7 cách ăn hải sản gây hại cho sức khỏe hầu như ai cũng mắc phải
Mùa hè nóng nên mọi người có xu hướng ăn hải sản. Tuy nhiên, để đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh thì nên chú ý tránh những cách ăn sai lầm dưới đây:
Ăn hải sản chưa được nấu chín kỹ: Cực kỳ nguy hiểm
Trong hải sản có chứa vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, có khả năng chịu nhiệt cao, ít nhất phải hơn 80 độ C. Ngoài ra, nước chưa đun sôi có thể chứa vi khuẩn cũng gây ô nhiễm ngược. Nói chung, khi chế biến hải sản cần đun sôi nước khoảng 4 -5 phút để khử trùng đầy đủ.
Trong thịt cua sống có chứa nang trùng “lungfluke” (một loại trùng hút máu phổi, còn gọi là đỉa phổi), nếu không qua khử trùng tiêu độc ở nhiệt độ cao mà ăn sống ăn tái kiểu “gỏi cua” sẽ rất dễ mắc bệnh “đỉa phổi”.
Loại lungfluke ký sinh trong phổi, không những kích thích hoặc phá hoại các tổ chức phổi, dẫn tới ho, khạc ra máu, mà còn có thể xâm nhập lên não, dẫn tới chứng co giật, thậm chí gây bại liệt.
Nếu lungfluke xâm nhập các khí quan như mắt, thận, gan, tim, tủy sống… còn dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng hơn. Bởi vậy cua phải nấu thật chín mới được ăn, phải qua đun sôi tối thiểu 20-30 phút.
Ăn tôm, cua, sò, hến chết: Nhiều độc tố gây chết người
Một số bà nội trợ khi chọn mua đồ hải sản do không chọn kỹ hoặc không biết chọn đã mua phải hải sản chết hoặc có lẫn con chết. Khi chế biến do tiếc rẻ hoặc không biết đã không loại bỏ chúng đi.
Vỏ động vật khi bị chết có tốc độ ô nhiễm và xuống cấp protein cao hơn rất nhiều so với phần thịt, thậm chí có nguy cơ sản xuất độc tố đe dọa cho sức khỏe con người.
Chẳng hạn như cua sau khi bị chết, các loại vi khuẩn liền phồn thực rất mạnh trong cơ thể cua, khiến histidine nhanh chóng chuyển hóa thành histamine gây độc đối với cơ thể người. Đặc biệt là cua chết càng lâu thì lượng histamine sinh ra càng nhiều, khi ta ăn vào càng dễ bị ngộ độc. Vì vậy khi mua hải sản chế biến cần lựa chọn kỹ những con tươi sống, tuyệt đối không ăn hải sản đã chết
Ăn hải sản và uống bia cùng lúc: Dễ mắc bệnh gút
Video đang HOT
Lượng purine trong hải sản, trong quá trình trao đổi chất của con người sẽ hình thành axit uric, axit uric dư thừa có thể gây ra bệnh gút và các bệnh khác. Ăn nhiều hải sản cùng một lúc, và sau đó uống bia, nó sẽ tăng tốc độ cơ thể của sự hình thành axit uric. Lượng axit uric dư thừa sẽ tích tụ tại các khớp xương hoặc các mô mềm từ đó dễ dàng mắc chứng gút, viêm khớp xương và mô mềm, vô cùng có hại cho sức khỏe.
Ăn hải sản và trái cây cùng lúc: Dễ bị đau bụng
Chúng ta thường có thói quen ăn trái cây sau bữa ăn cho sạch miệng, dễ tiêu. Nhưng trên thực tế nếu sau khi ăn hải sản mà ngay lập tức ăn trái cây là không tốt. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sự hấp thụ protein, canxi trong hải sản của cơ thể mà lượng tannin trong trái cây kết hợp với protein và can i này tạo thành canxi không hòa tan kích thích đường tiêu hóa, và thậm chí sẽ gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa.
Ăn hải sản cùng với thực phẩm giàu vitamin C: Dễ gây ngộ độc
Những món ăn chế biến từ hải sản giáp xác như tôm, cua, sò, ốc thường rất bổ dưỡng và tươi ngon. Tuy nhiên nó lại chứa hàm lượng lớn asen pentavenlent. Bình thường những chất này không gây hại cho cơ thể, nhưng nếu ăn kèm với lượng lớn thực phẩm giàu vitamin C thì lại gây hại cho cơ thể. Lúc này, asen pentavenlent sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (dân gian thường gọi là thạch tín) gây ngộ độc thạch tín cấp tính, nếu nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Uống trà ngay sau khi ăn hải sản: Dễ mắc sỏi thận
Tương tự như lý do không ăn trái cây sau khi ăn hải sản. Bởi vì trà có chứa acid tannic có thể kết hợp với canxi trong thủy, hải sản để tạo thành canxi không hòa tan.
