7 bài học không cười không lấy tiền từ Mắt Biếc: Ôm đàn rồi viết lên cây làm chi, lẽ ra Ngạn nên đu xà nâng tạ
Đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao Ngạn mãi cũng không được lòng Hà Lan? Xem ngay 7 bài học rút ra từ Mắt Biếc dưới đây để hiểu rõ!
Phim tình cảm lãng mạn từ xưa tới nay luôn là nguồn cảm hứng cho cư dân mạng vẽ vời nên những bài học tình yêu đầy tâm đắc. Mắt Biếc không ngoại lệ. Tình đơn phương, tình mẹ duyên con, làm sao để “cua” gái vượt mặt những đứa khác đều “tề tựu” đầy đủ trong Mắt Biếc. Xem qua những bài học ngắn gọn rút ra từ bộ phim dưới đây từ các cư dân mạng, để vào đời mà yêu không bỡ ngỡ.
1. Hà Lan có bầu, mà chỉ cho người ta ăn cháo, rồi hỏi sao người ta không có sữa. Hà Lan không chọn Ngạn là đúng!
Nhìn xem Lan có vui hông?
2. Thay vì viết lên cây và ôm đàn thì Ngạn nên ôm cục tạ với đu xà. Đàn ông đàn ang vì yêu mà ốm như nghiện thế kia, đã vậy thêm cái máu anh hùng “3 xu” bị Dũng đập cho một trận. Hà Lan lại không sai khi chọn Dũng vì phụ nữ cần người đàn ông để bảo vệ.
So sánh sương sương!
3. Các liền anh liền chị đi học đều đặn, nghỉ học có xin phép nha. Thời buổi này chỉ cần nghỉ học 1 tuần là thiên hạ sẽ đồn đại bạn có bầu. Ủa?
Cái này giống như việc đi học đều thì không điểm danh, lâu lâu nghỉ học một buổi thì kiểm tra. Ủa?
4. Khói xe Honda ngoài việc gây sương mù, bụi mịn PM2.5 thì còn có thể gây có bầu!
Nhìn hình này chỉ có ước giá mà Ngạn mua xe sớm hơn!
5. Giá thịt heo chạm mốc 200 nghìn 1 kí. Ngạn chỉ cần ngồi ăn cơm với đĩa thịt heo luộc hoặc ba rọi là có liền 2 cô gái xinh xắn qua đòi ngủ chung.
Một ông giáo tay đeo Rolex, mắt kính Monster ngồi dáng vẻ điềm tĩnh ăn thịt heo luộc sương sương ai cũng đổ cái rầm. Vật giá leo thang, liêm sỉ theo đó là rớt xuống hết!
6. Tán gái thì Dũng dắt Hà Lan đi du lịch, đi xem phim, đi nhảy đầm, kiểu này không đổ mới lạ. Chứ ai đời dắt gái đi CHỢ! Một lần nữa, không chọn Ngạn là chính xác.
Không đi chợ mua tôm khô thì dắt lên đồi, lên rừng ngồi hát năm này qua tháng nọ. “Em ơi, 1 túp lều tranh 2 quả tim vàng” với 1 căn biệt thự vài chiếc xe thì em chọn đi.
7. Ý nghĩa của phim là yêu thì phải nói. Ngay lúc này, hãy mạnh dạn thổ lộ với crush, dắt crush đi xem phim, làm những việc tốt nhất dành cho crush, lấy điểm cao nhất trong mắt crush. Vì biết đâu sau này, crush thành má vợ bạn thì sao?
Không lấy được crush thì lấy con của crush cũng là 1 ý kiến không tồi.
Trailer Mắt biếc
Mắt Biếc hiện đang công chiếu tại các cụm rạp trên toàn quốc.
Theo trí thức trẻ
Cư dân mạng nợ Trúc Anh (Mắt Biếc) một lời xin lỗi: Hà Lan đúng là người hướng nội mà!
