7 bài tập giúp phụ nữ Nhật Bản giữ nét tươi trẻ
Các bài tập vẫy chân, tư thế chiếc lá, con thuyền… là bí quyết giúp phụ nữ Nhật Bản khỏe khoắn, trẻ lâu.
Bài tập vẫy chân
Cách thực hiện: Nằm úp bụng trên mặt phẳng cứng, gập chân về phía sau và vẫy như thể đang bơi. Cố gắng để gót chân chạm càng gần mông càng tốt. Khi bắt đầu tập, bạn có thể thấy khó khăn. Kiên trì thực hiện mỗi ngày sẽ có hiệu quả.
Tác dụng: Bài tập làm tăng lưu lượng máu đến chân, giúp đôi chân không bị đau nhức, mệt mỏi.
Tư thế chiếc lá
Cách thực hiện: Nằm duỗi thẳng trên một mặt phẳng cứng, mặt hướng lên trên. Thư giãn và tưởng tượng cơ thể của bạn trống rỗng nhẹ bẫng.
Gập đầu gối lại, bàn chân vẫn đặt hoàn toàn trên sàn. Từ từ nâng đầu lên và chạm hai bàn tay vào đầu gối, xương sống không nhấc lên khỏi sàn. Giữ tư thế này lâu nhất có thể và cảm nhận năng lượng đi qua đầu. Sau đó trở về tư thế nằm và thư giãn cơ thể.
Tác dụng: Bài tập giúp cải thiện tư thế và tuần hoàn não.
Cách thực hiện: Nằm ngửa, duỗi thẳng người và hai cánh tay đặt sát ở hai bên hông. Nhấc 2 chân lên cao, cẳng chân duỗi thẳng, đồng thời nhấc thân trước, hai cánh tay duỗi thẳng về phía trước và ngón tay chạm vào đầu gối, lưng thẳng. Dáng người của bạn lúc này trông sẽ giống một con thuyền.
Giữ tư thế này cho đến khi bạn cảm thấy mệt thì dừng lại. Thực hiện liên tiếp nhiều nhất 10 lần, tùy vào sức của cơ thể.
Tác dụng: Bài tập này đặc biệt phù hợp với phụ nữ sau sinh, khi sức cơ bắp yếu, giúp cải thiện sự cân bằng, hệ tiêu hóa và giảm mỡ bụng.
Video đang HOT
Cách thực hiện: Đứng thẳng, tập trung vào cơ thể và tưởng tượng cơ thể không trọng lượng. Vòng tay ra phía sau và đan các ngón tay lại với nhau.
Từ từ uốn cong lưng và kéo căng vai của bạn về phía sau. Đến khi giãn hết cỡ thì thả lỏng hai tay, nhẹ nhàng vặn người qua trái phải. Khi bạn đã cảm thấy mệt, trở về tư thế ban đầu.
Tác dụng: Tư thế cành liễu giúp giảm tình trạng đau lưng, tăng cường tuần hoàn máu.
Cách thực hiện: Đứng thẳng, hai bàn chân hơi tách ra. Thả lỏng eo và dùng lực từ từ cúi gập người xuống, tay thả lỏng và cố gắng chạm sát xuống đất.
Sau đó trở về tư thế ban đầu và nghiêng người qua trái, qua phải. Lặp lại động tác nhiều lần một cách chậm rãi và thư giãn.
Tác dụng: Bài tập này giúp giảm đau lưng và đau chân.
Cách thực hiện: Bắt đầu ở tư thế quỳ. Uốn cong lưng và dùng 2 bàn tay nắm lấy cổ chân, đầu ngửa về sau. Giữ tư thế này 5 giây và trở lại vị trí ban đầu. Lặp lại 10 lần tùy theo sức.
Tác dụng: Bài tập dây cung giúp giảm béo đùi, nở hông, cải thiện tình trạng đau lưng dưới và cải thiện hô hấp.
