6.046 vụ vi phạm quy định bảo vệ, phát triển rừng năm 2018
Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), trong thời gian tới, để bảo vệ phát triển rừng, sẽ phân cấp rõ trách nhiệm của chủ rừng, chính quyền các cấp; chủ rừng phải chịu trách nhiệm nếu để mất rừng.
Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT) tại Hội nghị tổng kết công tác lâm nghiệp năm 2018; nhiệm vụ, giải pháp thực hiện năm 2019 các tỉnh khu vực phía Bắc, tính đến ngày 31/12/2017, tổng diện tích có rừng của khu vực phía Bắc là 8,735 triệu hecta, trong đó, rừng đặc dụng 1.155.977ha; rừng phòng hộ 2.805.000ha; rừng sản xuất 4.253.080ha; rừng ngoài quy hoạch 521.285 ha. Tỷ lệ che phủ rừng toàn vùng năm 2017 đạt 49,84%.
Thống kê của 31 tỉnh khu vực phía Bắc, đến hết ngày 30.11.2018, đã phát hiện 6.046 vụ vi phạm các quy định về bảo vệ và phát triển rừng, chiếm 49% số vụ vi phạm cả nước, giảm 1.098 vụ (15%) so với năm 2017; diện tích rừng bị thiệt hại 452 ha, giảm 223 ha (33%) so với năm 2017. Tổng số vụ đã xử lý là 5.378 vụ, trong đó, khởi tố hình sự 66 vụ, xử lý hành chính 5.312 vụ.
Thứ trưởng Thường trực Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn điều hành hội nghị.
Năm 2018, các tỉnh khu vực phía Bắc để xảy ra 149 vụ cháy rừng, diện tích rừng thiệt hại 232 ha, giảm 9,5% về số vụ và giảm 20% về diện tích thiệt hại so với năm 2017. Lực lượng kiêm lâm thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương, các ngành chức năng tích cực kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các cơ sở chế biến gỗ.
Theo đánh giá của ông Cao Chí Công – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), tình hình vi phạm các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng thời gian qua giảm mạnh, có sự chuyển biến tích cực ở nhiều địa phương, đã góp phần vào thành tích chung trong công tác quản lý bảo vệ rừng của toàn quốc (số vụ vi phạm giảm 15% và diện tích thiệt hại giảm 33%).
Về cơ bản, rừng đã và đang được quản lý bảo vệ và phát triển; tình trạng phá rừng, khai thác rừng trái phép trên quy mô lớn được kiềm chế, giảm thiệt hại đến tài nguyên rừng và cơ bản đã kiểm soát được các “điểm nóng” phá rừng, khai thác rừng trái phép.
Có 20/31 tỉnh có nguồn thu chi trả dịch vụ môi trường rừng, trong đó: Tây Bắc có 4 tỉnh: Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình; Đông Bắc có 10 tỉnh: Yên Bái Lào Cai, Bắc Kạn, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang; Bắc Trung Bộ có 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Video đang HOT
Tổng số diện tích rừng được hưởng tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) tại 20 tỉnh này là: 3,622 triệu ha tăng hơn 300 ngàn ha so với năm 2017, trong đó: Tây Bắc: 1,51 triệu ha; Đông Bắc: 1,32 triệu ha; Bắc Trung bộ: 872 ngàn ha. Tổng số tiền DVMTR đã thu năm 2018 của 20 tỉnh vùng 1, 2 là: 1.650,7 tỷ đồng.
Tình trạng phá rừng trái pháp luật vẫn diễn biến phức tạp. Trong ảnhL Lực lượng công an và kiểm lâm khám nghiệm hiện trường vụ phá rừng tại Công ty TNHH Một thành viên Gia Nghĩa (Đắk Nông). Ảnh: CAND.
Tuy vậy, ông Cao Chí Công cũng thừa nhận, tình trạng phá rừng trái pháp luật, đặc biệt phá rừng tự nhiên để trồng rừng, khai thác lâm sản vẫn diễn ra ở một số nơi, nhiều vụ việc phá rừng diễn ra với quy mô lớn, trong thời gian dài nhưng chậm bị phát hiện và xử lý. Còn những điểm nóng về phá rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật và chống người thi hành công vụ.
