7 bài thuốc Đông y hữu ích có sẵn trong bếp: Biết tận dụng thì vừa tiện vừa không tốn tiền
Trong bếp nhà bạn không chỉ có thực phẩm để làm thức ăn, mà chúng còn có thể làm thuốc. Đây là những bài thuốc đơn giản nhưng lại có hiệu quả cao trong nhiều loại bệnh khác nhau.
Có thể bạn đã biết những mẹo nhỏ trong căn bếp có thể cải thiện tình trạng sức khỏe của các thành viên trong gia đình một cách vô cùng hiệu quả, thì những bí quyết sau đây một lần nữa giúp bạn củng cố thêm rằng căn bếp nhà mình thực tế còn có nhiều bí mật bạn chưa thể khám phá hết.
Nhà bếp không chỉ là nơi để chúng ta nghiên cứu những bữa ăn ngon và hợp khẩu vị cho các thành viên trong gia đình, mà đây còn là hộp thuốc nhỏ tạm thời vô cùng tuyệt vời, hãy cùng các chuyên gia Đông y xem xét những phương thuốc có sẵn trong nhà bếp theo cách sử dụng dưới đây.
1, Dùng mì chính để giảm đau răng
Bạn có thể chưa biết đến mẹo này, nhưng nếu cần quá thì bạn có thể thử cách dùng mì chính (bột ngọt) để làm giảm cơn đau răng.
Bạn dùng đầu đũa để nhúng một ít bột ngọt và đặt/chấm nó lên phần răng đau, cơn đau sẽ biến mất nhanh chóng. Không cần dùng quá nhiều mì chính, chỉ cần một ít nhỏ xíu là đủ.
2, Khoai sống/tươi chữa đau lưng
Khi bạn bị đau lưng, khó chịu vùng lưng hoặc do va chạm dẫn đến đau, bạn có thể dùng khoai môn, khoai sọ hay khoai lang tươi gọt vỏ rửa sạch, nhai hoặc làm nhuyễn rồi đắp lên vùng đau.
Nếu vùng đau lớn thì dùng nhiều khoai, vùng đau nhỏ thì làm ít khoai, sao cho phủ lên hết phần đau. Làm lần đầu cảm thấy dễ chịu, nếu chưa đỡ hẳn thì làm thêm một số đợt đắp như vậy nữa. Thông thường chỉ đắp vài lần là đỡ đau.
3, Bắp cải để điều trị loét dạ dày
Nhiều người bị các vấn đề về dạ dày, khi bị đau tất nhiên bạn phải đi khám bác sĩ. Nhưng trong trường hợp đau âm ỉ, gây khó chịu, tạm thời bạn có thể dùng lá bắp cải và ép lấy nước, làm ấm lên ở nhiệt độ vừa uống, uống trước bữa ăn, hai lần một ngày.
Tốt nhất, nếu thấy triệu chứng đau giảm nhẹ thì bạn có thể dùng trong 10 ngày như một liệu trình điều trị, nó có tác dụng giảm đau và thúc đẩy quá trình lành vết loét.
4, Dùng vỏ khoai tây để chữa bỏng
Rửa sạch củ khoai tây và cho vào nồi nước luộc trong 25 phút, gọt lấy phần vỏ khoai tây, đắp lên vết bỏng, và băng bó cố định bằng gạc vô trùng. Vết bỏng nhẹ sẽ lành trong vòng 4 ngày mà không bị đau và không để lại sẹo nghiêm trọng.
Video đang HOT
5, Gốc hành củ chữa bệnh mụn cóc do virus/hạt cơm
Khi bạn bị nổi lên 1 hoặc nhiều nốt mụn chai sần có nhân ở dưới bàn chân hoặc trên các bộ phận cơ thể, tên bệnh này là mụn cóc do virus hoặc hạt cơm, thì có thể dùng phần gốc hành tươi (đoạn hành trắng gần rễ) bóc lớp vỏ hành ở bên ngoài, dán vào phần mụn cóc.
Vào thời gian rảnh hoặc buổi tối trước khi ngủ, rửa chân hoặc vùng mụn cóc sạch sẽ với nước ấm, lau khô ráo. Bóc lớp hành ở bên ngoài phần hành lá màu trắng, dán lên mụn. Dùng băng dính dán cố định.
Sau một đêm, mụn cóc sẽ giảm đau dần và dần dần sẽ biến mất.
Nếu bạn tiếp tục dán hành như vậy nhiều lần, vùng da xung quanh mụn cóc sẽ bị trắng giống như bị ngâm nước, chúng trở nên mềm mủn, sau đó sẽ tự bong da và khỏi, mụn sẽ hết dần.
