7 bệnh liên quan đến hen suyễn
Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…
Dưới đây là bảy bệnh thường liên quan đến bệnh hen suyễn :
1. Viêm mũi dị ứng (sốt cỏ khô) liên quan đến hen suyễn
Viêm mũi dị ứng là bạn đồng hành phổ biến của bệnh hen suyễn. Cả hai tình trạng này đều có những con đường gây viêm cơ bản và các tác nhân kích thích từ môi trường tương tự nhau, như phấn hoa, mạt bụi và lông thú cưng.
Kiểm soát viêm mũi dị ứng cùng với bệnh hen suyễn là cần thiết để kiểm soát triệu chứng một cách toàn diện.
2. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
Mặc dù hen suyễn và COPD là những bệnh riêng biệt nhưng chúng có thể chồng chéo lên nhau, đặc biệt ở người lớn tuổi mắc bệnh hen suyễn lâu năm.
COPD được đặc trưng bởi sự hạn chế luồng không khí tiến triển, thường xuất phát từ việc hút thuốc hoặc tiếp xúc với các chất kích thích phổi. Hen suyễn và COPD cùng tồn tại, được gọi là hội chứng chồng chéo hen-COPD (ACOS), đặt ra những thách thức đặc biệt trong chẩn đoán và điều trị.
Video đang HOT
Hen suyễn thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…
3. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Hen suyễn và GERD thường xảy ra cùng nhau. Trào ngược gây ra các triệu chứng hen suyễn hoặc làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn hiện có. Trào ngược axit từ dạ dày có thể gây kích ứng đường hô hấp, dẫn đến co thắt phế quản và ho.
Quản lý GERD thông qua điều chỉnh lối sống và dùng thuốc có thể giúp cải thiện đáng kể việc kiểm soát bệnh hen suyễn.
4. Béo phì
Béo phì là một yếu tố nguy cơ rõ ràng đối với bệnh hen suyễn, vì trọng lượng cơ thể dư thừa có thể góp phần gây viêm và chèn ép cơ học đường thở. Bệnh hen suyễn nặng hơn và khó kiểm soát hơn ở những người béo phì. Các chiến lược quản lý cân nặng, như chế độ ăn kiêng và tập thể dục, là những thành phần thiết yếu trong việc chăm sóc bệnh hen suyễn cho những đối tượng này.
5. Viêm xoang
Viêm xoang mạn tính – tình trạng viêm xoang kéo dài ít nhất 12 tuần, thường tồn tại đồng thời với bệnh hen suyễn. Viêm xoang có cơ chế viêm tương tự với bệnh hen suyễn và nhiễm trùng xoang có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn. Điều trị viêm xoang bằng thuốc hoặc trong trường hợp nặng cần phẫu thuật để cải thiện việc kiểm soát hen suyễn.
6. Chứng ngưng thở khi ngủ
Bệnh hen suyễn và chứng ngưng thở khi ngủ có mối quan hệ hai chiều. Ngưng thở khi ngủ là một rối loạn được đặc trưng bởi sự ngừng thở trong khi ngủ. Bệnh hen suyễn có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ và làm trầm trọng thêm các triệu chứng ngưng thở khi ngủ, trong khi chứng ngưng thở khi ngủ có thể gây ra các cơn hen suyễn về đêm.
Xác định và điều trị chứng ngưng thở khi ngủ là cần thiết để tối ưu hóa việc kiểm soát bệnh hen suyễn và sức khỏe tổng thể.
7. Lo lắng và trầm cảm
Bệnh hen suyễn có liên quan đến tỷ lệ lo lắng và trầm cảm cao hơn, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến việc tuân thủ điều trị và kết quả bệnh. Căng thẳng tâm lý cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn thông qua con đường thần kinh nội tiết. Việc tích hợp hỗ trợ sức khỏe tâm thần vào chăm sóc bệnh hen suyễn là rất quan trọng để giải quyết các bệnh đi kèm này, cải thiện sức khỏe tổng thể.
Hen suyễn thường tồn tại cùng với nhiều bệnh khác, có thể làm phức tạp việc điều trị và làm kết quả xấu đi. Việc xác định và giải quyết các bệnh đi kèm này là quan trọng để chăm sóc hen toàn diện, nhấn mạnh tầm quan trọng của phương pháp điều trị đa ngành đối với căn bệnh này.
