668 thủy thủ trên tàu sân bay Pháp mắc COVID-19
Bộ Quốc phòng Pháp cho biết, ít nhất 668 quân nhân từ nhóm tàu sân bay Charles de Gaulle đã bị nhiễm virus corona chủng mới.
Hôm 15/4, Bộ Quốc phòng Pháp cho biết 1/3 trong số gần 1.800 thủy thủ trên tàu sân bay Charles de Gaulle và tàu hỗ trợ của Pháp đã bị nhiễm virus corona chủng mới.
“Tối 14/4, 1.767 thủy thủ từ tàu sân bay Charles de Gaulle đã được xét nghiệm. 668 người nhiễm virus corona chủng mới”, Bộ Quốc phòng Pháp cho hay.
668 thủy thủ trên trên tàu sân bay Charles de Gaullecủa Pháp mắc COVID-19. (Ảnh: Reuters)
Bộ Quốc phòng Pháp cũng cho biết 31 người đã nhập viện điều trị COVID-19 tại Toulon, trong đó có một quân nhân phải nằm phòng chăm sóc đặc biệt.
Hôm 12/4, tàu sân bay Charles De Gaulle đã được triệu hồi sớm 10 ngày, cập cảng Toulon, căn cứ hải quân ở miền Nam nước Pháp, sau khi có sự bùng phát dịch COVID-19 trên tàu.
Theo Bộ Quốc phòng Pháp, tất cả các thủy thủ trên tàu Charles De Gaulle đã thực hiện cách ly trong vòng 14 ngày. Một chiến dịch khử khuẩn toàn bộ tàu sân bay cũng như các tàu hộ tống cũng đã được thực hiện từ ngày 14/4.
Nguyên nhân khiến dịch COVID-19 bùng phát trên tàu sân bay Charles De Gaulle hiện vẫn chưa được làm rõ. Tàu sân bay này đã rời đất liền từ ngày 15/3, sau đó tạm dừng ở cảng Brest, miền Tây Bắc nước Pháp.
Video đang HOT
Đến ngày 8/4, tức 3 tuần sau khi rời đất liền và không có tiếp xúc với bên ngoài, các ca nghi nhiễm đầu tiên xuất hiện trên tàu sân bay, khiến giới chức y tế Pháp nghi ngờ thời gian ủ bệnh với một số người có thể kéo dài bất thường.
Các diễn biến mới buộc tàu sân bay duy nhất của Pháp phải hủy bỏ hải trình tới Địa Trung Hải trong chiến dịch Chammal chống lại phiến quân IS ở Trung Đông.
Theo Bộ Quốc phòng Pháp, việc tàu sân bay Charles De Gaulle phải về nước sớm không ảnh hưởng đến hiệu quả tác chiến của chiến dịch chống khủng bố mà Pháp tiến hành ở Bắc Phi và vùng hạ Sahara.
KÔNG ANH
Lỗi kỹ thuật cứu tiêm kích 76 triệu USD
Sai sót kỹ thuật giúp tiêm kích Rafale của Pháp không bị phá hủy khi hành khách ngồi ghế phụ giật nhầm cần phóng dù trong sự cố tháng 3/2019.
Ủy ban điều tra thuộc Bộ Quốc phòng Pháp hồi đầu tuần công bố báo cáo về sự cố hành khách văng khỏi tiêm kích Rafale B tại căn cứ không quân Saint-Dizier, tây bắc nước Pháp hôm 20/3/2019. "Đây là ví dụ điển hình về sự cố lớn bắt nguồn từ hàng loạt sai sót nhỏ", phát ngôn viên không quân Pháp Cyrille Duvivier cho biết.
Theo báo cáo, trong sự cố này, hành khách ngồi ở ghế phụ chiếc tiêm kích Rafale B là người đàn ông 64 tuổi, giám đốc sắp về hưu của một tập đoàn quốc phòng Pháp. Cấp dưới muốn tặng ông món quà chia tay là chuyến bay thử trên tiêm kích Rafale, nhưng không báo trước để gây bất ngờ. Điều này khiến người đàn ông không chuẩn bị trước và chỉ được khám sức khỏe trước chuyến bay khoảng 4 tiếng.
Tiêm kích Rafale B của không quân Pháp. Ảnh: Airliners.
Bác sĩ khám sức khỏe chỉ cho phép ông trải nghiệm các động tác cơ động với gia tốc quá tải 3G, tương đương 3 lần trọng lực Trái Đất. Tuy nhiên, sự cố trong hệ thống máy tính khiến thông tin này không được chuyển tới phi công và tổ kỹ thuật mặt đất.
Các điều tra viên cho biết nhịp tim của ông này lúc đó rất nhanh, khoảng 136-142 nhịp/phút và ông chưa sẵn sàng tâm lý cho chuyến bay trên tiêm kích.