Trong truyện, Hà Lan có thể là cô gái hướng ngoại, yêu ghét tùy thích vào cảm nhận của độc giả. Nhưng lên phim, Hà Lan của Mắt Biếc là hướng nội, khán giả chỉ có thương, chứ khó lòng giận!
Cách đây vài ngày, trong một cuộc trả lời phỏng vấn cho một tạp chí online, Trúc Anh (vai Hà Lan) cho rằng Hà Lan của Mắt Biếc là người hướng nội. Phát ngôn này ngay lập tức khiến cho số đông fan trung thành của truyện Mắt Biếc vô cùng phẫn nộ và cho rằng Trúc Anh không hiểu nhân vật. Tuy nhiên, cái mà người hâm mộ dựa vào để đưa ra nhận xét là trên từng trang sách, còn thứ mà Trúc Anh làm cơ sở để phát ngôn là từ kịch bản phim, hai điều này phần nào có khác biệt.
Tạo hình Hà Lan của Trúc Anh
Chúng ta đã quá yêu mến nguyên tác của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, để rồi mang ý nghĩ về một nàng thơ bỏ quê, bỏ xứ, vô tâm, nên thương Hà Lan thì ít mà giận cô thì nhiều. Ngược lại, ở bản điện ảnh, câu chuyện được điều chỉnh đôi chút. Cô có chút dễ dãi, ham mê phố thị nhưng sao khán giả vẫn chẳng thể giận được. Càng xem về cuối, người ta lại thấy thương Hà Lan nhiều hơn!
Hoàn cảnh gia đình đáng thương, tuổi thơ bên người mẹ đơn thân!
Ban đầu, khi xem tới đoạn phim mẹ Hà Lan thừa nhận bà chửa hoang, fan nguyên tác chắc hẳn phải rất bất ngờ. Bởi trong từng trang sách, Hà Lan là cô gái hạnh phúc, có gia đình ấm êm từ lúc nhỏ. Đặc biệt, đôi mắt cô sở hữu là kế thừa từ cha . Tuy nhiên, đến lúc lên phim, gia đình Hà Lan lại thiếu đi một mảnh ghép. Cô sống trong những tháng năm tuổi thơ bên người mẹ đơn thân. Đối với bất kỳ một ai có gia đình như vậy, hẳn phải hiểu rõ cảm giác. Đó là việc tủi thân khi nhìn thấy bạn bè đồng trang lứa mẹ cha đầy đủ, là việc phải nghe tiếng xì xào của xóm giềng về xuất thân không mấy trong sạch, đó còn là những tháng ngày mải miết đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: "Cha con là ai?"
Thử hỏi, một đứa trẻ lớn lên trong sự thiếu hơi ấm người cha như vậy, không ôm bất kỳ tâm tư nào ư? Huống hồ gì Hà Lan còn là một cô gái, thứ cảm xúc trống vắng trong suốt những năm tuổi thơ đã đâm xuyên tâm hồn mỏng manh của cô mất rồi. Do đó, nó cần được may vá, sửa chữa, từ chính bên trong nội tâm. Đến đây, nói Hà Lan là người hướng nội thì lại sai chỗ nào? Chỗ sai duy nhất đó là việc đạo diễn đã chỉnh sửa kịch bản so với nguyên tác?
Đời người con gái, sao cứ mãi đợi chờ một chàng trai?
Lúc đọc những chương đầu truyện Mắt Biếc, Ngạn (Trần Nghĩa) mới là người khiến độc giả phải bực mình. Cái bực mình ở đây chính là yêu mà không dám nói. Nhưng không, thật ra Ngạn có thổ lộ với Hà Lan rồi, chỉ là thông qua những Cung Tiến, Phạm Đình Chương, Phạm Duy rồi Từ Công Phụng. Vì là bạn thân từ nhỏ đến lớn, nên dù có hiểu, Hà Lan cũng không muốn hiểu, trừ khi Ngạn tự nói ra.