Cách mới để hạn chế các cơn hen suyễn
Một loại protein có tác dụng tắt các tế bào miễn dịch trong phổi có thể là chìa khóa cho phương pháp điều trị mới các cơn hen suyễn...Protein xuất hiện tự nhiên, được gọi là piezo1, ngăn chặn một loại tế bào miễn dịch gọi là tế bào bạch huyết bẩm sinh loại 2 (ILC2) khỏi bị kích hoạt quá mức bởi các chất gây dị ứng.
Một loại thuốc thử nghiệm có tên yoda1 kích hoạt piezo1 đã làm giảm hoạt động của các tế bào miễn dịch này ở chuột, làm giảm các triệu chứng hen suyễn.
GS. Omid Akbari, Trường Y Keck thuộc Đại học Nam California, tác giả nghiên cứu cho biết: Do tầm quan trọng của ILC2 trong bệnh hen suyễn dị ứng, nên cần phải phát triển các phương pháp tiếp cận dựa trên cơ chế mới, để nhắm vào các nguyên nhân quan trọng gây viêm trong phổi.
Hình ảnh đường thở bình thường và đường thở của người bệnh hen suyễn.
Sau khi được kích hoạt bởi một chất gây dị ứng, ILC2 sẽ khiến đường thở sưng lên và thắt chặt, làm bệnh nhân hen suyễn khó thở. Trong nghiên cứu trên chuột, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, ILC2 được kích hoạt sẽ tạo ra một loại protein có tên piezo1 một cách tự nhiên để hạn chế hoạt động của chúng.
Khi không có piezo1, ILC2 của chuột trở nên phản ứng nhanh hơn với các tín hiệu dị ứng và thậm chí còn thúc đẩy tình trạng viêm đường hô hấp nhiều hơn.
Mặt khác, yoda1 khiến piezo1 hoạt động, làm giảm hoạt động của ILC2. Các nhà nghiên cứu cho biết ILC2 ở người cũng tạo ra piezo1 và thuốc yoda1 có tác dụng trên chuột, được thiết kế trong phòng thí nghiệm với các tế bào miễn dịch của con người.
"Đáng chú ý là việc điều trị những con chuột được nhân bản hóa này bằng yoda1, làm giảm tình trạng tăng phản ứng đường thở và viêm phổi, cho thấy yoda1 có thể được sử dụng như một công cụ trị liệu để điều chỉnh chức năng ILC2 và làm giảm các triệu chứng liên quan đến viêm đường thở phụ thuộc ILC2 ở người. Nghiên cứu trong tương lai nên tập trung vào việc phát triển các loại thuốc cụ thể để kiểm soát piezo1 ở người, có thể giúp kiểm soát hoặc ngăn chặn các cơn hen suyễn dị ứng, GS. Akbari cho biết.
Hen suyễn là một bệnh không lây nhiễm (NCD) nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cả trẻ em và người lớn và là bệnh mạn tính phổ biến nhất ở trẻ em.Nguyên nhân là do tình trạng viêm và co thắt cơ xung quanh đường thở, khiến người bệnh khó thở hơn.
Các triệu chứng có thể bao gồm ho, thở khò khè, khó thở và tức ngực. Những triệu chứng này có thể nhẹ hoặc nặng và có thể đến rồi đi theo thời gian. Mặc dù bệnh hen suyễn có thể là một tình trạng nghiêm trọng nhưng nó có thể được kiểm soát bằng cách điều trị đúng cách.
Hiện cách điều trị phổ biến nhất là sử dụng ống hít, đưa thuốc trực tiếp vào phổi. Thuốc hít có thể giúp kiểm soát bệnh và giúp những người mắc bệnh hen suyễn có được cuộc sống năng động, bình thường...
Viêm da cơ địa có nguy hiểm không? Viêm da cơ địa là bệnh lý viêm da mạn tính, dễ tái phát. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ em, đa số sẽ hết khi trẻ 2 tuổi, tuy nhiên một số bệnh nhân sẽ tiến triển thành viêm da cơ địa ở trẻ lớn và viêm da cơ địa ở người lớn. Khi mắc bệnh kéo dài nhiều người lo lắng...