Ngồi gập bụng
Cách thực hiện: Nằm ngửa trên mặt sàn cứng và thư giãn cơ thể. Vòng 2 tay qua phía sau đầu. Từ từ gập người bạn lên thành tư thế ngồi, 2 chân vẫn duỗi thẳng. Sau đó gập người về trước càng sâu càng tốt và thư giãn. Sau 10 giây, trở lại vị trí ban đầu và lặp lại động tác 10 lần.
Tác dụng: Bài tập này giúp giảm cân và có lợi cho hệ thống tuần hoàn máu và cột sống, phát triển trí tưởng tượng và giúp tâm trí bình tĩnh hơn.
Theo Smalljoys
"Bật mí" loại thực phẩm rẻ tiền tốt chẳng kém đông trùng hạ thảo nên bổ sung điều độ để vừa khỏe vừa đẹp
Ngay từ thời nhà Đường, thịt chim bồ câu đã được liệt kê trong nhóm trị bệnh bằng món ăn. Đông y ghi nhận thịt bồ câu không chỉ chữa bệnh mà còn dưỡng nhan hiệu quả.
Chim bồ câu được coi là thuốc quý trong Đông y, thậm chí có tác dụng chẳng kém đông trùng hạ thảo
Trong những loại thịt động vật có cánh, chim bồ câu được coi là loại thực phẩm bổ dưỡng hơn cả. Chim bồ câu là loại động vật thuộc họ chim gáy, tên khác là bồ câu nhà, chim câu, là loài chim được nhân dân nuôi rộng rãi. Có nhiều giống rất khác nhau về kích thước và màu sắc, được phân chia thành các nhóm như bồ câu đưa thư, bồ câu bay lượn, bồ câu cảnh và bồ câu thịt. Trong đó, chỉ có bồ câu thịt được dùng phổ biến làm thực phẩm và làm thuốc chữa bệnh.
Trong những loại thịt động vật có cánh, chim bồ câu được coi là loại thực phẩm bổ dưỡng hơn cả.
Ngay từ thời nhà Đường, thịt chim bồ câu đã được liệt kê trong nhóm trị bệnh bằng món ăn. Thịt chim bồ câu tốt hơn những gì bạn nghĩ chỉ là món ăn thông thường. Sách "Bản Thảo Cương Mục" của danh y Lý Thời Trân có viết: "Thịt chim bồ câu rất nổi tiếng là có tính kích thích công năng giường chiếu mạnh mẽ". Kể cả trứng chim bồ câu có tác dụng bổ thận, ích khí. Nhưng sử dụng hiệu quả nhất vẫn là chim bồ câu non, dưới 1 tháng tuổi.
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học cổ truyền), trong Đông y, thịt chim bồ câu vị ngọt, tính bình, hơi ấm không độc. Chúng có tác dụng bổ ngũ tạng (tim, gan, tỳ, phế, thận), kiện tỳ vị, ích khí huyết, trừ khử phong giải độc. Ăn thịt chim bồ câu cũng kích thích việc ăn uống, cải thiện khả năng tuần hoàn não, giúp tinh thần sảng khoái, đem lại thể lực sung mãn và da dẻ mịn đẹp hơn.
Thịt chim bồ câu vị ngọt, tính bình, hơi ấm không độc.
Lương y Vũ Quốc Trung nhấn mạnh, thịt chim bồ câu đặc biệt tốt cho những người thận hư yếu, bị lao tổn, suy nhược cơ thể, phụ nữ huyết hư sinh hoa mắt, chóng mặt, ù tai, kinh nguyệt không đều, người gầy yếu, bắp tay, bắp chân mềm yếu, trẻ nhỏ mắc chứng kém ăn, còi xương, chậm lớn, hay ra mồ hồi trộm, bệnh nhân ung thư cũng có thể sử dụng loại thịt này trong chế độ ăn. Nói chung, loại thực phẩm này có công dụng chẳng thua kém gì đông trùng hạ thảo trong khi có giá cả thấp hơn rất nhiều.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, chim bồ câu sở hữu chất thịt ngon mềm và có hàm lượng dinh dưỡng vô cùng phong phú, trung bình từ 21-22% protein chất lượng cao. Trong khi đó, hàm lượng mỡ trong loại thịt này chỉ rơi vào khoảng 1-2%, thấp hơn nhiều so với thịt gà. Thịt chim bồ câu cũng chứa hàm lượng cao các loại axit amin dễ hấp thu, giàu canxi, các vitamin nhóm A, B, E... có tác dụng bồi bổ cơ thể rất tốt.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, chim bồ câu sở hữu chất thịt ngon mềm và có hàm lượng dinh dưỡng vô cùng phong phú, trung bình từ 21-22% protein chất lượng cao.
