650 chuyên gia dự Hội nghị khoa học về phòng chống ung thư
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc bệnh cao, mỗi năm có hơn 300.000 bệnh nhân “chiến đấu” với bệnh ung thư, 165.000 ca mắc mới và 115.000 bệnh nhân tử vong do ung thư.
Một ca phẫu thuật tại bệnh viện Trung ương Huế. (Nguồn: TTXVN)
Hơn 650 đại biểu, chuyên gia hàng đầu về ung bướu trong nước và quốc tế (Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan…) đã tham dự Hội nghị khoa học phòng chống ung thư, tổ chức từ ngày 29-30/8, tại Bệnh viện Trung ương Huế (Thừa Thiên-Huế).
Hội nghị do Hội Ung thư Việt Nam, Liên đoàn Chăm sóc trẻ em châu Á, Bệnh viện Trung ương Huế và Đại học Y dược Huế (Đại học Huế) cùng phối hợp tổ chức.
Hội nghị có chủ đề về Ung thư phổi, vú-phụ khoa, tiêu hóa, đầu-cổ, xạ trị, ung thư nhi, điều dưỡng và chăm sóc nhẹ.
Điểm đặc biệt của sự kiện lần này là sự xuất hiện của diễn đàn về vai trò của nhân viên y tế xã hội trong ung thư.
Phát biểu tại hội nghị, giáo sư, tiến sỹ Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết ung thư đang là gánh nặng y tế của toàn cầu khi hàng năm căn bệnh này cướp đi sinh mạng khoảng 8,2 triệu người trên thế giới và có 14,1 triệu ca mắc mới (theo thống kê năm 2018 của Tổ chức Ung thư Toàn cầu).
Trong số đó, khoảng 65% bệnh nhân sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Video đang HOT
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ mắc bệnh cao, mỗi năm có hơn 300.000 bệnh nhân “chiến đấu” với bệnh ung thư, 165.000 ca mắc mới và 115.000 bệnh nhân tử vong do ung thư.
Tuy nhiên, hầu hết người bệnh ung thư ở Việt Nam đều khám và điều trị ở giai đoạn muộn, tỷ lệ chữa khỏi và tỷ lệ sống thấp.
Hội nghị đã nhận được 135 báo cáo khoa học từ trong, ngoài nước gửi đến. Đáng chú ý là các báo cáo quốc tế “Tổng quan về sarcoma” của chuyên gia Carlos Rodriguez Galindo (Hoa Kỳ); “Chẩn đoán hình ảnh và vai trò sinh thiết trong các khối u mô mềm ở trẻ em” của giáo sư Hervé Brisse (Pháp) hay “Tiến bộ mới trong điều trị bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ” của tiến sỹ Akhil Chopra (Singapore)…
Nhiều báo cáo của các chuyên gia đầu ngành trong nước cũng được quan tâm, như: “Phòng ngừa ung thư” của giáo sư, bác sỹ Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam; “Tổng quan về các kỹ thuật lấy mẫu bệnh phẩm giải phẫu bệnh trong chẩn đoán ung thư phổi” của thạc sỹ, bác sỹ Nguyễn Sơn Lam (Trưởng khoa Giải phẫu bệnh, bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Thành phố Hồ Chí Minh); “Cắt thùy phổi bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực kiểu một cổng biến đổi: 39 trường hợp đầu tiên” của bác sỹ Hoàng Thành Trung, Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh.
Các báo cáo sẽ được được in, xuất bản trong 3 tạp chí: Tạp chí Ung thư học Việt Nam, Tạp chí Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế và Tạp chí Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế bằng tiếng Anh.
Dịp này, các đại biểu tham gia hội nghị được cập nhật những thông tin và tập huấn nhiều kỹ thuật mới trong điều trị ung thư đại trực tràng, ung thư phụ khoa, ung thư phổi, hội chẩn ung thư nhi và chăm sóc giảm nhẹ, điều dưỡng nhi khoa.
Những nội dung tập huấn này được các chuyên gia từ Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản, Singapore cùng một số chuyên gia ung bướu Việt Nam điều hành./.
Mai Trang
Theo TTXVN/Vietnamplus
Sai lầm trầm trọng của bệnh nhân ung thư khiến cái chết đến sớm hơn
Mỗi năm nước ta có 165 nghìn người mắc ung thư và con số tử vong là 115 nghìn người. Đây là số liệu ung thư mới nhất năm 2018. So với thế giới, tỷ lệ mắc của nước ta chưa cao nhưng tỷ lệ tử vong cao trong đó có nhiều nguyên nhân từ chính bệnh nhân.
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bỏ viện về nhà chữa theo cách riêng
Được bác sĩ chẩn đoán ung thư vú ở giai đoạn rất sớm nhưng chị Lê Thị H. 39 tuổi, Hà Tĩnh đã bỏ cơ hội điều trị và về nhà tìm hiểu phương pháp điều trị "lành tính" đó là uống thuốc nam và tập luyện.
Kết quả, sau 3 tháng, chị H. vào viện vì suy kiệt, khối u ung thư phát triển từ chỗ có thể mổ bảo tồn, bác sĩ đã phải cắt bỏ một bên ngực của chị H.
