65 ngày lãng du trên con đường tơ lụa
Trong hành trình 65 ngày đi qua 6 quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Turkmenistan, Uzbekistan, Kyrgyzstan và Kazakhstan.
Con đường tơ lụa như một dòng chảy văn hoá mà ở đó tôi không còn khái niệm về biên giới và lãnh thổ nữa. Mỗi quốc gia chỉ đơn giản là một cánh cửa để mở ra một câu chuyện về “ Silk Roads”.
12.000km đường bộ
“Silk Roads” in vào tâm trí tôi từ cuốn sách của tác giả Peter Prankopan: “Silk Roads- A new history of the World” (Con đường tơ lụa – Trang sử mới của thế giới), cuốn sách tôi mua khi quá cảnh tại sân bay Kuala Lumpur trong một chuyến đi Ấn Độ. Nhưng tôi sẽ không đủ cảm hứng để lên đường nếu như chưa đến Kashmir cách đây hơn hai năm. Từ cột mốc ấy tôi suy nghĩ về việc một ngày nào đó sẽ đi hết hành trình của Con đường tơ lụa, đó chắc chắn sẽ là hành trình dài, một chuyến-đi-cuộc-đời.
Kashmir là một vùng đất được biết đến nhiều với xung đột và chiến sự, nhưng khi đến đây tôi lại thấy những câu chuyện về Alexander Đại đế, về hành trình của Chúa Jesus ở phương Đông, rồi chuyện đế quốc Ba Tư để lại những di sản nơi này.
Một gia đình người du mục Qashqai ở vùng núi Zagros miền trung Iran. ảnh: Nam Khang
Tôi quyết định sẽ đi theo một cách “gồ ghề” hơn, lãng du hơn trên tuyến đường 2.500 năm lịch sử này. Hình ảnh một con đường với những đoàn thương nhân cưỡi lạc đà là một biểu tượng truyền cho tôi cảm hứng mãnh liệt để xách ba lô lên đường.
Thành phố cảng Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ là nơi tôi lựa chọn để xuất phát và cứ thế men theo những dấu tích các nền văn minh đi về phía Đông, qua xứ Ba Tư, băng qua những sa mạc khô cằn rồi đi vào dải đất Trung Á.
Video đang HOT
65 ngày hoàn toàn đi bằng đường bộ qua các quốc gia nên thử thách là không đơn giản nhất là với vấn đề visa nhập cảnh, chuyện an ninh ở Trung Đông, chuyện khác biệt, cấm kị trong thế giới văn hoá hồi giáo. Trong số 6 nước tôi đi qua chỉ có 3 nước có thể xin visa tại Việt Nam, nên tôi phải vừa đi vừa hoàn thiện thủ tục. Tôi buộc phải chấp nhận thách thức: hoặc đi đến cùng, hoặc trở về giữa chừng…
Cuối cùng Con đường tơ lụa đã tưởng thưởng cho tôi một chuyến đi trọn vẹn, một hành trình 65 ngày và 12.000km qua hơn 20 thành phố, 5 thủ đô và 6 quốc gia. Đó là chặng đường di chuyển dài hơn tôi nghĩ, khó khăn hơn tôi tưởng tượng nhưng tôi đã đúng khi chọn cách đi xuyên qua các đường biên giới bộ thay vì đi máy bay.
Theo dấu chân du mục
Nếu ai bảo tôi kể một câu chuyện về Silk Roads thì câu chuyện về con người chính là điều thú vị nhất. Con người tạo ra con đường để rồi con đường lại định hình cá tính con người, tính cách dân tộc – điều đó rất đúng với Silk Roads và những quốc gia mà nó đi qua.
