7 bệnh dễ “tấn công” bạn vào mùa thu
Thời tiêt mùa thu cũng là điều kiện thích hợp cho các dịch, bệnh xuất hiện. Chính vì vây, vào mùa này bạn càng cân chú ý cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
1. Cảm cúm
Thời tiêt mùa thu hay thay đôi bât thường, đặc điêm lúc nóng lúc lạnh mùa này khiên hê miên dịch của cơ thê rât khó điêu chỉnh kịp thời, do đó virus cảm cúm càng có cơ hôi tân công sức khỏe chúng ta.
Dấu hiệu bị cúm là nhức đầu, nóng sốt, ớn lạnh, đau ê ẩm khắp toàn thân, đau họng, ho… Thuốc để điều trị cảm cúm hàng đầu vẫn là các loại thuốc giảm đau, hạ sốt nhưng phải được dùng theo liều lượng quy định và có sự chỉ định của bác sĩ để tránh những tai biến đáng tiếc.
Ngoài ra, bạn nên uông nhiêu nước, nghỉ ngơi, ăn nhiêu những thực phâm giàu vitamin C đê nâng cơ sức đê kháng của cơ thê và nhanh chóng hôi phục sức khỏe.
Nghỉ ngơi nhiêu, ăn uông đây đủ đê tránh cúm. (Ảnh internet)
2. Viêm mũi
Sự chênh lêch nhiêt đô giữa ban ngày và ban đêm vào mùa thu rât lớn, đặc điêm này khiên bênh viêm mũi dê phát tác, đặc biêt là nhóm những người hơi nhạy cảm với thời tiêt.
Nêu thây thường xuyên hắt hơi, đau đâu, đau ngực, đau bụng, nhât định bạn phải chú ý bởi vì đây là triêu chứng điên hình của viêm mũi dị ứng. Lúc này cân phải chú ý giữ âm tránh bị lạnh và có chê đô ăn uông thanh đạm.
Video đang HOT
3. Đau nhức xương khớp
Đây là chứng bệnh điển hình theo mùa và không chỉ xảy ra với những người cao tuổi. Hiện nay, hâu hêt phụ nữ sau tuổi 35 đều có thể bị bệnh khớp. Độ ẩm cao, độ chênh áp suât lớn, gió lạnh là những yếu tố góp phân gây ra chứng đau nhức xương khớp.
4. Dị ứng da
Dị ứng da là môt loại bênh rât phô biên vào mùa thu. Nhiệt độ giảm, hanh khô là lúc bệnh dị ứng này có cơ hội phát triển. Dị ứng da có thể xảy ra cấp tính hoặc mãn tính, có thể tại chỗ hoặc toàn thân nhưng chủ yêu là do da khô.
Để giảm thiểu sự trầm trọng của dị ứng bạn nên đặc biêt chú ý đến không khí trong nhà sao cho thông thoáng, sạch sẽ bởi mùa thu thường có nhiêu loại côn trùng xuât hiên hơn.
5. Nhiêt miệng
Nguyên nhân gây nhiêt miêng ngoài do khí hâu khô hanh còn do miêng bị tôn thương, thiêu dinh dưỡng, thay đôi nôi tiêt tô gây ra. Hàng ngày luôn giữ vê sinh răng miêng, súc miêng bằng nước muôi vào sáng sớm, kiêng rượu, thuôc lá, sinh hoạt điêu đô và ngủ đủ giâc… là những biên pháp hữu hiêu tránh nhiêt miêng.
Ngoài ra, nhiêt miêng còn có thê liên quan tới tô chât cơ thê, là tín hiêu suy nhược cơ thê. Vì vây, người bênh phải tăng cường tâp thê dục, cải thiên thê chât đê giảm nguy cơ bị nhiêt.
6. Viêm đường ruôt câp tính
Bước vào mùa thu, chúng ta phải đặc biêt chú ý phòng ngừa chứng viêm đường ruôt câp tính, bởi vì mùa thu chức năng tiêu hóa của cơ thê chúng ta kém, do đó sức đê kháng của ruôt bị suy yêu.
Đê giảm nguy cơ bị viêm đường ruôt, hàng ngày bạn nên có chê đô ăn uông cân thân: đúng giờ, cô gắng ăn ít các đô cay nóng, càng không thê uông rượu, hút thuôc.
Giữ tinh thân vui vẻ, tránh căng thẳng, lo lắng, bi quan, ưu phiên quá lâu… cũng là viêc nên làm vì tât cả các yêu tô này đêu có thê gây ra rối loạn chức năng vỏ não và dây thần kinh phế vị, dẫn đến thành dạ dày co cứng mạch máu, rôi gây ra viêm loét dạ dày.