Chưa hết, loại thực phẩm này còn được dùng như loại thuốc chủ trị nhiều bệnh như bệnh tiêu khát, tắc kinh, khí hư bất thường ở phụ nữ giúp nâng cao trí nhớ, hạ huyết áp, điều hòa tuần hoàn máu, dưỡng nhan, kéo dài tuổi thọ.
Dùng thịt chim bồ câu làm thuốc chữa bệnh trong Đông y, dưỡng nhan cho chị em phụ nữ
Theo lương y Vũ Quốc Trung, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng thịt chim bồ câu để làm thuốc chữa bệnh. Một số bài thuốc chữa bệnh, dưỡng nhan từ thịt chim bồ câu được vị lương y này chỉ ra là:
- Bồi bổ cơ thể, chống suy nhược, mệt mỏi: Chim bồ câu nấu cháo với hạt sen, cốm, đậu xanh, đậu đen, ăn thường xuyên với tần suất 2-3 lần/tuần để đạt tác dụng tối đa. Món ăn này cũng giúp dưỡng nhan hiệu quả.
Chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng thịt chim bồ câu để làm thuốc chữa bệnh.
- Chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh lâu ngày không thông: Lấy tiết chim bồ câu trộn với bột xơ mướp, đốt tồn tính làm thành bánh, phơi khô, khi dùng thì tán nhỏ, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g với rượu lúc đói.
- Chữa xuất tinh sớm, mộng tinh, di tinh: Thịt chim bồ câu đực 1 con, đem bỏ nội tạng hầm chín với lửa nhỏ cùng 30g hoàng tinh, 15g ích trĩ nhân, 30g ngũ bội tử, 30g khởi tử, 200ml rượu nếp cái, ăn nóng.
- Tăng cường sinh lý nam nữ: Chim bồ câu ra ràng 1 con, làm thịt, bỏ ruột, chặt nhỏ; hoàng kỳ 30g, câu kỷ tử 30g, phơi khô, thái nhỏ, trộn đều, thêm nước, hấp cách thủy cho chín nhừ, thêm gia vị, rồi ăn cái, uống nước. Cứ 3 ngày ăn một lần. Dùng 3-5 lần.
- Dưỡng nhan, chăm sóc da dẻ mịn khỏe, hồng hào: Làm bồ câu hầm hạt sen - Món ăn được dân gian lưu truyền bao đời nay - chính là một giải pháp dưỡng nhan, chăm sóc da hoàn hảo cho chị em phụ nữ.
Bạn có thể tìm mua các nguyên liệu cần thiết để thực hiện một số món ăn bài thuốc này tại các cửa hàng VinMart, VinMart hoặc VinEco gần nhất để đảm bảo độ tươi ngon và an toàn của thực phẩm cho gia đình mình!
Theo Helino
Xanh tóc, đỏ da nhờ cây hà thủ ô Dịch của hà thủ ô làm chậm quá trình lão hóa và tăng hồng cầu trong máu khiến da hồng hào, râu tóc giữ được màu lâu dài. Bác sĩ y học cổ truyền Nguyễn Thùy Ngân, phòng khám Y học cổ truyền Sài Gòn, cho biết hà thủ ô đỏ còn có tên gọi khác là dạ hợp hay dạ giao đằng,...