7 bộ phim có cảnh nóng gây sốc và tranh cãi nhất
Cảnh nóng gần như là món ăn thường trực trong phim Hollywood, nhưng không mấy ai có thể tưởng tượng đến cảnh ân ái với quái vật, búp bê, hay thậm chí là một chú vịt.
Trong khuôn khổ LHP Cannes (diễn ra từ ngày 8 đến ngày 19 tháng 5), nhiều bộ phim chứa cảnh tình dục gây sốc đang là chủ đề thảo luận trên các trang báo quốc tế và cộng đồng mạng. Trên thực tế, có những bộ phim với nội dung 18 nhưng gây được thiện cảm với người xem bởi cách thể hiện nghệ thuật. Bên cạnh đó là không ít tác phẩm hứng gạch đá vì xây dựng cảnh gây sốc không ngoài mục đích “câu view”. Mời độc giả cùng điểm lại một số bộ phim gây nhiều chú ý trong thời gian qua.
The Shape of Water vừa tạo nên lịch sử ở Oscar 2018 với 13 đề cử và giành tới 4 giải thưởng, trong đó có giải Phim hay nhất và Đạo diễn suất xắc nhất.
Mỗi cảnh trong phim đều được xử lý cực kỳ tỉ mỉ
Bộ phim được ví là chuyện tình liêu trai kiểu phương Tây giữa cô nàng khiếm thanh Elisa và chàng thủy quái. Mặc dù cảnh nóng của hai nhân được xử lý rất tinh tế và duy mỹ theo ngôn ngữ điện ảnh, không ít khản giả cảm thấy cổ quái và kì dị khi chứng kiến cảnh con người làm tình với một sinh vật nửa người nửa cá.
Howard The Duck (1986)
38 triệu USD là doanh thu toàn cầu của Howard The Duck, chỉ nhỉnh hơn số vốn nhà sản xuất bỏ ra là 1 triệu USD
Tuy được đánh giá là một trong những nhân vật siêu anh hùng thí vị nhất vũ trụ điện ảnh, quyết định đưa Howard lên màn ảnh rộng lại bị coi là sai lầm lớn nhất trong lịch sử phim chuyển thể từ truyện tranh.
Kịch bản phim lỏng lẻo, cốt truyện lập dị và nội dung phim kém logic không đáp ứng được kỳ vọng của fan nguyên tác cũng như thị hiếu của khán giả. Nhất là trong phim còn có cảnh nhân vật nữ chính “ân ái” cùng một chú vịt.
Bride Of Chucky (1998)
Video đang HOT
Chucky còn cầu hôn bạn gái Tiffany
Chucky – con búp bê giết người nổi tiếng thế giới trong bộ phim này được xây dựng giống y hệt một con người bình thường. Quả đúng như dòng chữ “Chucky Gets Lucky” trên poster, trong phim Chucky tìm được cô bạn gái Tiffany (Chucky giết chết Tiffany và đưa linh hồn cô vào trong một con búp bê khác). Chúng cùng nhau giết người, cười, khóc, hôn nhau và cả làm “chuyện đó”.
Splice (2009)
Một bộ phim nhận nhiều gạch đá không kém khác là Splice (2009). Cặp đôi nhà khoa học là Clive Nicoli (Adrien Brody) và Elsa Kast (Sarah Polley) đã cùng tạo ra một sinh vật tên Dren và coi nó như con gái mình. Sinh vật này dần trưởng thành và học theo hành động của con người, sau đó Dren dụ dỗ Clive quan hệ với mình, điều kì dị ở đây là việc các bộ phận trên cơ thể Dren chưa hề giống một con người hoàn chỉnh.
Một trong những poster quảng bá của bộ phim
Ted (2012)
Các bạn vẫn nghĩ rằng chú gấu Teddy chỉ dùng để ôm ấp, cưng nựng ư? Trong bộ phim này, Ted hoàn toàn ngược lại. Khi đang làm việc ở cửa hàng tiện lợi, chủ của Ted đã bắt gặp cảnh tượng chú gấu bông này đang mây mưa với cô nàng thu ngân ở kho chứa đồ.
Mặc dù nội dung phim hướng đến khán giả người lớn, nhưng việc để chú gấu bông đáng yêu “thân mật” với con người thực sự không hay chút nào.
Tạo hình nhân vật gấu Ted trong phim
Không chỉ thế, trong phim còn có cảnh chú gấu này hút thuốc, chửi bậy, mở tiệc chân dài, và dùng bút vẽ lên người một nữ diễn viên cởi trần.
