7 bài thuốc trị chóng mặt, ù tai
Hội chứng chóng mặt ù tai, nôn mửa… thuộc phạm vi chứng huyễn vựng của y học cổ truyền.
Thể can phong do can dương thượng xung, can hỏa vượng, thường gặp ở người bị tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, rối loạn giao cảm. Người bệnh thấy hoa mắt, chóng mặt, ù tai, miệng khô, đắng, phiền táo, dễ cáu gắt, mất ngủ hoặc ngủ không sâu, đầu lưỡi đỏ, mạch huyền.
Thục địa (rễ cây địa hoàng đã chế) là vị thuốc trong bài “Lục vị hoàn gia giảm” trị ù tai, chóng mặt do can phong.
Để điều trị, Đông y dùng phép bình can tức phong, tiềm dương hoặc bổ thận âm, bổ can huyết tiềm dương. Sau đây là một số bài thuốc trị:
Bài 1 – Thiên ma câu đằng ẩm: thiên ma, phục linh, dạ giao đằng, hoàng cầm mỗi vị 12g; câu đằng 16g, tang ký sinh 16g, chi tử 8g, cửu khổng 20g. Sắc uống ngày 1 thang. Chữa chóng mặt ù tai, nôn mửa ở người tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, rối loạn giao cảm.
Bài 2 – Lục vị hoàn gia giảm: thục địa 16g;, sơn thù, phục linh, trạch tả, đan bì, bạch thược, đương quy mỗi vị 8g; hoài sơn, long cốt, mẫu lệ, cúc hoa, kỷ tử mỗi vị 12g. Sắc uống.
Bài 3: thục địa, câu đằng, mẫu lệ mỗi vị 16g; quy bản, miết giáp, kỷ tử, long cốt, táo nhân mỗi vị 12g. Sắc uống.
Bài 4 – Long đởm tả can thang gia giảm: long đởm thảo, hoàng cầm, địa long, chi tử, mộc thông, sài hồ mỗi vị 12g; đương quy 8g, trạch tả 8g, cam thảo 4g; sinh địa, sa tiền tử, mẫu lệ sống mỗi vị 16g. Sắc uống. Chữa huyết áp tăng gây chóng mặt, phiền táo ít ngủ, tiểu tiện đỏ, táo bón, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác (can hỏa vượng).
Bài 5: tang ký sinh, thục địa, hà thủ ô mỗi vị 16g; xuyên khung, kỷ tử, ngưu tất, long nhãn, cỏ nhọ nồi, hoài sơn mỗi vị 12g. Sắc uống. Chữa chóng mặt, hồi hộp, ngủ ít, mệt mỏi, hay quên ở người thiếu máu, xơ cứng động mạch.
Bài 6: tang ký sinh 16g, hà thủ ô 16g; thục địa, đương quy, bạch thược, kỷ tử, long nhãn, ngưu tất mỗi vị 12g; xuyên khung 8g, a giao 8g. Chữa chóng mặt, hồi hộp, ngủ ít, mệt mỏi, hay quên ở người thiếu máu, xơ cứng động mạch.
Video đang HOT
Bài 7: tang ký sinh, đảng sâm, mẫu lệ sống mỗi vị 16g; thục địa, bạch thược, bạch truật, địa long mỗi vị 12g; xuyên khung 10g, phục linh 8g, thạch quyết minh 20g, cam thảo 4g. Chữa chóng mặt, hồi hộp, ngủ ít, mệt mỏi, hay quên ở người thiếu máu, xơ cứng động mạch.
BS. Tiểu Lan
Theo SK&ĐS
ông y trị chứng chóng mặt
Trong Đông y chóng mặt gọi là chứng huyễn vựng. Nguyên nhân do ngoại cảm, tà khí xâm nhập các thanh khiếu vùng đầu, mặt, làm bế tắc vận hành kinh mạch gây nên bệnh.
Ảnh minh họa
Chóng mặt là bệnh thường gặp và rất dễ sinh ra với người béo phì, người thể chất kém và người cao tuổi. Biểu hiện là mắt hoa, đầu váng. Bệnh nhẹ triệu chứng chóng mặt đến một lát qua ngay, người bệnh nặng mọi vật trước mặt quay cuồng có khi đứng không vững, còn kèm theo nôn ọe, vã mồ hôi, chân tay bủn rủn, sắc mặt trắng nhợt...