7. Bênh tim mạch
Trong những ngày chuyển mùa thì số người bị nhồi máu cơ tim có thê tăng gấp đôi, kể cả nguy cơ đột quỵ cũng tăng. Thế nhưng ở những người khỏe mạnh cũng không hiếm chứng tăng huyết áp, chứng khó thở, tim đập nhanh do sự thay đổi nhiệt độ gây ra.
Vì vây, bạn càng cân chú ý điều chỉnh hoạt động của tim và mạch, huyết áp để ngăn chặn các cơn phát bệnh, chứ không nên để đến khi bị bệnh mới điêu trị.
Theo Thu Hà (Afamily)
Nghỉ ngơi vẫn mệt - Dấu hiệu của bệnh gì?
Đó là dấu hiệu báo động của tình trạng bệnh lý đặc biệt không dễ phát hiện ngay và cũng tốn không ít thời gian điều trị: hội chứng mệt mỏi mãn tính.
Mệt mỏi thường được viện dẫn như hệ quả của tình trạng cơ thể làm việc quá sức hay do áp lực công việc. Song trong nhiều trường hợp, mệt mỏi xuất hiện ngay cả khi cơ thể nghỉ ngơi
Đó là dấu hiệu báo động của tình trạng bệnh lý đặc biệt không dễ phát hiện ngay và cũng tốn không ít thời gian điều trị: hội chứng mệt mỏi mãn tính.
Dấu hiệu nhận biết bệnh cần phải điều trị:
- Bệnh nhân có ít nhất 4/8 triệu chứng "chuẩn" sau, kéo dài liên tục sáu tháng trở lên: Không tập trung tư tưởng và hay quên, đau họng, nổi hạch ở cổ hoặc nách, đau nhức các bắp thịt, đau nhức khớp nhưng không bị sưng, đỏ, nóng, hay nhức đầu dữ dội nhưng không khu trú ở một điểm nhất định, ngủ được nhưng vẫn mệt, mọi cố gắng đều làm cơ thể mệt mỏi suốt ngày.
- Sự mệt mỏi này trầm trọng, không phải do làm việc nặng gây nên, nghỉ ngơi tĩnh dưỡng không hết.
- Triệu chứng ban đầu thường là nóng sốt, đau họng, ho, sổ mũi, nhức đầu, tiêu chảy, đau tai...
- Những triệu chứng "chuẩn" kéo dài dai dẳng ngay cả khi triệu chứng ban đầu đã hết.
Không thể chẩn đoán bằng xét nghiệm
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Chương - chủ nhiệm bộ môn nội thần kinh, Bệnh viện 103, Hà Nội - thời gian gần đây bệnh viện gia tăng tiếp nhận bệnh nhân trong trạng thái rất mệt mỏi, cơ thể luôn có cảm giác đau ốm, nhưng đi khám nhiều chuyên khoa vẫn không tìm ra bệnh. Đến khoa thần kinh, sau những thăm khám tỉ mỉ, những bệnh nhân này đều được chẩn đoán mắc hội chứng mệt mỏi kinh niên.
Chị Lê Thị H. (42 tuổi, Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội) rơi vào trạng thái mệt mỏi triền miên cả năm nay, người rệu rã dần như bị lấy hết sinh lực dù công việc văn phòng của chị rất nhẹ nhàng. Sức khỏe suy sụp, chị xin nghỉ không lương ở nhà hàng tháng tĩnh dưỡng hoàn toàn mà cảm giác mệt mỏi, trì trệ vẫn không cải thiện. Đau họng, chị đi chữa viêm họng; đau nhức xương, chị điều trị bằng thuốc chữa đau nhức đắt tiền nhưng bệnh tình đâu lại vào đấy.
PGS.TS Nguyễn Văn Chương cho hay chị H. sau một năm đã tìm ra bệnh được coi là "phát hiện sớm". Triệu chứng kèm theo quá đa dạng của bệnh khiến cả bác sĩ cũng bị "đánh lạc hướng". Không ít bệnh nhân mắc hội chứng này lại thấy nổi hạch liên tiếp.
Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh nhân khi đi khám đều mang hội chứng mệt mỏi mãn tính. Có người trạng thái mệt mỏi chỉ là nhất thời, là hệ quả của một bệnh lý khác. PGS Chương cho rằng chỉ khi loại trừ các nguyên nhân bệnh lý thực thể mới khẳng định được bệnh nhân mang hội chứng này.
