65% người Mỹ không ưa Trung Quốc
Theo kết quả khảo sát vừa tiến hành từ tháng 3 đến tháng 6 của Trung tâm Nghiên cứu PEW, 65% người Mỹ bày tỏ hoài nghi sâu sắc đối với Trung Quốc.
Theo tin tức của New York Times: Niềm tin của Mỹ về Trung Quốc tiếp tục giảm trong năm qua, mặc dù giảm nhẹ, theo một cuộc khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu PEW công bố hôm qua.
Đánh giá thuận lợi đối với Trung Quốc đã giảm từ 37% xuống 35% cho thấy một thái độ hoài nghi sâu sắc tại Hoa Kỳ đối với Trung Quốc – quốc gia đang cạnh tranh kinh tế và chiến lược với họ.
Ngoại trưởng Mỹ gặp Phó Thủ tướng Trung Quốc tại Đối thoại Mỹ – Trung.
Cũng theo khảo sát của PEW năm 2011, 51% số người Mỹ được hỏi cho biết họ có đánh giá tích cực đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, trong số liệu mới nhất, hơn 2/3 số người được hỏi đã nói họ lo ngại rằng các tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với láng giềng như Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc, Philippines có thể dẫn đến xung đột.
Một nhân vật thuộc Trung tâm PEW nói: “Sự lo lắng về xung đột vũ trang kết hợp với sự lo ngại về thành công kinh tế của Trung Quốc càng làm tăng thái độ không ưa Trung Quốc của người Mỹ”.
Video đang HOT
Còn ông Paul Haenle – Giám đốc Trung tâm Carnegie của Trường ĐH Thanh Hoa ở Bắc Kinh đánh giá: “Thái độ ngày càng tiêu cực đối với Trung Quốc giữa những người Mỹ phản ánh những khó khăn ngày càng tăng trong quan hệ giữa hai chính phủ”.
Trong vài năm gần đây, Bắc Kinh và Washington đã cố gắng để nhấn mạnh lợi ích chung trong khi vẫn giữ những nghi ngại lẫn nhau chẳng hạn trong việc cạnh tranh quân sự. Sự khó chịu giữa hai chính phủ đã được phơi bày tại Đối thoại Mỹ – Trung lần thứ 6vừa tổ chức ở Bắc Kinh hôm 9 và 10/7.
Cuộc khảo sát của PEW đã tiến hành với 48.643 người trên 18 tuổi đến từ 44 quốc gia từ 17/3 đến 5/6. Trung bình có 49% số người đưa ra ý kiến thuận lợi cho Trung Quốc trong khi 32 % ý kiến không thuận lợi.
Riêng ở Mỹ, 65% số người thuộc Đảng Cộng hòa đưa ra ý không tích cực với Trung Quốc trong khi tỉ lệ này của Đảng Dân chủ là 53%. Những người độc lập được hỏi cũng có đến 51% đưa ra đánh giá không tích cực với Trung Quốc.
Tính trung bình, hiện nay chỉ còn 35% số người Mỹ tin tưởng và đánh giá tích cực cho Trung Quốc.
Trần Vũ
Theo_Người Đưa Tin
Mỹ vĩnh viễn đóng cửa trung tâm tạo 'thảm họa' thế giới
Không quân Mỹ đã trình lên Quốc hội bản dự án đóng cửa vĩnh viễn căn cứ tại Alaska chuyên nghiên cứu chương trình hoạt động cực quang cao tần (HAARP) vốn bị tình nghi là nơi tạo ra "thảm họa" trên thế giới.
Chương trình nghiên cứu bí hiểm và đầy tranh cãi HAARP được đồn đoán là nơi tiến hành các hoạt động nghiên cứu tạo ra vũ khí thời tiết của quân đội Mỹ. Tuy nhiên, HAARP sẽ bị đóng cửa sau khi kết thúc công trình nghiên cứu cuối cùng vào tháng này.