6, Dùng giấm gạo trứng gà chữa viêm da thần kinh
Dùng 3 quả trứng cho vào bình thủy tinh, cho khoảng nửa lít dấm gạo vào ngâm, chờ sau 7 đến 10 ngày, bóc bỏ vỏ trứng, trộn nhuyễn trứng với giấm gạo, cho vào hộp chứa có nắp để bảo quản.
Bôi chất lỏng này mỗi ngày vào vùng da bị viêm do thần kinh 2 đến 3 lần, kiên trì bôi trong một khoảng thời gian, sẽ có hiệu quả.
7, Xương lươn chữa bệnh nấm chân
Thi thoảng, bạn có thể bị nấm ở ngoài da, giống như nước ăn chân ở các kẽ chân. Bệnh này vốn dĩ xuất phát từ một loại nấm trên da, chủ yếu mọc lên giữa các ngón chân. Các triệu chứng thường là phồng rộp, ngứa, nặn ra có nước màu vàng sau khi gãi và sẽ có thể bị loét trong trường hợp nghiêm trọng.
Khi bị bệnh này, bạn có thể dùng 100 gram xương lươn sống, sấy khô và nghiền thành bột, 3 gram băng phiến nghiền mịn, trộn với một ít dầu mè, bôi lên vùng bị ảnh hưởng, mỗi ngày một lần, thường 3 đến 4 lần là có thể chữa lành.
Các bài thuốc được tổng hợp từ các tài liệu Đông y Trung Hoa xưa. Bạn có thể dùng thử, nếu thấy phù hợp thì tiếp tục áp dụng cho những lần sau.
Cháo gà đen kiểu Đông y: "Bảo phương" cho lá lách, kiện gân cốt, khỏe từ trong ra ngoài
Gà đen xưa nay được đánh giá là một món ăn quý để tăng cường sức khỏe, đặc biệt được ưu tiên cho người bệnh, người vừa mới ốm dậy, người có thể trạng yếu.
Bài viết này của chuyên gia Đông y hàng đầu, BS cao cấp Tằng Trùng, Bệnh viện Trung Y thành phố Tùy Châu (TQ) hướng dẫn cách nấu món cháo gà đen theo phương pháp Đông y và giới thiệu tác dụng của món ăn này để quý vị có thể tham khảo, áp dụng khi cần.
Cháo gà đen là "bảo phương" (thang thuốc quý) trong Đông y
Món cháo gà đen là một món ăn được chế biến từ thịt gà đen làm nguyên liệu chính. Ngoài hương vị thơm ngon của món ăn thì đây còn là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng phong phú, bao gồm nhiều loại chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người.
Chỉ cần nói về món cháo gà đen, có lẽ nhiều người trong chúng ta sẽ dễ dàng nghĩ ngay đến thuốc bổ dành cho phụ nữ. Và chúng ta luôn tự hỏi, vậy thì những nhóm người khác có nên ăn cháo gà đen không?
Thực tế, vì chúng ta đã sống trong một thời gian dài khó khăn về cái ăn cái mặc, nên những món ngon và bổ như cháo gà đen thường được ưu tiên cho phụ nữ, những người trong giai đoạn sinh đẻ, dưỡng bệnh hoặc thể trạng yếu.
Nhưng ngày nay, mọi chuyện đã khác xưa. Điều kiện kinh tế khá lên, vật chất đầy đủ hơn, việc nuôi gà cũng thuận lợi và có sản lượng nhiều hơn nên món gà đen không phải là thực đơn "độc quyền" cho người ốm hay phụ nữ nữa, mà bất kỳ ai đều có thể ăn cháo gà đen trong cuộc sống thường ngày để tăng cường sức khỏe, giảm bớt bệnh tật.
Nam giới ăn cháo gà đen có tốt không?
Trước hết, chúng ta cần hiểu rằng nam giới cũng rất nên ăn cháo gà đen. Không có sự khác biệt về giới tính hay lứa tuổi khi ăn cháo gà đen. Miễn là cơ thể cần nó, đàn ông, phụ nữ, người già và thanh thiếu niên đều có thể ăn món ngon bổ dưỡng này. Đây không phải là món ăn độc quyền dành cho phụ nữ.