Cũng như trường hợp của chị H., ông Đỗ Văn Q. quê Hưng Yên bị ung thư dạ dày. Khi được chẩn đoán ung thư dạ dày, bác sĩ chỉ định phẫu thuật và hóa chất. Tuy nhiên, ông Q. nghĩ rằng ung thư động dao kéo và truyền hóa chất sẽ chết vì tác dụng phụ chưa chắc chết vì ung thư. Có lẽ vì thế, ông Q. bỏ viện về nhà uống thuốc nam.
Ông Q. được người nhà tìm đến các nơi bán thuốc nam trị ung thư và sau khi uống thuốc nam, ông Q. không khỏi bệnh mà cơ thể suy kiệt, đau nhiều hơn. Khi ông đưa lên viện cấp cứu thì khối u đã choán hết dạ dày và di căn phúc mạc, ổ bụng. Bác sĩ lấy làm tiếc cho trường hợp của ông Q.
Trên mạng xã hội, có trào lưu nhiều người cho rằng ung thư điều trị bằng hóa chất là sai lầm. Bên cạnh đó một vài nghiên cứu cũng như thông tin lan truyền rằng hóa trị có thể kích thích ung thư lan ra khắp cơ thể khiến tình trạng bệnh thêm tệ.
Nguyên cứu này cho rằng đã kiểm tra tác động của hóa trị đối với bệnh nhân ung thư vú và phát hiện hóa trị chỉ làm khối u co lại trong thời gian ngắn và tạm thời. Nó thúc đẩy khối u di chuyển đến vị trí khác đồng thời kích thích hệ thống "sửa chữa" khiến ung thư quay lại mạnh mẽ hơn. Tỉ lệ tử vong của bệnh nhân ung thư vú được hóa trị cao hơn nhiều so với những người không tham gia điều trị hóa chất.
Những thông tin này đã khiến nhiều bệnh nhân bỏ viện không điều trị mà họ tìm các phương pháp điều trị khác.
Chuyên gia nói gì?
PGS. TS. Vũ Hồng Thăng - Phó trưởng Bộ môn Ung thư Đại học Y Hà Nội, Phó trưởng khoa điều trị nội - Bệnh viện K. Hiện nay có rất nhiều thông tin về những loại thuốc có thể chữa bách bệnh, tuy nhiên người bệnh cần tỉnh táo. Việc từ bỏ các biện pháp điều trị chính thống sẽ gây ảnh hưởng đến chính bản thân bệnh nhân và gia đình.
PGS. Thăng cho biết, người bệnh luôn mong muốn một phương pháp chữa trị nào đó hữu hiệu hơn, không độc hại. Tuy nhiên, cho đến ngày hôm nay, chúng ta có thể thấy hóa trị là biện pháp cơ bản để chữa trị ung thư, được áp dụng cả các nước phát triển. Vì thế, nhận định đưa ra là thông tin không chính xác, ảnh hưởng đến những người bệnh, gia đình người bệnh đang chữa trị bệnh ung thư.
Hóa trị là phương pháp chữa ung thư cơ bản, đã được khoa học chứng minh và áp dụng cả 1 thế kỷ nay. Vì thế, không thể vì 1 thông tin nào đó chưa được kiểm chứng mà chúng ta xóa bỏ đi những thành tựu khoa học này. Người bệnh cứ yên tâm về phác đồ điều trị trong các cơ sở y tế được các bác sĩ chuyên khoa nghiên cứu, tìm tòi và yên tâm đây là phương pháp điều trị chính để chữa ung thư.
Hiện nay, hóa trị vẫn đang là một phương pháp điều trị quan trọng, hàng đầu và được sử dụng điều trị kết hợp với các phương pháp điều trị khác như phẫu thuật, xạ trị, liệu pháp miễn dịch, dinh dưỡng nhằm gia tăng tỉ lệ sống thêm, giảm tỉ lệ tái phát của người bệnh ung thư.
Cơ chế tiêu diệt ung thư của liệu pháp hóa trị là sự tấn công lên những tế bào phát triển nhanh. Bởi vậy, không chỉ những tế bào ung thư bị tiêu diệt mà chúng còn ảnh hưởng đến một số tế bào khỏe mạnh khác cũng có đặc tính sinh trưởng và phát triển nhanh như: tế bào tóc, tế bào da, tế bào niêm mạc đường tiêu hóa...Tuy nhiên, các tác dụng phụ này đều có các biện pháp để làm giảm tác dụng phụ giúp người bệnh vượt qua được cuộc chiến ung thư.
Nếu nghĩ các phương pháp chữa ung thư hiện nay không tốt, PGS Thăng cho rằng điều này càng làm tỷ lệ tử vong vì ung thư ở nước ta cao lên.
Theo infonet
Những cách phòng bệnh ung thư đơn giản Khi Globocan công bố, tại Việt Nam trung bình mỗi năm có khoảng 165 nghìn ca mới mắc ung thư, 115 nghìn ca bị căn bệnh ung thư tước đi sinh mạng và hiện có trên 300 nghìn người đang chiến đấu với căn bệnh này đã khiến cả xã hội giật mình. Ảnh minh họa Bệnh ung thư gia tăng nhanh Theo...