Nhận thức của chính quyền cơ sở một số địa phương chưa đầy đủ, thiếu quyết liệt trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; còn có tình trạng chỉ đạo chưa kiên quyết, áp dụng chế tài chưa đủ mạnh để ngăn chặn xử lý hành vi vi phạm pháp luật, nhất là hành vi phá rừng trái pháp luật.
Chủ rừng còn buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm, việc cập nhật, báo cáo diện tích rừng bị phá không trung thực; không phát hiện, ngăn chặn, báo cáo kịp thời tới cơ quan chức năng để xử lý; không nghiêm túc thực hiện việc khắc phục hậu quả trồng lại rừng đối với diện tích rừng bị phá, để người dân phá rừng, xâm canh, lấn chiếm đất kéo dài tạo thành hệ lụy xấu, khó xử lý.
Từ thực tế này, để bảo vệ, phát triển tốt diện tích rừng, Tổng cục Lâm nghiệp đưa ra giải pháp thực hiện nghiêm chủ trương đóng của rừng tự nhiên; kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Duy trì cung cấp thông tin cảnh báo cháy rừng hàng ngày về thông tin điểm cháy để kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các địa phương để nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, phát hiện và tổ chức chữa cháy kịp thời.
Tăng cường các hoạt động tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng.
Phân cấp rõ trách nhiệm của chủ rừng, chính quyền các cấp. Tăng cường sự phối hợp các lực lượng trong việc bảo vệ rừng. Xác định rõ cơ chế để cả hệ thống chính trị vào cuộc trong công cuộc bảo vệ và phát triển rừng.
Đối với chủ rừng: phải chịu trách nhiệm bảo vệ rừng được Nhà nước giao, cho thuê theo quy định hiện hành của pháp luật. Chịu trách nhiệm nếu để mất rừng.
Theo Danviet
Với VPA/FLEGT: Mục tiêu 20 tỷ USD xuất khẩu gỗ trong tầm tay
Xuất khẩu lâm sản tiếp tục tăng trưởng ấn tượng trên 16% so với năm 2017. Theo đó, giá trị xuất khẩu lâm sản chính 10 tháng năm 2018 ước đạt 7,612 tỷ USD. Cộng với những tín hiệu vui từ các thị trường chính, con số kim ngạch 20 tỷ USD vào năm 2025 hoàn toàn có thể đạt được.
Những tín hiệu tích cực
Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), trong tháng 10, cả nước phát hiện 932 vụ vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, giảm 136 vụ (tương ứng giảm 13%) so với tháng 10.2017; diện tích rừng bị thiệt hại 30 ha (trong đó, thiệt hại do phá rừng là 29ha, cháy rừng là 1ha), giảm 3ha (tương ứng giảm 9%) so với tháng 10.2017.
Ngành chế biến và xuất khẩu gỗ đang có cơ hội mở rộng thị trường vào EU. Ảnh: T.L
Lũy kế 10 tháng năm 2018, cả nước đã phát hiện 10.728 vụ, giảm 3.658 vụ (tương đương 25%) so với cùng kỳ năm 2017; diện tích rừng bị thiệt hại 10 tháng năm 2018 là 461ha, giảm 476ha.
Về phát triển rừng, lũy kế đến ngày 24.10.2018, cả nước đã trồng được 186.834ha rừng, bằng 105% so với cùng kỳ năm 2017. Diện tích khai thác rừng trồng tập trung toàn quốc trong tháng 10 khoảng 22.000ha, tương ứng sản lượng 1,63 triệu m3. Tính đến 23.10.2018 cả nước đã thu được 2.557 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng, đạt 109% kế hoạch năm 2018 và 161% so với cùng kỳ năm 2017.
Một con số vô cùng ấn tượng là, giá trị xuất khẩu lâm sản chính 10 tháng năm 2018 ước đạt 7,612 tỷ USD (bằng 84% kế hoạch năm); tăng 16,12% so với cùng kỳ năm 2017; chiếm 23,37% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn ngành, trong đó gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 7,23 tỷ USD, tăng 16,12%.
Xuất khẩu gỗ đặt mục tiêu 20 tỷ USD
Trong một cuộc họp lần đầu tiên với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành chế biến, xuất khẩu gỗ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu, trong 10 năm tới, Việt Nam phải trở thành trung tâm sản xuất kinh doanh các sản phẩm gỗ có thương hiệu trên thế giới, xuất khẩu các sản phẩm gỗ phải đạt 18 - 20 tỷ USD vào năm 2025.
