6.000 nhân viên thú y bị cắt giảm: Khẩn thiết kiện toàn hệ thống thú y
Đã có hơn 6.000 người làm công tác thú y ở các địa phương bị cắt giảm, trong bối cảnh dịch bệnh trên vật nuôi ngày càng diễn biến phức tạp, nhiều địa phương cho rằng, cần thiết phải kiện toàn lại hệ thống thú y.
Từ lá đơn kêu cứu của 154 nhân viên thú y Hà Nội
Ngày 23/11/2020, đồng loạt 154 nhân viên kỹ thuật chăn nuôi thú y của các phường, thị trấn trên địa bàn TP.Hà Nội ký đơn kêu cứu gửi đến Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ, Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh và các ban ngành do sắp phải chấm dứt hợp đồng theo Công văn số 3732 của Sở NNPTNT TP.Hà Nội.
Được biết, trước năm 2013, 154 nhân viên thú y có nguy cơ chấm dứt hợp đồng theo Công văn 3732 là các cán bộ thú y được UBND các phường ký hợp đồng ký 1lần/năm và được hưởng phụ cấp hàng tháng bằng hệ số 1,0 mức lương tối thiểu, không được đóng bảo hiểm.
Cuối năm 2012, đội ngũ này được chuyển giao nguyên trạng về Sở NNPTNT thôn quản lý, được hưởng lương quy định đối với nhân viên hợp đồng lao động làm công tác chăn nuôi thú y; trồng trọt bảo vệ thực vật tại xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên, họ không được tăng bậc lương theo quy định.
Lực lượng thú y tiêu hủy lợn bị dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: I.T
Ngày 6/11/2019, Hội đồng nhân dân TP.Hà Nội có công văn phúc đáp Tờ trình số 198 của UBND thành phố Hà Nội đồng ý với đề xuất của UBND TP.Hà Nội về việc điều chỉnh biên chế trong nội bộ Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội.
Cụ thể: Chuyển 177 chỉ tiêu biên chế viên chức làm nhân viên kỹ thuật chăn nuôi thú y tại 177 phường thành 177 chỉ tiêu biên chế viên chức làm nhân viên kiểm soát giết mổ và giao số chỉ tiêu biên chế viên chức này về trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông và chuẩn đoán xét nghiệm điều trị bệnh động vật trực thuộc Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội.
Tuy nhiên, tới nay việc xét tuyển chưa thấy đâu mà quyết định ngừng hợp đồng lao động thì có. Theo ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội, việc cắt giảm các nhân viên hợp đồng lao động này là thực hiện theo chủ trương của TP.Hà Nội, Sở NNPTNT không có quyền quyết định. Việc dôi dư lao động là do quy định, trên địa bàn các quận không được tổ chức chăn nuôi nên cán bộ thú y cấp phường, thị trấn phải giải thể.
Được biết, ngày 9/11/2020, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội có tờ trình về việc đề nghị tiếp tục gia hạn hợp đồng lao động đối với số nhân viên thú y này. Song, tại cuộc họp giữa các sở liên ngành gồm Sở Nội vụ, Tài chính và NNPTNT vào ngày 16/11, Sở NNPTNT kiến nghị tiếp tục ký hợp đồng lao động với các nhân viên thú y này nhưng không được chấp thuận. Hiện, Sở NNPTNT đang được giao xây dựng đề án đội kiểm dịch cơ động với 170 biên chế theo hình thức thi tuyển.
Thực tế, Hà Nội chỉ là một trong số những địa phương có sự xáo trộn trong đội ngũ thú y.
Video đang HOT
Theo báo cáo của Cục Thú y (Bộ NNPTNT), tính đến hết tháng 10/2020, cả nước có 7/63 tỉnh, thành phố đã sáp nhập Chi cục Thú y cấp tỉnh với các ngành nông nghiệp khác (bao gồm các tỉnh: Đồng Tháp, Long An, Bình Dương, Lâm Đồng, Đăk Nông, Cao Bằng, Sơn La); 36/63 tỉnh, thành phố đã sáp nhập trạm thú y cấp huyện (trực thuộc chi cục cấp tỉnh) với các ngành nông nghiệp khác và chuyển thành Trung tâm dịch vụ nông nghiệp/Phòng kinh tế do UBND cấp huyện quản lý.
Số lượng người làm công tác thú y của các địa phương bị cắt giảm, nghỉ việc là 6.411 người; có 5/63 tỉnh, thành phố không có nhân viên thú y xã. Hiện nay, cả nước có 15.791 người làm công tác thú y tại các địa phương.