Một carnavansarai (khu dừng nghỉ) nằm giữa sa mạc trên Con đường tơ lụa ở Iran. ảnh: Nam Khang
Thổ Nhĩ Kỳ là xứ sở của những gã cao bồi hào sảng, chẳng ở đâu dễ kết bạn như ở đây. Nhưng người Thổ thực dụng nên họ thích nói chuyện làm ăn, kinh doanh và thích chinh phục cái mới. Ecran- ông chủ quán ăn Thổ phong cách Ottoman ở Istanbul quả quyết: “Tôi đang tìm cơ hội quảng bá ẩm thực Thổ Nhĩ Kỳ ở Việt Nam, nếu cậu nói chưa có một nhà hàng Thổ Nhĩ Kỳ nào ở đó thì tôi sẽ đến Việt Nam rất sớm”. Một gã “cao bồi” khác là Agacan Cobra thì sẵn lòng chở tôi đi khắp cả Istanbul khi tôi tâm sự đang muốn nhập thảm Thổ Nhĩ Kỳ về bán ở Việt Nam.
Nếu như người Thổ “tinh quái” bao nhiêu thì người Iran lại chân chất bấy nhiêu. Khi bước chân từ Thổ sang Iran,
Con đường Tơ lụa được cho là đã ra đời 500 năm trước công nguyên, nơi khởi phát là thành Trường An, kinh đô cổ của Trung Hoa. Con đường ấy từng là kết nối duy nhất giữa văn hoá Đông – Tây suốt giai đoạn cổ đại và trung đại, từng đưa đến những cuộc chiến tranh giành lãnh thổ và tạo ra những đế quốc hùng mạnh nhất trong lịch sử. Đó là con đường của thương mại, của những nhà thám hiểm vĩ đại.
tôi bắt một chiếc xe taxi cũ để đi từ cửa khẩu về thành phố Tabriz. Bác tài xế già ra giá 200.000 rial cho 250km, tức chỉ khoảng 300.000 đồng. Mức giá khiến tôi ngỡ ngàng, vì với quãng đường như thế ở ở Việt Nam chắc chắn phải trả gấp 10 lần! Nhưng điều bất ngờ hơn là họ không tranh thủ cơ hội “chặt chém” khi tôi vừa lơ ngơ đặt những bước chân đầu tiên trên đất nước họ.
Cuối thu là giai đoạn người du mục Qashqai ở Iran xuống núi trú đông. Tôi đã dành 3 ngày để lần theo những dấu chân du mục của bộ lạc Qashqai. Hoá ra những bữa cơm du mục ở Iran lại là những bữa cơm ngon nhất tôi được ăn ở xứ Ba Tư.
Tôi cũng dành thời gian băng qua sa mạc lớn nhất Iran và ở lại ốc đảo Garmeh, nơi tôi chứng kiến câu chuyện kì lạ về những con người rời bỏ thành phố để bám trụ nơi này, một nơi tưởng như chỉ có nắng gió và bão cát.
Chặng Silk Roads qua vùng Trung Á, tôi đi 4 quốc gia từng là những nước cộng hoà thuộc Liên Xô (cũ), nay đều đã bước sang một trang sử mới. Người Trung Á mang dòng màu du mục trong huyết quản, nên khi đến Trung Á tôi được học cưỡi ngựa, được trải nghiệm đời sống du mục của thảo nguyên.
TS Behzoo cùng các cộng sự đang thực hiện dự án khôi phục lại các công trình kiến trúc liên quan đến Silk Roads ở Trung Á, bảo rằng: “Con đường tơ lụa có nhiều giai đoạn lịch sử nhưng giai đoạn nào nó cũng gắn với Trung Á. Khi thương mại thế giới đã có nhiều lựa chọn, khi hàng hải và hàng không phát triển giúp con người đi xuyên các châu lục nhanh hơn, con đường trên bộ xuyên qua Trung Á chỉ còn là con đường của ký ức. Nhưng những ký ức ấy cần được giữ gìn, dự án chúng tôi đang làm được UNESCO bảo trợ và chính phủ các quốc gia mà Silk Roads đi qua rất quan tâm”.
Theo Danviet
NI: Nga có xe tăng nguy hiểm chết người
Trong thế giới xe tăng, nơi ngày càng phổ biến các mẫu xe với nhiều "tính năng" đắt đỏ , thì T-90S của Nga lại cố gắng thể hiện sự khiêm tốn và kiềm chế, cùng với hiệu quả gia tăng, bài báo viết trên tạp chí The National Interest cho biết.
