6.984 người các nhóm nguy cơ trong cộng đồng TP.HCM đều âm tính COVID-19
Theo báo cáo Sở Y tế TP.HCM ngày 12-2, tất cả 6.984 mẫu xét nghiệm tầm soát các nhóm nguy cơ trong cộng đồng tại TP.HCM đều âm tính với COVID-19.
Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 người có nguy cơ trong cộng đồng – Ảnh: NHẬT THỊNH
Cụ thể, ngành y tế đã lấy 271 mẫu là tài xế; 2.130 mẫu tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, doanh nghiệp là; 2.265 mẫu tại các chợ đầu mối; các bến xe là 141 mẫu; các siêu thị, hệ thống Co.op là 470 mẫu và các khu dân cư, nhà trọ công nhân là 1.707 mẫu.
Kết quả xét nghiệm cho thấy tất cả 6.984 mẫu trên đều âm tính với COVID-19.
Bên cạnh đó, Sở Y tế cho biết 8.404 mẫu xét nghiệm là nhân viên y tế, người phục vụ, bệnh nhân mạn tính điều trị nội trú tại các bệnh viện cũng đều âm tính với COVD-19.
Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, thành phố đã khoanh vùng, phong tỏa tạm thời nhiều địa điểm có ổ dịch trong cộng đồng để xử lý tiêu độc khử trùng và điều tra, xét nghiệm cho người tiếp xúc.
Đồng thời để đảm bảo an toàn cho hành khách đến và đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, thành phố yêu cầu những người đang làm việc tại sân bay phải lấy mẫu xét nghiệm mỗi ngày, chỉ khi kết quả xét nghiệm âm tính (xét nghiệm có giá trị từng ngày một) họ mới được đến sân bay làm việc.
Video đang HOT
Trước đó, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho hay TP.HCM đang thực hiện khẩn việc mở rộng lấy mẫu xét nghiệm giám sát các nhóm nguy cơ cao ở cộng đồng từ nay đến trước ngày 14-2 (mùng 3 Tết), đang chờ kết quả xét nghiệm 2.485 mẫu.
Từ ngày 6 đến 10-2, TP.HCM ghi nhận 33 ca COVID-19 trong cộng đồng, trong đó 8 trường hợp cùng chung nhóm làm việc bốc dỡ, sắp xếp, giám sát hành lý, hàng hóa ở sân bay Tân Sơn Nhất (thuộc Công ty VIAGS).
Cùng ngày, thông tin từ Sở Y tế cho biết người nhà (mẹ) một nhân viên bộ phận bốc xếp hàng hóa của Công ty trên có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Như vậy, trong vòng một tuần, TP.HCM ghi nhận 34 ca dương tính COVID-19.
TP.HCM có thêm ca nhiễm: Người dân hẻm Mả Lạng 'mất Tết rồi nhưng đành chịu!'
Nhiều kế hoạch của những ngày sát Tết Tân Sửu như đi chợ hoa, biếu quà, thăm người thân... của người dân hẻm Mả Lạng (Q.1, TP.HCM) bỗng chốc 'tan tành' vì hẻm bị phong tỏa do liên quan đến ca nhiễm Covid-19 mới.
Người dân hẻm Mả Lạng chịu cảnh phong tỏa vì có liên quan đến BN 2005 . Ảnh KHẢ HÒA
Con hẻm Mả Lạng từ số 245 Nguyễn Trãi đến 168 Nguyễn Cư Trinh (Q.1) bị phong tỏa tạm thời. Có mặt tại đây sáng 8.2, PV Thanh Niên ghi nhận lực lượng chức năng túc trực tại đây 24/24. Lượng người tiếp tế nhu yếu phẩm cho người thân trong hẻm tập trung đông trước rào chắn, quá trình giao nhận đều tuân thủ các nguyên tắc phòng, chống dịch Covid-19.
Người dân hẻm Mả Lạng được tiếp tế sau khi con hẻm bị phong tỏa nửa đêm hôm qua, tức 26 tháng Chạp . Ảnh KHẢ HÒA
Mất Tết rồi... nhưng đành chịu thôi là tâm trạng của nhiều bà con ở hẻm Mả Lạng . Ảnh KHẢ HÒA
Anh Lê Nhật Thanh (25 tuổi, ngụ Q.6) đã có mặt tại nơi phong tỏa từ rất sớm để mang gói thực phẩm đến gửi cho cô của anh. Anh cho biết bản thân có chút lo lắng khi đến gần nơi đang bị phong tỏa vì dịch Covid-19: "Cô mình cần thì mình phải giúp cô thôi, chỉ mong cô có đủ sức khỏe trong quá trình bị phong tỏa".