A Haunted House 2 (2014)
Con búp bê kinh dị Abigail
Thêm một bằng chứng cho thấy không gì các nhà làm phim Hollywood không thể nghĩ ra. A Haunted House 2 là bộ phim ăn theo sự nổi tiếng của bom tấn The Conjuring trước đó, ngoài những tình tiết kinh dị, khán giả sẽ thấy nhiều phân đoạn hài hước không kém.
Nhưng có lẽ một trong những hình ảnh thót tim nhất của bộ phim kinh dị này là việc nhân vật nam chính phát sinh quan hệ với con búp bê Abigail có ngoại hình chẳng khác gì Annabelle trong The Conjuring.
Possession (1981)
Bộ phim đã mang về cho nữ chính Isabelle Adjani giải thưởng Nữ diễn viên xuất sắc nhất tại Cannes.
Possession lần đầu ra mắt năm 1981 đã tạo nên cú sốc cho công chúng lúc bấy giờ. Bộ phim thể hiện những góc khuất trong tâm lý con người và sự đấu tranh với các thế lực huyền bí thông qua nhân vật nữ chính – một cô gái có hành vi kì quặc sau khi đề nghị ly hôn với chồng. Màu phim đen tối khắc họa những ám ảnh mà cô gái phải chịu đựng.
Có lẽ vì đòi hỏi quá nhiều trí tưởng tượng của khán giả mà bộ phim chỉ được lòng giới phê bình chứ công chúng chẳng thiết tha mấy. Điều khó hiểu hơn là cảnh ân ái không hề có cảm xúc mà chỉ thấy dằn vặt lẫn đau đớn của nữ chính với con quái vật trông giống bạch tuộc.
Theo Danviet
Dụng ý tài hoa của sắc xanh thăm thẳm trong "The Shape of Water" - Chủ nhân tượng vàng Oscar 2018
Câu chuyện tình yêu giữa nàng lao công khiếm thanh cùng chàng người cá trong "The Shape of Water" hiện lên thật thơ mộng nhờ cách dựng cảnh cùng sử dụng màu sắc trong phim của Guilermo Del Toro.
Màu sắc đóng vai trò to lớn trong việc tạo nên tinh thần và không khí cho một bộ phim. Theo nghiên cứu, phần lớn các bộ phim điện ảnh đều sử dụng các tông màu xanh da trời và da cam để tạo ấn tượng nhẹ nhàng, gần gũi hơn cho người xem bởi hai màu này được cho là dễ chịu nhất đối với sự tiếp nhận của não bộ.
Tuy nhiên, The Shape of Water (tựa tiếng Việt: Người đẹp và Thủy quái) lại không đi theo lối mòn này khi có thể nhận thấy xuyên suốt cả "bom tấn nghệ thuật" mới nhất của Guilermo Del Toro đều tràn ngập sắc xanh lá và xanh mòng két. Chính điều này đã tạo nên hiệu ứng vô cùng đặc biệt cho chủ nhân mới nhất của tượng vàng Oscar tại lễ trao giải Oscar lần thứ 90 vừa diễn ra sáng ngày 5/3.
Đầu tiên, việc sử dụng tông màu xanh lá cùng xanh mòng két đã phủ lên The Shape of Water một không khí lạ lẫm nhưng rất ấn tượng. Bối cảnh chính trong phim - phòng thí nghiệm nơi giam giữ chàng người cá tràn ngập trong sắc xanh lá. Từ những bức tường, ô gạch, thậm chí đến cả xà bông trong khu vệ sinh cũng đều mang màu này.
Có cảm giác mọi thứ đều trở nên thật huyền ảo, âm u, giống như đang ngập chìm trong một biển nước. Đây chính là dụng ý của Del Toro cùng đội ngũ thiết kế và tạo hình của phim - biến căn phòng thí nghiệm trong The Shape of Water trở thành một thế giới riêng, tách biệt hoàn toàn với cuộc sống bình thường bên ngoài.
Sắc màu xanh lá cũng mang một ý nghĩa biểu tượng to lớn trong phim. Trên thực tế, xanh lá cây là màu tượng trưng cho tương lai và sự tiến bộ, chỉ cần để ý kỹ một chút có thể thấy ngay dụng ý ẩn dụ của Del Toro khi tận dụng sắc màu này trong phim.
Ở ngay đoạn đầu, nhân vật Giles (Richard Jenkins) - ông hoạ sĩ già chuyên vẽ tranh quảng cáo đã vẽ một bức hoạ món kẹo Jell-O màu đỏ, nhưng sau đó lại nói sẽ chuyển thành xanh lá vì đó là sắc màu "biểu trưng cho tương lai." Từ đó có thể thấy, hình ảnh phòng thí nghiệm ngập tràn trong sắc xanh lá kia chính là ẩn dụ cho một nơi tạo ra sự phát triển cho tương lai, đồng thời cho chúng ta thấy được cái nhìn sâu sắc hơn về các nhân vật trong The Shape of Water.