Tùy theo nguyên nhân mà dùng bài thuốc phù hợp như sau:
Chóng mặt do tâm huyết và tỳ khí hư
Biểu hiện: hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, chân tay bủn rủn, sắc mặt trắng bệnh, môi nhợt, ăn kém, ngai nói, thở ngắn, tim hồi hộp, tiểu tiện sẻn, đại tiện lỏng, nặng thì choáng ngất. Rêu lưỡi trắng, chất lưỡi bệu.
Phương pháp điều trị: Bổ khí huyết, an thần.
Bài thuốc Nhân sâm dưỡng vinh thang: nhân sâm 8g, hoàng kỳ 16g, bạch truật 16g, phục linh 12g, cam thảo 6g, trần bì 8g, quế tâm 6g, thục địa 24g, đương quy 16g, bạch thược 12g, viễn trí 6g, ngũ vị tử 6g.
Cách dùng: hoàng kỳ chích mật, bạch truật hoàng thổ sao, viễn chí bỏ lõi chế. Các vị trên sắc với 1.800ml nước, lọc bỏ bã, lấy 250ml, chia làm 5 phần, uống ấm dùng trong ngày.
Vị thuốc thiên ma phối hợp với một số vị thuốc khác trị đau đầu chóng mặt.
Chóng mặt do đàm thấp
Biểu hiện: đầu choáng, mắt hoa, lồng ngực đầy tức, nôn ọe không muốn ăn, người ậm ạch, béo phì, mệt mỏi, ngủ nhiều, rêu lưỡi trắng nhợt. Mạch hoạt.
Phương pháp điều trị: Bổ tỳ tiêu đàm thấp.
Bài thuốc Bán hạ bạch truật thiên ma thang: bán hạ 16g, bạch truật 16g, trần bì 12g, mạch nha 16g, phục linh 16g, hoàng kỳ 12g, nhân sâm 6g, trạch tả 12g, thương truật 16g, thiên ma 12g, thần khúc 16g, hoàng bá 12g, can khương 6g.
Cách dùng: bán hạ chế, bách truật tẩm nước vo gạo sao, hoàng kỳ chích mật, thiên ma cám sao, hoàng bá rượu sao, can khương sao giòn. Các vị trên sắc với 1.700ml, lọc bỏ bã lấy 250ml. Uống ấm, chia đều 5 phần, uống trong ngày.
Chóng mặt do can thận âm hư
Biểu hiện: đau đầu, choáng váng, hoa mắt, căng cắn buốt hai thái dương, lưng đau, ù tai, phiền khát, ít ngủ, ra mồ hôi trộm, miệng đắng. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít. Mạch tế sác.
Phương pháp điều trị: Bình can tiềm dương
Bài thuốc Thiên ma câu đằng ẩm: thiên ma 16g, câu đằng 10g, thạch quyết minh 16g , sơn chi tử 12g, hoàng cầm 10g, ngưu tất 12g, đỗ trọng 12g, ích mẫu 10g, tang ký sinh 12g, phục thần 16g, hà thủ ô trắng 12g.
Cách dùng: thiên ma cán sao, thạch quyết minh sống, thêm 1.800ml nước, sắc còn 900ml. Các vị còn lại cho vào sắc lọc bỏ bã lấy 250ml. Chia làm 5 phần, dùng trong ngày.
Chóng mặt do mệnh môn hỏa suy
Biểu hiện: đầu choáng, hoa mắt, đau đầu từng cơn, chân tay lạnh, đầu nóng, mặt nóng bừng bừng, ăn uống kém, sôi bụng. Nặng thì choáng váng có thể ngã ngất kèm theo ngũ canh tiết tả, chất lưỡi bệu. Mạch trầm tế vô lực.
Phương pháp điều trị: bổ thận dương, dẫn hỏa qui nguyên.
Bài thuốc Bát vị quế phụ: hoài sơn 16g, trạch tả 12g, đan bì 12g, sơn thù 16g, bạch linh 12g, thục địa 32g, nhục quế 4g, hắc phụ tử 4g.
Cách dùng: các vị trên sắc với 1.700ml, lọc bỏ bã lấy 200ml. Chia làm 5 phần, uống ấm, dùng trong ngày.
TS. Trần Xuân Nguyên
Theo SK&ĐS
Lẩu gà tuyệt đối không cho 3 loại rau quả này ăn cùng vì chúng "kỵ" nhau Có những loại củ, quả, rau ăn lẩu kết hợp sai cách có thể làm món ăn sinh ra chất độc nguy hiểm cần tránh xa. Trong các món lẩu, lẩu gà luôn là một trong số những món lẩu được rất nhiều người yêu thích bởi vừa ngon vừa dễ chế biến. Chỉ với một nồi nước dùng được chế biến khéo...