Cần sớm kiện toàn hệ thống thú y
Theo ông Nguyễn Văn Long – Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NNPTNT), việc sắp xếp lại đội ngũ thú y thời gian qua đã có những tác động không nhỏ đến công tác phòng chống dịch bệnh, nhất là trong thời gian qua, dịch tả lợn châu Phi bùng phát và còn diễn biến phức tạp. Một trong những nguyên tắc trong phòng, chống dịch là chủ động phòng dịch, giám sát phát hiện sớm, xử lý nhanh, triệt để; Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo “chống dịch như chống giặc”. Tuy nhiên, thời gian qua tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư đã sáp nhập các trạm thú y, khuyến nông, bảo vệ thực vật… thành lập Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện khiến công tác phòng chống dịch bệnh động vật gặp nhiều khó khăn.
“Có một thực tế là công tác giám sát, phát hiện bệnh và báo cáo dịch bệnh bị chậm trễ; nhiều nơi không có lực lượng thú y cơ sở để tiếp nhận thông tin từ người chăn nuôi, người chăn nuôi không báo cáo dịch bệnh cho địa phương và cơ quan thú y các cấp để phối hợp chỉ đạo chống dịch, kéo dài thời gian xảy ra dịch” – ông Nguyễn Văn Long thừa nhận một thực tế.
Tại hội nghị đánh giá việc thực thi chính sách pháp luật về thú y, tổ chức hoạt động của hệ thống cơ quan thú y các cấp do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phối hợp với Bộ NNPTNT tổ chức mới đây, nhiều ý kiến đều cho rằng, việc kiện toàn lại hệ thống thú y, nhất là cấp cơ sở là một đòi hỏi bức thiết.
Ông Nguyễn Văn Sửu-Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội cho rằng, để thực hiện tốt việc quản lý chăn nuôi, thú y, thủy sản, an toàn thực phẩm và phòng chống dịch bệnh, Bộ NNPTNT cần tham mưu với Chính phủ củng cố, kiện toàn hệ thống thú y để tạo sự đồng bộ từ T.Ư đến các địa phương.
“Việc làm này giúp cho các địa phương nâng cao hiệu lực, hiệu quả, có chế độ chính sách phù hợp, đáp ứng yêu cầu, tốc độ phát triển chăn nuôi, thủy sản, phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm trong thời gian tới” – ông Sửu nói.
Đồng quan điểm, bà Hoàng Thị Tố Nga – Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Nam Định, cho rằng, cần kiện toàn lại hệ thống thú y theo Luật Thú y thống nhất trong toàn quốc.
“Đề nghị Bộ Nội vụ có thông tư hướng dẫn quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của Phòng Nông nghiệp, Phòng Kinh tế, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố, đồng thời quy định rõ số lượng cán bộ có chuyên môn chăn nuôi thú y tại Phòng Nông nghiệp, Phòng Kinh tế, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố để đảm bảo đủ lực lượng thực hiện nhiệm vụ” – bà Nga nói.
Theo đại biểu Quốc hội Bùi Thanh Tùng (Hải Phòng), muốn phòng chống dịch bệnh lây lan, cần giám sát, quản lý thú y thật tốt, do vậy việc quản lý chuyên ngành cần được nhìn nhận một cách thấu đáo. Có một thực tế là, một số nơi chuyển trạm về trung tâm dịch vụ nhưng biên chế nhân lực không có nhiều nên công tác thú y còn hạn chế.
Vì sao dịch tả lợn châu Phi tái bùng phát ở Nghệ An, ngày nào cũng có lợn phải tiêu huỷ?
Từ đầu tháng 9 đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi tái bùng phát tại nhiều huyện trên địa bàn Nghệ An, trong đó "nóng" nhất là huyện Hưng Nguyên.
Toàn tỉnh tiêu hủy 1.244 con lợn
Trong tháng 9 này, huyện Hưng Nguyên hầu như ngày nào cũng tiêu hủy lợn bị nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi. Trong khi giá lợn đang ở mức cao, thì dịch bệnh đã gây thiệt hại lớn đối với người dân.
Bà Nguyễn Thị Hoàn ở xóm 1, xã Hưng Nghĩa (Hưng nguyên) thường xuyên rắc vôi bột, phun hóa chất để phòng bệnh cho đàn lợn của gia đình. Ảnh: Xuân Hoàng
Xã Hưng Nghĩa là địa phương có số lợn nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi nhiều nhất huyện tại thời điểm này. Ông Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Nghĩa cho biết: Bệnh dịch tả lợn châu Phi tái bùng phát trên địa bàn xã từ ngày 11/9. Đến ngày 28/9, toàn xã đã buộc phải tiêu hủy 55 con lợn, tổng trọng lượng 4,3 tấn.
Hiện nay, các hộ chăn nuôi lợn đang tích cực phòng dịch bằng mọi cách: Rắc vôi bột, phun hóa chất khử trùng hàng ngày, chuồng trại được che chắn kín, tuyệt đối không cho người ngoài vào.
Cùng đó, xã tiếp nhận 60 lít hóa chất, cấp cho các hộ dân tự phun; trích ngân sách mua vật tư phục vụ công tác tiêu hủy lợn.