Tại cuộc họp này, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường nêu một điểm nhấn ấn tượng của ngành gỗ, đó là thay vì phải phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu thì hiện nay, lượng gỗ rừng trồng khai thác trong nước đạt 25 triệu mét khối, đáp ứng đến 75% nhu cầu, điều này giúp các doanh nghiệp chủ động nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp, trong khi đời sống của người trồng rừng cũng được cải thiện.
Dù vậy, những hạn chế của ngành gỗ vẫn đang khiến nhiều tiềm năng đang bị lãng phí. Đại diện Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam thừa nhận một thực tế, tình trạng xuất khẩu nguyên liệu sản phẩm thô vẫn còn nhiều. Đó là chưa kể tình trạng bán "rừng non" vẫn phổ biến do người trồng rừng chưa có đủ tiềm lực kinh tế. Theo các chuyên gia về rừng, độ tuổi đẹp nhất để khai thác là khi rừng được 10 năm tuổi, nhưng phần lớn người trồng rừng ở Việt Nam khai thác khi cây mới được 5 - 6 tuổi khiến giá trị kinh tế giảm đi nhiều lần.
Chính vì vậy, để đảm bảo phát triển rừng bền vững, việc liên kết với các doanh nghiệp là một đòi hỏi tất yếu. Đơn cử như Công ty Scansia Pacific, doanh nghiệp này đã liên kết với nông dân trồng rừng có chứng nhận quản lý rừng bền vững (FSC). Theo đó, doanh nghiệp cam kết thu mua gỗ đúng tuổi với giá cao hơn giá thị trường 20%; trong giai đoạn rừng từ 5 - 10 tuổi hướng dẫn nông dân tỉa thưa , hỗ trợ cho nông dân vay vốn 4 triệu đồng/ha/năm để đảm bảo sản xuất.
Nhận định những tiềm năng lớn lao của ngành gỗ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu ngành chức năng, chính quyền địa phương phải coi lâm nghiệp là ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù, liên kết theo chuỗi giá trị; vừa thực hiện nghiêm lệnh đóng cửa rừng tự nhiên vừa đẩy mạnh trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn, kiên quyết không sử dụng gỗ bất hợp pháp.
Trên thực tế, Việt Nam cũng đang rất nỗ lực triển khai các biện pháp để quản lý tốt nguồn nguyên liệu gỗ, kiên quyết nói không với gỗ bất hợp pháp. Quyết tâm ấy được thể hiện bằng việc Việt Nam và EU vừa ký Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) sau quá trình đàm phán 6 năm bền bỉ.
Ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ NNPTNT, cho rằng, bên cạnh những lợi ích về mặt môi trường, kinh tế và xã hội gắn với việc quản lý ngành lâm nghiệp Việt Nam tốt hơn, cơ chế cấp phép FLEGT sẽ đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của quy chế gỗ của EU, ngăn chặn việc đưa gỗ bất hợp pháp vào thị trường EU. Cho đến khi bắt đầu cấp phép FLEGT, gỗ và sản phẩm gỗ nhập khẩu từ Việt Nam và thị trường EU vẫn phải tuân thủ các yêu cầu của quy chế gỗ của EU. Điều này có nghĩa các nhà nhập khẩu của EU sẽ phải thực hiện trách nhiệm giải trình để đảm bảo rủi ro về sản phẩm bất hợp pháp từ Việt Nam vào thị trường liên minh là không đáng kể.
Nhiều ý kiến đánh giá, với VPA/FLEGT, cơ hội để sản phẩm gỗ của Việt Nam vào EU và nhiều thị trường khó tính khác sẽ còn rộng mở.
Vụ vận chuyển cây "quái thú": Nếu kiểm lâm tiếp tay sẽ xử lý nghiêm Liên quan đến vụ một doanh vận tải vận chuyển cây "quái thú" trên đường bộ vượt qua nhiều tỉnh ở khu vực miền Trung gây xôn xao dư luận mấy ngày nay, Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho biết, nếu lực lượng kiểm lâm có sai phạm, có tiếp tay, hay xác nhận không đúng, sẽ bị xử...