Các nhân vật chính trong phim ít nhiều đều gắn với sắc màu xanh lá. Đồng phục nhân viên lao công của nhân vật chính Elisa Eposito (Sally Hawkins) cùng người bạn thân Zelda mang màu xanh mòng két. Ông hoạ sĩ Giles thường xuyên mua món bánh chanh dở tệ có thể khiến lưỡi xanh lè sau khi ăn để gây ấn tượng với anh chàng phục vụ quầy. Trên cơ thể của chàng thuỷ quái The Asset cũng ánh lên sắc xanh lá lấp lánh. Và đặc biệt, khi gắn với nhân vật phản diện chính trong phim - đại tá Richard Strickland, màu xanh lá lại thể hiện thêm nhiều ý nghĩa sâu sắc nữa.
Trong The Shape of Water, Strickland là kẻ ác thực sự khi tất cả những "phẩm chất xấu xa" đều được thể hiện hết ở nhân vật này - một kẻ cổ hủ phân biệt chủng tộc, coi thường phụ nữ cộc cằn, thô lỗ luôn coi The Asset là một sinh vật ghê tởm và muốn thủ tiêu chàng thuỷ quái. Chừng đó là đủ để khán giả căm ghét Richard Strickland - đại diện của một xã hội cũ kỹ khắc nghiệt mang nhiều áp bức.
Nhưng Guilermo Del Toro đã lợi dụng màu sắc để khiến ta hiểu thêm nhiều điều về nhân vật này. Như đã nói, Strickland muốn kết liễu The Asset - cũng chính là thủ tiêu sự tiến bộ. Trong phim có một phân cảnh khá "lạc quẻ" với diễn biến chính của phim là khi nhân vật này đi mua ô tô. Khi nhìn thấy một chiếc xe đời mới màu xanh mòng két, ban đầu Strickland kiên quyết không muốn mua, đồng thời nhấn mạnh rằng hắn không thích màu này và chỉ quyết định "tậu về" sau khi nhân viên bán hàng nói rằng chiếc xe đó sẽ biến hắn trở thành "người đàn ông của tương lai". Strickland miễn cưỡng mua chiếc ô tô màu xanh mòng két chỉ để tự tạo ra cảm giác "tiến bộ và thời thượng" mà bản thân hắn không hề sở hữu.
Bên cạnh đó, món kẹo ưa thích của Strickland cũng mang màu xanh lá và được đựng trong vỏ hộp cùng màu. Ở một phân đoạn trong phim, Strickland đã giải thích trong khi nhiều người khác mê những món kẹo sặc sỡ vui mắt khác thì hắn chỉ ưa loại kẹo này - một món kẹo rẻ tiền, chẳng đáng chú ý. Hắn không hề tôn trọng hay đánh giá cao loại kẹo đó, mà với hắn, đó chỉ là sản phẩm chứa đường chẳng hề có chất dinh dưỡng hay bổ béo gì đối với con người.
Từ đó có thể suy ra thái độ đối với sự tiến bộ và đổi mới của một kẻ mang tư tưởng cổ hủ như Richard Strickland. Với hắn, những gì mới mẻ, tiến bộ chẳng qua chỉ là sự hào nhoáng ngọt ngào, chẳng thể mang lại ích lợi thực tế, do đó hắn luôn mang nặng "nỗi thù hận" với những gì được cho là có thể mang lại hoặc đại diện cho sự tiến bộ.
Đằng sau nội dung chủ đạo là chuyện tình nhuốm sắc màu thần tiên giữa một "công chúa khiếm thanh" cùng chàng thuỷ quái, The Shape of Water còn là câu chuyện ngụ ngôn về sự tiến bộ mang bối cảnh thập niên 60 của thế kỷ 20 - thời điểm Phong trào Quyền Công dân bùng nổ và những người tranh đấu cho tự do, tiến bộ trở thành người hùng của thời đại mới lúc bấy giờ. Điều đó đã được thể hiện vô cùng rõ nét qua sự ẩn dụ về màu sắc trong phim.
Theo Trí Thức Trẻ
Bất mãn vì "The Shape of Water" thắng Oscar, dân mạng lôi nhau đi ăn trứng vịt luộc! Món trứng luộc đang ngập tràn Facebook sau chiến thắng bất ngờ của "The Shape of Water" ở hạng mục Phim hay nhất Oscar 2018. Giờ đây thế giới đang chia thành hai phe: nâng trứng và luộc trứng! Vậy là lễ trao giải Oscar lần thứ 90 đã chính thức khép lại vào trưa ngày 5/3 (giờ Việt Nam). Nếu như năm...