Các bệnh lý thường được chẩn đoán dựa trên các tiêu chuẩn lâm sàng và xét nghiệm. Song với hội chứng mệt mỏi mãn tính, bác sĩ chẩn đoán chủ yếu dựa trên kinh nghiệm đối với các dấu hiệu lâm sàng.
Gặp nhiều ở nữ
Theo dõi bệnh nhân từng điều trị, PGS.TS Nguyễn Văn Chương tổng kết: "Bệnh hay gặp ở tuổi lao động sung sức nhất (25-40 tuổi), khi những áp lực cuộc sống hiện hữu rõ ràng hơn. Bệnh gặp nhiều ở nữ hơn nam với tỉ lệ khoảng 2:1 do hoạt động nội tiết ở nữ giới giai đoạn này rất mạnh mẽ".
Các dấu hiệu của hội chứng mệt mỏi mãn tính phát triển thành bệnh lý là khi cảm giác mệt mỏi xuất hiện mà cơ thể không thể cưỡng lại, khiến người bệnh gặp khó khăn ngay cả trong những công việc đơn giản nhất như thức dậy, thay quần áo, ăn uống... Sự mệt mỏi bệnh lý không thể cải thiện tốt hơn dù bệnh nhân có ý thức hạn chế vận động, tránh căng thẳng.
PGS.TS Nguyễn Văn Chương cho rằng với hội chứng mệt mỏi mãn tính, bệnh nhân không thể điều trị tại nhà mà phải đến cơ sở thần kinh điều trị bằng thuốc. Phác đồ điều trị được đưa ra thường từ ba tuần đến một tháng. Song chỉ vận dụng sự săn sóc và điều trị triệu chứng với sự giúp đỡ trực tiếp của bác sĩ, hội chứng mệt mỏi kinh niên cũng không loại trừ được triệt để.
Lời khuyên được các bác sĩ đưa ra là bệnh nhân cần tham gia tập luyện các môn thể thao vừa sức kết hợp với việc điều chỉnh dinh dưỡng hợp lý. Việc bổ sung đa dạng các nhóm vitamin và một số axit béo như omega-3, omega-6 sẽ trợ lực rất nhiều cho bài thuốc bệnh nhân nhận được từ tư vấn của bác sĩ.
Để phòng bệnh
Việc phòng ngừa vẫn tốt hơn là để đến có bệnh phải điều trị. Bằng một số phương cách sau, mọi người có thể tự phòng ngừa bệnh lý này:
* Tự chăm sóc bản thân. Bạn nên học cách kiểm soát các triệu chứng suy nhược nhằm cải thiện chức năng các cơ quan cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống. Các chuyên gia về dinh dưỡng, các nhà tham vấn tâm lý sẽ đánh giá và hướng dẫn bạn một cách cụ thể làm thế nào để bạn thường thấy cuộc sống thoải mái hơn.
* Quản lý stress. Chương trình quản lý stress là một phương án cực kỳ quan trọng cho chính cuộc sống của bạn. Nếu chưa có một chương trình quản lý stress của cá nhân, cần tham khảo nhà tâm lý, thầy thuốc của bạn hoặc tham gia các chương trình đào tạo quản lý stress hiệu quả.
* Ngủ đủ giấc là hết sức cần thiết, hãy tập thói quen vào giường ngủ đúng giờ mỗi ngày, nên ngủ sớm...
* Rèn luyện thân thể thường xuyên bằng cách tập thể dục hoặc rèn luyện các phương pháp cổ truyền như dưỡng sinh, thiền, yoga.
* Điều tiết công việc và cuộc sống. Không nên chỉ quá tập trung cho công việc mà quên hết mọi thứ xung quanh. Việc không biết điều tiết giữa nghỉ ngơi và làm việc khiến bạn kiệt sức và suy nhược nhanh chóng.
* Duy trì một lối sống lành mạnh. Chế độ ăn cân bằng, hạn chế rượu, cà phê, thuốc lá, thư giãn và luyện tập hằng ngày...
Lê Minh Công
(Bệnh viện Tâm thần trung ương 2)
Theo Tuổi Trẻ
Bệnh tai mũi họng có thể là dấu hiệu của nan y Rất nhiều người nghĩ đau họng hay viêm mũi là mấy bệnh xoàng xĩnh, chả cần thuốc cũng tự nhiên sẽ khỏi. Nhưng mấy thứ không đáng bận tâm đó lại là khởi đầu của rất nhiều căn bệnh nan y. Nguy hiểm hơn ta tưởng Từ kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, tôi thấy đại đa số bệnh nhân mình từng khám...