Lợi ích của món gà đen
1. Bổ hư kiện tì, khỏe toàn thân và tăng cường chức năng lá lách
Theo nghiên cứu của Đông y, cháo gà đen nấu theo kiểu Đông y sẽ có vị ngọt và dịu nhẹ, rất giàu chất dinh dưỡng và có tác dụng bổ sung sự thiếu hụt sức khỏe do sự hư tổn chức năng hoạt động của các bộ phận trong cơ thể và củng cố sức khỏe của lá lách và dạ dày.
Nam giới thường xuyên ăn cháo gà đen có thể nhanh chóng cải thiện các triệu chứng của lá lách và dạ dày yếu, kém ăn, và cơ thể thiếu năng lượng, tinh thần thiếu đi sự phấn chấn, hứng khởi.
2. Tráng kiện gân cốt, mạnh mẽ từ bên trong
Cháo gà rất giàu protein và canxi. Khi chúng ta ăn đều đặn thường xuyên có thể giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể và có tác dụng nhất định giúp tăng cường cơ bắp và xương khớp.
Món ăn này không chỉ có thể giúp thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của xương ở người trẻ mà còn giúp ngăn ngừa loãng xương ở người già. Già trẻ lão ấu đều có thể ăn thường xuyên.
3. Cải thiện khả năng miễn dịch - chống lại bệnh tật
Cháo gà đen là món ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng, có thể bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người, và có tác dụng bồi bổ rất tốt, đặc biệt là tăng cường và cải thiện khả năng miễn dịch, tạo tiền đề tốt để cơ thể chống lại được bệnh tật tấn công.
Nam giới tiêu thụ món cháo gà đen thường xuyên cũng có thể giúp cải thiện khả năng miễn dịch của chính họ và tăng cường thể lực tổng thể.
Mặc dù cháo gà đen có rất nhiều lợi ích cho nam giới, nhưng không nên tiêu thụ quá nhiều. Thông thường, nam giới nên ăn 1-2 bát súp gà đen mỗi ngày là tối đa. Nếu bạn ăn quá nhiều, dạ dày không thể hấp thụ hết được tất cả chất dinh dưỡng, sẽ gây dư thừa. Sự tích tụ các chất dinh dưỡng trong dạ dày và ruột có thể gây khó tiêu và cảm giác khó chịu ở đường tiêu hóa.
Cách chế biến cháo gà đen
Nguyên liệu chính: 1 con gà đen, 1 miếng gừng, 1 muỗng cà phê muối (5g), 2500ml nước.
Nguyên liệu phụ: 5 quả táo tàu khô, 5 hạt sen, 10g lúa mạch, 10g hoa huệ (bách hợp), 10g kỷ tử, 40 g khoai môn/khoai mỡ hoặc khoai từ, 10 g đảng sâm, 3g Xuyên sa nhân, 50 g đậu lăng.
Phương pháp chế biến
1) Làm sạch và sơ chế gà, bỏ đầu gà và các cơ quan nội tạng, rửa bằng nước bên trong và bên ngoài, và cắt nó thành miếng lớn. Gừng gọt vỏ và cắt thành lát to.
2) Cho các nguyên liệu phụ vào một cái bát lớn, đổ nước sạch vào ngâm trong 2 phút, đổ nước ra và rửa lại hai lần, vớt ra để ráo nước.
3) Cho gà đen vào nồi, đổ nước sạch vào đun sôi ở nhiệt độ cao, sau đó dùng muỗng để hớt bọt, phải đảm bảo vớt sạch bọt cho nước dùng trong. Thêm phần nguyên liệu phụ đã ráo nước vào nồi, đậy vung và đun trong 2 giờ với lửa nhỏ.
4) Cuối cùng, mở nắp và cho muối vào theo nhu cầu, thay đổi nhiệt độ thấp thành nhiệt độ cao và nấu sôi trong 5 phút trước khi sử dụng.
Lưu ý: Để việc nấu nướng tiện lợi, bạn có thể thay đổi nguyên liệu phụ dựa vào nguồn thực phẩm sẵn có và sở thích khẩu vị của mỗi người.
Đây là món cháo gà chế biến theo kiểu Đông y xưa, cũng có thể gọi là súp gà hoặc canh gà. Chúc các bạn ngon miệng và luôn khỏe mạnh.
10 mẹo kỳ lạ về cơ thể, bạn có muốn thử không? Tinh thần của có ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe thể chất. Thể chất và tinh thần hỗ trợ lẫn nhau và thật sự đáng kinh ngạc khi các quá trình khác nhau trong cơ thể có thể được kiểm soát và kích hoạt lẫn nhau. Các nhà nghiên cứu cho rằng nhai kẹo cao su giúp tập trung lâu hơn vào...