Quân đội Nga đã đình chỉ các đơn đặt hàng T-90 giá rẻ và hiệu quả trong năm 2011, nhưng Moscow vẫn tiếp tục bán ra nước ngoài các phiên bản T-90S xuất khẩu, bài báo lưu ý. Theo tin từ các phương tiện truyền thông, Việt Nam gần đây đã nhận được hơn 30 chiếc T-90S và T-90SK lô đầu tiên trong số 64 xe tăng được đặt hàng vào năm 2016.
T-90, được Uralvagonzavod giới thiệu vào năm 1992, đã nhanh chóng trở thành xe tăng trang bị chính trong Lục quân Nga nhờ sự kết hợp hiệu quả giữa hỏa lực, khả năng điều khiển và độ bền, The National Interest viết.
Đồng thời, không bị cám dỗ trước sản phẩm xe tăng M1 Abrams của Mỹ hoặc chi phí rất nhiều tiền cho việc phát triển một phương tiện chiến đấu hoàn toàn mới, các kỹ sư Nga đã chọn giải pháp "Không có gì thừa", kết hợp những ưu điểm tốt nhất của T-72 và T-80, theo tác giả của bài viết.
Đáng chú ý, chi phí của chiếc xe bằng khoảng một nửa giá thành sản xuất M1 Abrams, tờ báo lưu ý. Do đó, xe tăng T-90 đã đánh dấu chiến thắng của Nga trong chiến lược thu hút các nhà nhập khẩu vũ khí toàn cầu, ưa tiên cho một phương tiện chiến đấu hiệu quả và kinh tế, tác giả nhận xét.
Vì thế T-90S đã trở thành một trong những sản phẩm bán chạy nhất trong lĩnh vực xuất khẩu vũ khí thập kỷ qua Ấn Độ, Azerbaijan, Turkmenistan, Algeria và các nước khác đã mua xe tăng này, The National Interest nhắc lại.
Trên nền vụ bê bối ngoại giao với Washington, thậm chí Iraq đã đồng ý mua hơn 30 xe tăng T-90S để thay thế cho những chiếc M1 Abrams đắt tiền hơn, bài báo viết.
Ngoài ra cũng cần lưu ý phiên bản kế thừa của T-90S T-90MS mạnh hơn và đắt tiền hơn, đang được Nga đề xuất như một sự bổ sung chứ không phải là thay thế, theo ấn phẩm. Do đó Moscow tìm cách chiếm lĩnh các phân khúc khác nhau của thị trường xe tăng hạng nặng, khi T-90S vẫn là một lựa chọn xứng đáng để sử dụng trong các cuộc xung đột cường độ trung bình ở các nước thuộc thế giới thứ hai và thứ ba, tác giả bài báo tin tưởng.
Mặc dù không có loại vũ khí nào luôn có thể duy trì vị thế của mình, nhờ vào thiết kế hợp lý, T-90S đã tỏ ra ổn định đáng kinh ngạc trên thị trường vũ khí toàn cầu, The National Interest cho biết.
T-90 là xe tăng chiến đấu chủ lực của Nga được Uralvagonzavod phát triển vào đầu những năm 1990. Trong giai đoạn từ 2001 đến 2010, T-90 đã trở thành xe tăng chiến đấu chủ lực bán chạy nhất trên thị trường thế giới.
Theo Danviet
Vụ Đoàn Thị Hương: Malaysia tìm 2 nhân chứng người Indonesia Cảnh sát Malaysia đang tìm kiếm hai người phụ nữ Indonesia dường như là nhân chứng trong vụ công dân Triều Tiên nghi là ông Kim Jong-nam bị sát hại tại sân bay Kuala Lumpur hồi năm ngoái. Hãng tin Bernama dẫn lời ông Fadzil Ahmat, cảnh sát trưởng bang Selangor của Malaysia hôm nay 1/9 cho biết, hai người phụ nữ Indonesia...