Ăn hải sản cùng với thực phẩm có tính hàn cao: Dễ đau bụng
Hải sản vốn dĩ đã có sẵn tính hàn, do đó khi ăn tốt nhất nên tránh ăn kèm với những thực phẩm mang tính hàn khác (như: rau muống, dưa chuột, dưa hấu, lê, những đồ uống có gas, nước lạnh…) dễ gây cảm giác khó chịu, đầy bụng, khó tiêu.
Trí Thức Trẻ
Điểm mặt những thói quen gây hại cho thận
Những thói quen gây tổn hại cho sức khỏe mà bạn chưa biết,cùng khám phá tác hại gây tổn thương thận.
1. Lạm dụng thuốc giảm đau
Sử dụng lâu dài hoặc liều lượng lớn các loại thuốc kháng viêm giảm đau như các thuốc giảm đau, indomethacin, acetaminophen và aspirin sẽ gây hại cho thận rất nhiều.
2. Uống quá nhiều nước ngọt và nước có ga
Mức độ pH bình thường của cơ thể con người là 7,2 trong khi đó những thức uống nói chung có độ axit cao và mức độ pH của cơ thể sẽ thay đổi đáng kể sau khi hấp thụ các loại đồ uống như vậy. Thận là cơ quan chính để điều chỉnh độ pH của cơ thể, vì thế khi mà cơ thể phải hấp thụ quá nhiều nước ngọt và nước uống có ga trong một thời gian dài sẽ làm tăng gánh nặng cho thận và làm tăng xác suất gây tổn thương thận.
3. Ăn rau quả không phù hợp
Chúng ta đều biết rằng ăn nhiều rau quả có lợi cho sức khoẻ. Kali có trong rau thường được coi là chất hỗ trợ tốt giúp giảm huyết áp tự nhiên ,tuy nhiên nếu dùng trong thời gian dài nó lại có thể làm tổn thương thận đối với những người có vấn đề về chức năng thận.
Người có vấn đề về chức năng thận, nên chú ý trong việc ăn rau quả: nên có chế độ ăn nhạt, không nên dùng nước rau quả quá nồng hay nước canh quá đậm.
4. Nhịn tiểu
Một số người vì quá bận rộn với công việc mà quên không đi tiểu, không có thói quen đứng lên đi tiểu hoặc cố nhịn để làm nốt việc khiến nước tiểu bị giữ lại trong bàng quang quá lâu. Các chuyên gia cho rằng việc nhịn tiểu quá lâu có thể gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm đài bể thận. Một khi bệnh nhiễm trùng này bị tái đi tái lại thường xuyên, nó sẽ dẫn đễn nhiễm trùng mãn tính và rất khó để phục hồi sức khỏe của thận.
5. Không uống đủ nước
Lượng chất thải thận phải tiếp nhận luôn nhiều hơn so với các bộ phận khác. Thận có chức năng cân bằng lượng nước và các chất điện giải trong cơ thể, loại bỏ qua đường nước tiểu các chất độc hại sinh ra trong quá trình hoạt động sinh lý của cơ thể. Để thực hiện các chức năng đó, thận cũng cần được cung cấp đủ nước.
Vì thế, bạn cần tập thói quen uống nhiều nước giúp nước tiểu nhanh chóng được bài tiết ra ngoài. Điều này không chỉ giúp phòng chống bệnh sỏi thận, mà còn có tác dụng bảo vệ thận nếu bạn có chế độ ăn quá nhiều muối.
6. Ăn quá nhiều thịt
Hiệp hội Thực phẩm Hoa kỳ khuyến cáo một người nặng 50kg chỉ nên nạp 40g protein một ngày , tức là không quá 300g thịt,/ngày để tránh gây tổn hại nặng cho thận.
7. Uống trà đặc sau khi uống rượu
Một số người nghĩ rằng trà đặc có thể "giải" rượu. Thực tế nó sẽ gây tác hại đến thận thay vì hiệu quả như mọi người thường nghĩ. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng chất theophylline trong trà có tác dụng làm lợi tiểu và nó có thể ảnh hưởng khá nhanh đến thận. Rượu không có thời gian để phân hủy do đó gây ra kích thích ethanol làm ảnh hưởng nghiêm trọng cho thận.
8. Lạm dụng muối
Một chế độ ăn mặn có thể dẫn đến cao huyết áp. Lượng máu trong thận không thể duy trì lưu thông được bình thường, do đó dễ gây tổn hại cho thận.
9. Bánh mỳ ngọt
Có một loại phụ gia thực phẩm được gọi là kali bromat trong bánh mỳ và bánh ngọt làm cho bánh mềm và thơm ngon hơn. Tuy nhiên, ăn quá nhiều chất này có thể gây ra tổn hại cho hệ thống thần kinh trung ương, máu và thận.
phunutoday
6 điều bạn nhất thiết phải tránh khi uống sữa đậu nành Sữa đậu nành là một thức uống rất bổ dưỡng và lành mạnh cho cơ thể con người. Tuy nhiên, bạn có biết uống sữa đậu nành cần phải chú ý đến những điều gì? Sữa đậu nành được coi như một loại thực phẩm lành mạnh cho cơ thể con người. Sữa đặc biệt tốt cho sự phát triển của cơ thể...