Theo nhật báo Anchorage Daily News (ADN), số phận của HAARP - nơi tập trung của gần 200 chiếc ăng-ten cao tần trên diện tích hơn 12 héc-ta với tổng vốn xây dựng 290 triệu USD chuyên nghiên cứu các thí nghiệm liên quan tới tầng điện ly của Trái đất, hiện vẫn chưa được xác định.
Quanh cảnh trung tâm HAARP tại Alaska, Mỹ.
Mặc dù, Đại học Alaska được cho là đang cân nhắc giành quyền quản lý trung tâm này song họ lại không cam kết chi trả khoản phí 5 triệu USD/năm để duy trì hoạt động của cơ sở nghiên cứu.
Phát biểu trước Thượng viện, mới đây, David Walker, quan chức phụ trách khoa học, công nghệ và kỹ thuật của Không quân Mỹ nhấn mạnh: "Trong tương lai, chúng tôi không dùng tới bất cứ khu vực nào tại HAARP và số tiền đầu tư sẽ được chuyển tới dự án khác".
Về cơ bản, HAARP được sử dụng làm nơi để các nhà khoa học Mỹ nghiên cứu những công nghệ truyền thông mới và thực hiện các thí nghiệm liên quan tới tầng điện ly nằm cách bề mặt Trái đất 600 km vì nó có ảnh hưởng tới việc truyền tín hiệu vô tuyến. Chương trình HAARP được thực hiện vượt ra ngoài khuôn khổ trạm nghiên cứu ở Alaska, nơi đặt một thiết bị truyền tải tần sóng vô tuyến năng lượng cao và có thể làm xáo trộn một phần nhỏ của tầng điện ly.
Mục tiêu của chương trình là hiểu rõ được các đặc điểm vật lý của tầng điện ly, vốn phản ứng liên tục với những tác động từ mặt trời. Trong khi đó, các cơn bão mặt trời có thể phóng vô số hạt năng lượng về phía Trái đất, đôi khi làm gián đoạn thông tin liên lạc và mạng lưới điện. Nếu các nhà khoa học có thể hiểu rõ hơn về những gì xảy ra ở tầng điện ly, họ có thể giảm nhẹ vấn đề này.
Nếu không một tổ chức nào đứng ra nhận quyền quản lý trung tâm HAARP, cơ sở này sẽ có khả năng bị đóng cửa vĩnh viễn. Theo ông Walker, Không quân Mỹ sẽ bắt đầu di chuyển các thiết bị quan trọng trong mùa hè năm nay.
Dự án nghiên cứu cuối cùng tại HAARP do Cơ quan Dự án Nghiên cứu quốc phòng tiên tiến (DARPA) đảm nhận. Lâu nay, HAARP bị nghi ngờ là nơi nghiên cứu các cách thức gây ra thảm họa tự nhiên như lốc xoáy, siêu bão, ngập lụt và động đất.
Thậm chí, một số nhà lãnh đạo thế giới còn lên tiếng chỉ trích trung tâm nghiên cứu HAARP của Mỹ. Theo hãng tin RT, trong một cuộc họp tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, cựu Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad đã cáo buộc HAARP phải chịu trách nhiệm cho việc gây ra những trận lũ lụt hủy diệt tại Pakistan. Thậm chí, cố Tổng thống Venezuela Hugo Chavez từng cho rằng HAARP là cơ sở gây ra trận động đất lớn tại Haiti năm 2010.
Những lời cáo buộc với HAARP vẫn không ngừng được công bố. Nhà khoa học người Serbia Velimir Abramovic khẳng định những cơn mưa mới xảy ra tại nước này là do HAARP tạo ra bởi họ chưa từng chứng kiến hình thái sấm chớp hay kiểm mưa kỳ lạ như vậy trước đó.
Theo Infonet
Nổ súng tại căn cứ quân sự Crưm Hai người một thành viên tự vệ và một lính Ukraina - đã bị bắn chết sau khi các tay súng khai hỏa từ một tòa nhà gần trung tâm nghiên cứu quân sự tại Simferopol. Một tay súng bị bắt giữ còn người kia đã chạy trốn, hãng tin RT của Nga cho hay. Bộ Nội vụ Crưm cho biết những phát...