PV Thanh Niên liên hệ với cô của anh Thanh qua điện thoại. Bà Lê Thị Mai (63 tuổi) cho biết hiện bà đang sống cùng con trai và con dâu và khi hay tin gia đình bà bị phong tỏa, người thân gọi hỏi thăm liên tục.
Anh Lê Nhật Thanh (25 tuổi, ngụ Q.6) có mặt tạo nơi phong tỏa từ rất sớm để mang gói thực phẩm đến gửi cho cô của anh. ẢNH: CAO AN BIÊN
"Chuyện xảy ra bất ngờ quá nên tôi có phần hoang mang, nhất là khi phải sống ở đây không được đi đâu nên cũng chưa có quen, cứ thấy bực bội, bức bối quá. Thực phẩm giờ cũng chưa biết sao, trong nhà cũng còn ít gạo thôi mà cũng sắp hết, chưa có mua đồ gì cả", bà rầu rĩ chia sẻ.
Bà Mai cho biết thêm hiện tại, người dân chưa có thông tin khi nào sẽ dỡ bỏ phong tỏa. Tuy nhiên, bà đã chuẩn bị sẵn tâm lý cách ly qua Tết Tân Sửu. Bà nói: "Năm nay định về dưới vườn ở Bình Phước đón Tết, mà tình hình như thế này thì không có Tết gì luôn. Thôi, xui thì đành chịu chứ biết sao!".
Hàng xóm của bà Mai là bà Nguyễn Xuân Hồng (64 tuổi) cũng đang chịu cảnh cách ly cùng với gia đình 5 người. "Cách ly vậy tôi thấy bình thường, giữ bình tĩnh chứ không quá sợ. Thương là thương cháu của tôi còn nhỏ quá, không biết ăn uống như thế nào", bà Hồng nói với PV qua điện thoại.
Ông Tạ Quốc Tuấn (61 tuổi, Q.1) bán vé số sát con hẻm cho biết ông không quá lo ngại nên vẫn bán xuyên Tết, chỉ cần tuân thủ tốt việc phòng chống dịch. ẢNH: CAO AN BIÊN
Bà cũng kể thêm, mới hôm qua bà còn có dự định đi du xuân, biếu quà cho người thân nhưng vì lệnh phong tỏa đành phải gác lại mọi dự định cho dịp Tết. "Cũng may là chúng tôi có mua mấy chục ký gạo hôm trước, nhà còn tí nước mắm, nước tương nên ăn uống cũng không sợ thiếu đồ ăn. Với lại trong đây có tạp hóa nên cũng mua được đồ", bà cười.
Bà Hồng cho biết hoàn cảnh của gia đình con trai bà khó khăn, vợ bệnh nên con bà chạy xe ôm công nghệ kiếm sống. "Cách ly như vậy thì làm ăn được gì đâu, tôi lại phải nuôi các con mình". Tuy nhiên, bà cho biết cả gia đình sẽ tuân thủ tốt quy định trong quá trình phong tỏa để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người.
TP.HCM có thêm ca nhiễm Covid-19, người dân tuân thủ các quy định phòng dịch của chính quyền KHẢ HÒA
Theo quan sát, các hàng quán bên ngoài nơi phong tỏa vẫn hoạt động bình thường. "Cửa hàng thuốc của tôi vẫn mở vì dù dịch bệnh nhưng cuộc sống vẫn diễn ra, tôi thấy sáng giờ bán cũng có khách nên chắc là không sao đâu", một người bán thuốc gần đó lạc quan.
TPHCM phong tỏa hẻm Mã Lạng trong đêm vì ca nghi mắc COVID-19 Đêm ngày 7/2, những hộ dân trên đường Nguyễn Trãi, Nguyễn Cư Trinh (quận 1, TPHCM) bất ngờ khi cơ quan chức năng tiến hành phong tỏa, cách ly khu vực này vì có trường hợp nghi mắc COVID-19. Khu Mã Lạng bị phong tỏa, cơ quan chức năng túc trực 24/24 Theo đó, nguyên con hẻm Mã Lạng từ 245 Nguyễn Trãi...