Vậy đó, cái nhút nhát của một người đàn ông đã mãi đánh mất tình đầu, chứ không phải lỗi hoàn toàn thuộc về Hà Lan. Có người con gái nào, không trông chờ chính chàng trai mình thích nói ra câu yêu đương, nhẹ nhàng cái hôn trong từng lần hẹn hò. Đây còn là Hà Lan, cô gái với tâm hồn chi chít sẹo từ gia đình. Giá mà Ngạn can đảm, thể hiện được mình là một người đàn ông mạnh mẽ, là chỗ dựa cho Hà Lan vững tin, thì cô còn từ chối được sao?
Rồi đến khi gặp Dũng, đó là hình mẫu trong mơ của Hà Lan. Một người con trai có gia thế, bên ngoài lãng tử, bên trong tài năng. Dũng sẵn sàng chở cô trên chiếc xe mô tô, thay vì cọc cạch trên chiếc xe đạp của Ngạn. Quan trọng hơn hết, Dũng chủ động ngỏ lời, chủ động đón đưa, chủ động hứa hẹn. Nếu là Hà Lan, bạn sẽ chọn Dũng "mật ngọt chết ruồi" hay chọn Ngạn để giữ mãi khoảng cách trong sáng, an toàn, nhàm chán?
Dũng hội đủ những yếu tố khiến Hà Lan có thể quên mình vì tình yêu!
Nhìn Trà Long, Hà Lan thấy có lỗi. Nhìn Ngạn, Hà Lan thấy tiếc nuối!
Đoạn đối thoại giữa Ngạn và Hà Lan ở gần cuối phim là bàn đạp đẩy cảm xúc khán giả lên cao. Khi Ngạn yêu cầu được chăm sóc cô và Trà Long (Khánh Vân), Hà Lan thẳng thừng từ chối trong nước mắt. Cô buông miệng: "Khi nhìn Trà Long, Hà Lan thấy lỗi lầm của mình. Khi nhìn Ngạn, Hà Lan thấy toàn là tiếc nuối". Đoạn này chắc hẳn khiến khán giả giật mình. Phải là một cô gái luôn trăn trở về quá khứ, lòng không thôi những suy tư mới có thể thốt ra được những lời này.
Đó là cô gái hướng nội, là một Hà Lan sau những ngày của tuổi trẻ, cuối cùng cũng thấy được tháng năm rực rỡ nhưng đầy sai lầm của mình. Hà Lan cho rằng việc bên cạnh Ngạn là bất công với anh và quá dễ dàng với cô. Do vậy, Hà Lan không cho phép mình đến với Ngạn, để cô mãi nhớ về tuổi thơ, nhớ về sai lầm, nhớ về những bất công mà Ngạn phải chịu.
Tạm kết
Nói là Hà Lan là người hướng nội không việc gì to tát, hay đáng phải tranh cãi ầm ĩ. Kể cả mỗi chúng ta, không phải ai cũng là người hướng nội đó sao? Ban ngày trưng ra bộ mặt vui vẻ, cười cười nói nói nhưng đêm xuống lại chập chờn với suy tư và nỗi lo riêng trong đầu. Đến mức, đọc được một bài viết miêu tả tính cách người hướng nội đâu đó, liền gật gù chấm đủ tiêu chí cho mình. Như vậy, thật ra Trúc Anh không nói sai cho Hà Lan, mà cô đang hiểu Hà Lan, người con gái đáng thương hơn đáng trách!
Trailer Mắt Biếc
Mắt Biếc công chiếu chính thức tại các rạp từ 20/12.
Theo trí thức trẻ
7 điểm khác nhau giữa phim và truyện của Mắt Biếc: Vắng nhiều nhân vật quan trọng nhưng may quá có thêm "bé Hồng" Không thích giữ mình trong an toàn, đạo diễn Victor Vũ đã mạo hiểm thay đổi một số nội dung trong phim Mắt Biếc so với nguyên tác. Điều này không gây thất vọng cho khán giả chút nào! Lưu ý: bài viết có tiết lộ nội dung phim, độc giả cân nhắc trước khi đọc Như vậy là sau bao ngày chờ...