67.500 máy bay, tàu thuyền bất hợp pháp đến nước Anh mỗi năm
Một báo cáo mới đây của chính phủ Anh cho thấy, mỗi năm nước này có khoảng 67.500 máy bay nhỏ và tàu thuyền tiếp cận mà không hề bị kiểm tra.
Khoảng 67.500 máy bay nhỏ, tàu, thuyền đến nước Anh mỗi năm mà không được kiểm soát.
Bộ trưởng Nội vụ Anh Theresa May được cảnh báo rằng bọn tội phạm có tổ chức đang khai thác lỗ hổng trong an ninh biên giới nước này. Trong năm 2015, những người nhập cư cũng tận dụng lỗ hổng kiểm soát an ninh sơ sài, tiếp cận Vương quốc Anh thông qua các tàu, thuyền cập bến ở khu vực bờ biển phía Đông.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng những cảng nhỏ và một số sân bay cũng trở thành mục tiêu cho bọn tội phạm buôn lậu ma túy và vũ khí vào Anh. Thứ trưởng phụ trách nhập cư của Anh David Hansoncho biết: “Chính phủ đã không đảm bảo an toàn tại khu vực biên giới của đất nước”.
“Những số liệu mới công bố cho thấy có đến 67.500 máy bay, tàu thuyền đến Anh mỗi năm mà không hề bị kiểm soát. Rõ ràng đây là một cánh cửa mở cho những kẻ buôn lậu ma túy và vũ khí xâm nhập vào Anh”.
Video đang HOT
Chính phủ Anh cần tăng cường an ninh biên giới nếu không muốn dòng chảy tự do của ma túy, vũ khí lậu đổ vào nước này.
“Tôi tin rằng, ít nhất thì đã đến lúc chính phủ cần tăng cường kiểm tra an ninh với các máy bay nhỏ và tàu, thuyền”, ông David Hanson bổ sung.
“Trên thực tế, chính phủ đã chú trọng đến vấn đề an ninh và kiểm soát nhân sự tại sân bay Heathrow cũng như một số sân bay lớn khác. Tuy nhiên vấn đề lớn là ở những cảng nhỏ và sân bay nhỏ thì chỉ có rất ít hoặc không có nhân viên. Nếu như an ninh biên giới của chúng tôi không được kiểm soát chặt chẽ hơn thì có lẽ đất nước này sẽ phải chịu đựng dòng chảy tự do, liên tục của ma túy và vũ khí nhập lậu”.
Đáp lại những chỉ trích của ông Hanson, quan chức Bộ Nội vụ, ông James Brokenshire cho biết chính phủ đã “cải thiện hệ thống an ninh và xử lý nghiêm các trường hợp bất hợp pháp”.
Trong tháng 12/2015, sau vụ khủng bố Paris, chính phủ Anh đã điều động một số nhân viên thuộc lực lượng đặc biệt đến các khu vực bến cảng, sân bay ở London, Birmingham và Manchester, nơi dễ bị các phần tử cực đoan tấn công.
Nhưng các nhà phê bình cho rằng động thái đó có thể sẽ càng khiến khu vực bờ biển trở thành mục tiêu cho bọn khủng bố và các băng nhóm tội phạm.
PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo Express)
Theo doisongphapluat
1.400 người tị nạn dạt vào Indonesia và Malaysia
Bốn chiếc tàu với khoảng 1.400 người tị nạn trôi dạt vào bờ biển Indonesia và Malaysia ngày 11.5, theo AFP.
Những người tị nạn dạt vào Aceh (Indonesia) ngày 11.5 - Ảnh: Reuters
Hàng ngàn người tị nạn Bangladesh và Rohingya (nhóm Hồi giáo thiểu số ở Myanmar) bị bọn đưa người nhập cư lậu bỏ rơi tại một vùng biển nước nông; tàu chở họ dạt vào một hòn đảo thuộc quần đảo Langkawi (Malaysia).
"Có ba chiếc tàu chở 1.018 người tị nạn, nhưng con số này sẽ cao hơn vì còn nhiều người chưa được tìm thấy", Jamil Ahmed, chỉ huy phó cảnh sát Langkawi cho biết.
Cùng ngày 11.5, đội tìm kiếm và cứu hộ Indonesia cũng phát hiện một chiếc tàu khác chở khoảng 400 người (có cả phụ nữ và trẻ em) dạt vào bờ biển tỉnh Aceh (Indonesia).
Trước đó, ngày 10.5, một chiếc tàu khác chở 573 người tị nạn cũng dạt vào tỉnh Aceh, phần lớn người trên tàu đều trong tình trạng kiệt quệ, thiếu ăn.
Tại Myanmar, khoảng 800.000 người Rohingya bị phân biệt đối xử và bị xem là dân nhập cư bất hợp pháp từ Bangladesh. Vì thế, nhiều người trong số này vượt biển tìm đường tị nạn tại Malaysia và trở thành "món mồi béo bở" của bọn buôn người.
Lam Yên
(VP Bangkok)
Theo Thanhnien
Trừng phạt của Nga có thể gây thiệt hại mạnh hơn Thổ Nhĩ Kỳ dự báo Theo đó, mỗi năm Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thiệt hại đến 12 tỷ USD, cao hơn mức đánh giá trước đó của Ankara là hơn 3 tỷ USD. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan. Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ dẫn nhận định của một quan chức thương mại của nước này cho hay, những đòn trừng phạt của Nga áp dụng đối với...