"Tuy nhiên, áp lực từ nội bộ công ty, trong đó bao gồm sự hiện diện của số đông nhân viên và đồng nghiệp, khiến giám đốc sắp nghỉ hưu này không thể khước từ chuyến bay", báo cáo có đoạn viết.
Ủy ban điều tra cũng chỉ ra hàng loạt sai sót trong quá trình hành khách chuẩn bị chuyến bay. Quần áo kháng áp không được mặc đúng cách, mũ bảo hiểm và mặt nạ oxy cũng không đủ chặt, hệ thống đai an toàn trong buồng lái cũng rất lỏng lẻo. Những chi tiết này bị nhân viên kỹ thuật mặt đất bỏ sót, do họ tưởng rằng hành khách đã được phổ biến quy tắc an toàn và có thể tự kiểm tra.
Sau khi tiêm kích Rafale B cất cánh, phi công thực hiện động tác kéo mũi máy bay để nhanh chóng lấy độ cao, gây gia tốc quá tải đến gần 4G, vượt quá mức bác sĩ cho phép.
Nhận thấy dấu hiệu xấu từ hành khách ngồi phía sau, phi công lập tức ngừng động tác và chuyển sang trạng thái bay bằng, gây gia tốc quá tải -0,6G. Động tác này, kết hợp với đai bảo hiểm lỏng lẻo, khiến người đàn ông 64 tuổi bị nhấc khỏi ghế và lao về phía nắp kính buồng lái. Ông tìm mọi cách để bám chắc vào buồng lái, nhưng lại nắm trúng vào cần thoát hiểm trước ghế ngồi và giật mạnh.
Người đàn ông 64 tuổi bung dù sau khi văng khỏi chiếc Rafale. Ảnh: Bộ Quốc phòng Pháp.
Hành động này khiến ghế phóng thoát hiểm bị kích hoạt, hành khách bị văng ra khỏi máy bay ở tốc độ 500 km/h và độ cao 760 m so với mặt đất. Chiếc mũ không cài dây bị gió giật văng khỏi đầu hành khách, nhưng người đàn ông không bị thương. Người này sau đó tiếp đất an toàn và được đưa vào viện kiểm tra.
Báo cáo của Bộ Quốc phòng Pháp cho biết hai lỗi kỹ thuật được phát hiện trong hệ thống thoát hiểm của chiếc Rafale B sau sự cố.
Xuồng tự bơm hơi dưới ghế phóng dù không được kích hoạt như thiết kế, có thể đe dọa tính mạng phi công nếu họ phải nhảy dù xuống biển. Lỗi kỹ thuật thứ hai là ghế thoát hiểm của phi công chính không được kích hoạt sau khi người ngồi sau phóng khỏi tiêm kích.
Những chiếc Rafale hai chỗ ngồi có hai chế độ phóng ghế gồm "đơn độc", yêu cầu mỗi người tự kích hoạt riêng rẽ và "đồng thời", trong đó cả hai ghế sẽ phóng ra khi phi công buồng trước hoặc hoa tiêu buồng sau giật cần thoát hiểm.
"Ghế thoát hiểm trên chiếc tiêm kích này được cài đặt chế độ phóng đồng thời, nhưng lỗi kỹ thuật trong hệ thống khiến nó không hoạt động. Phi công chính không bị phóng ra khỏi buồng lái nên vẫn có thể điều khiển chiếc Rafale hạ cánh an toàn trong điều kiện kính buồng lái đã bị văng mất. Người này sau đó rời buồng lái mà không chờ đội kỹ thuật để phòng trường hợp ghế tự phóng sau khi hạ cánh", báo cáo có đoạn viết.
Chiếc Rafale B tại căn cứ Saint-Dizier sau sự cố. Ảnh: Bộ Quốc phòng Pháp.
Không quân Pháp ước tính thiệt hại trong sự cố vào khoảng 109.000-219.000 USD, bao gồm thay ghế phóng và kính buồng lái, cùng chi phí sửa chữa và kiểm tra để bảo đảm khả năng hoạt động cho chiếc Rafale B.
"Tin tốt là chúng ta không mất máy bay. Nếu ghế thoát hiểm phi công vận hành như thiết kế, chiếc Rafale trị giá 76 triệu USD sẽ mất người điều khiển, lao xuống đất và có thể gây thương vong cho dân thường", đại tá Duvivier cho hay.
Vũ Anh
Biến cố Covid-19 'hạ gục' siêu tàu sân bay Mỹ Hạm trưởng Crozier khẩn thiết xin sơ tán tàu Theodore Roosevelt vì Covid-19 nhưng không được chấp thuận. 4 ngày sau, những diễn biến kịch tính dồn dập xảy ra. Trong những ngày giữa tháng 3, tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của hải quân Mỹ lênh đênh trên biển, sau khi kết thúc chuyến thăm Đà Nẵng, Việt Nam. USS Theodore Roosevelt...