp dạy nghề, viết lên trang cá nhân của anh: "Không gặp gỡ, không lai rai, không vài chai... mà sao thấy cũng bình thường"... Dòng trạng thái nhận được biết bao cảm xúc từ bạn bè.
Ai cũng biết, Tuấn nổi tiếng ưa nhậu. Cứ sau giờ làm việc là anh đi nhậu. Diệu, vợ anh, như đã quen nên chẳng còn cằn nhằn khóc lóc như lúc mới cưới. Tuấn bảo mình không nhậu nhiều, nhưng nhớ không khí náo nhiệt tưng bừng của mỗi lần tụ tập, nên đến giờ là phải uống một vài chai. Nếu không, Tuấn cứ bứt rứt không yên. Rồi dịch bệnh ập đến, dù muốn hay không Tuấn cũng phải ở nhà.
Một việc tưởng chừng đơn giản là đi làm về nhà, chơi với con, phụ vợ nhặt rau, lau nhà... mãi đến sau bảy năm trời, Tuấn mới đón nhận và cảm thấy điều đó cũng "vui vui". Rồi sẽ có rất nhiều thói quen được từ bỏ trong những ngày này.
Thói quen tụ tập bạn bè, thói quen lê la phố xá, thói quen mua sắm... Tất cả thói quen cũ sẽ được lược bỏ đi như chính chúng ta đang cai nghiện những thú vui cho mình.
Cách ly tiêu dùng và sống giản đơn
Chúng ta đang bị nhấn chìm trong một xã hội tiêu dùng, mua sắm và không biết tự hài lòng với bất cứ điều gì. Bà Li Edelkoort cũng có nhắc đến điều này: "Có vẻ như chúng ta đang bước vào một thời kỳ cách ly tiêu dùng, chúng ta sẽ phải học cách hài lòng với một cái váy giản đơn. Vi-rút sẽ gây ảnh hưởng lên văn hóa và mang tính quyết định trong việc xây dựng một thế giới mới hoàn toàn khác biệt".
Chị Ngọc Xuyến là người nghiện mua sắm áo quần đến mức không thể kiềm chế được. Vui chị cũng đi mua, buồn lại càng đi mua. Trong thời gian chờ cuộc hẹn, chị lại đi mua sắm. Đôi khi đang trên đường đến chỗ hẹn, chị ghé vào một trung tâm thương mại, mua bộ khác thay, chỉ để cho vui vậy thôi.
Những ngày ở nhà "trốn dịch", nhìn tủ áo quần "muốn điên luôn", nên đây là cơ hội cho mình sắp xếp gọn gàng, phân loại và nhân tiện tập phối các món lại với nhau. "Thật vui là hơn một tháng trời không đi mua quần áo mới, vẫn thấy cuộc sống cũng bình thản trôi"- chị nói.
Tìm lại sở thích
Tâm An là trưởng phòng kế hoạch của một công ty sản xuất có vốn Trung Quốc, dịch bệnh xảy ra bất ngờ, công ty cô tạm ngưng sản xuất. Thời gian ở nhà, Tâm An chợt nhận ra mình đã bỏ quên quá nhiều sở thích.
Nhìn giá sách đầy bụi, Tâm An thở dài. "Mình đã từng mê đọc sách biết bao, thèm hít hà ngửi mùi giấy mới, từng thức trắng đêm để đọc cho xong một cuốn sách. Vậy sao bây giờ lại thế này?". Lần đầu tiên sau rất nhiều năm, Tâm An có nguyên một tuần đọc xong hai cuốn sách.
Những ngày căng ra vì những thông tin dịch bệnh khắp nơi trên thế giới, cô tìm lại những sở thích cũ của mình, mà cô lãng quên. Cô còn mua đàn ghi-ta mày mò tự học trên youtube, học nấu món Âu qua các kênh dạy nấu ăn, tự nướng bánh mì.
Và điều khiến An cảm thấy vui nhất chính là khoảng trống của thời gian giúp cô ngộ ra, bấy lâu mình đã quá thờ ơ với chính mình. Cuộc sống của một bà mẹ đơn thân dường như đã ngốn hết của An mọi niềm vui. May quá nhờ những ngày nghỉ dài...
Cùng nhau sống chậm hơn
Không ăn ngoài, không giải trí, xem phim, uống cà phê, không đi du lịch... Dù kinh tế có thiếu hụt đôi chút, nhưng đây là những ngày sống chậm đầy ý nghĩa của gia đình Hoài Thanh (Q.Thủ Đức). Mọi người quây quần với nhau, chơi cá ngựa, đố vui và cùng học anh văn online. "Cuộc sống thế này có lẽ hợp với nhà em mà lâu nay mình không nhìn ra".
"Đây là lần đầu tiên tôi dạy con thả diều và có thời gian ở nhà với con lâu đến vậy" - một người đàn ông đang chơi diều với con trong khuôn viên chung cư Thanh Đa nói với một ông bố bên cạnh. Người kia cũng đồng tình: "Ra đường mấy ngày này ngại quá, tranh thủ cho con xuống sân chơi cho có nắng có gió. Chứ như trước kia, giờ này tôi đã đi chơi tennis, rồi uống bia, đâu có bao giờ ở nhà với mấy đứa nhỏ đâu".
Phải chăng dịch bệnh đến đã khiến cho cả thế giới quanh ta thay đổi theo một cách tốt đẹp hơn?
Lan Khôi
Vợ đi cách ly tập trung, chồng ở nhà cách ly với 2 "tên giặc" Vợ tôi vô tình tiếp xúc gần với ca bệnh COVID-19 nên phải đi cách ly tập trung. Tôi ở nhà "đánh vật" với 2 đứa con nghịch như giặc. Biết tin phải đi cách ly, vợ tôi cũng không lo lắng sẽ nhiễm bệnh, vì cô ấy bảo đã đeo khẩu trang đầy đủ, chỉ bán hàng cho người dương tính nên...