Trong đợt dịch tái bùng phát này, Nghệ An đã tiêu hủy 1.244 con lợn. Ảnh: Quang An
Trong đợt tái phát dịch lần này, tính đến ngày 28/9, trên địa bàn huyện Hưng Nguyên đang có 8 xã chưa qua 21 ngày dịch, gồm: Hưng Nghĩa, Hưng Mỹ, Xuân Lam, Hưng Trung, thị trấn, Hưng Yên Bắc, Hưng Thông và Hưng Đạo; với 51 hộ có lợn bị nhiễm dịch; tổng số lợn bị tiêu hủy 200 con, tổng trọng lượng trên 13 tấn.
Ông Hoàng Đức Ân - Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hưng Nguyên cho biết: Trong đợt dịch tái bùng phát này, huyện đã cấp gần 400 lít hóa chất cho 14 xã, thị trấn tổ chức phun khử trùng tiêu độc.
Khó khăn nhất trong công tác phòng chống dịch là các xã không có cán bộ thú y, nên khi có lợn bị bệnh, người chăn nuôi không biết bệnh gì. Việc lấy mẫu bệnh phẩm đi xét nghiệm trước đây do cán bộ thú y xã thực hiện, thì nay do thú y huyện đảm nhiệm, trong khi đó đội ngũ thú y huyện mỏng, nên không kịp thời".
Theo số liệu của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, tính đến ngày 28/9, trên địa bàn Nghệ An đang có 37 xã của 12 huyện chưa qua 21 ngày dịch. Bao gồm các huyện: Kỳ Sơn 3 xã; Nghi Lộc 7 xã; Quế Phong 5 xã; Hưng Nguyên 8 xã; Thành phố Vinh 3 phường, xã; Tương Dương 3 xã; Anh Sơn 3 xã; các huyện: Yên Thành, Quỳnh Lưu, Diễn Châu và Con Cuông, mỗi huyện có 1 xã. Tổng số lợn đã tiêu hủy 1.244 con.
Vì sao dịch tái bùng phát?
Nguyên nhân bệnh dịch tả lợn châu Phi bùng phát trên địa bàn xã, ông Nguyễn Văn Đệ - Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Nghĩa cho rằng: Trong số 13 hộ có lợn vừa bị nhiễm dịch thì phần nhiều là tái phát sau đợt dịch của năm 2019.
Do giá lợn đang cao, nên khi lợn bị ốm, các hộ dân cố chữa trị, đến khi lợn chết mới khai báo, nên mầm bệnh ủ lâu trong chuồng trại, phát tán ra bên ngoài.
Cơ quan chuyên môn và chính quyền xã Hưng Nghĩa (Hưng Nguyên) tiêu hủy lợn bị nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: Quang An
Một cán bộ thú y của huyện Hưng Nguyên chia sẻ, đa phần số lợn bị bệnh do người dân báo lên, chúng tôi đến lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm đã chết.
Ông Ngô Đức Quỳnh - Phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho rằng: Nguyên nhân bệnh dịch tả lợn châu Phi tái bùng phát trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, là do mầm bệnh lưu hành rộng rãi trong đàn vật nuôi và trong môi trường chăn nuôi.
Giá lợn đang cao nên khi lợn bị bệnh, người dân không khai báo cho chính quyền địa phương mà bán chạy, hoặc tự giết mổ lợn bệnh chia nhau thịt về sử dụng, làm mầm bệnh lây lan khó kiểm soát. Một số hộ tự ý tái đàn khi chưa đảm bảo về điều kiện vệ sinh phòng bệnh; tận dụng thức ăn thừa chưa qua xử lý cho lợn ăn.
Do thời tiết phức tạp, mầm bệnh tồn lưu trong môi trường... gặp thời tiết bất lợi cho vật nuôi, dịch bệnh sẽ bùng phát và lây lan. Cùng đó, đàn vật nuôi chưa được tiêm phòng vắc xin phòng bệnh theo quy định, nên không có miễn dịch đối với các bệnh khác.
Khi huyện Quế Phong tái phát dịch trở lại, UBND huyện chỉ đạo các xã lập chốt kiểm soát dịch trên các trục đường chính. Ảnh: Quang An
"Trên địa bàn tỉnh, nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm phần lớn, không áp dụng đầy đủ các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, trong khi đó hiện đang giai đoạn thời tiết chuyển mùa, tạo điều kiện cho mầm bệnh tồn tại, phát tán. Trong khi đó, hoạt động vận chuyển, giết mổ, buôn bán động vật, sản phẩm động vật tại nhiều địa phương chưa được kiểm soát chặt chẽ... Vì vậy, trong thời gian tới nguy cơ các loại dịch bệnh, trong đó bệnh dịch tả lợn châu Phi sẽ tiếp tục lây lan, phát tán rất cao" - ông Ngô Đức Quỳnh khuyến cáo.
Nguy cơ bùng phát bệnh lở mồm, long móng tại Kon Tum Trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã phát sinh thêm các ổ dịch lở mồm long móng tại xã Ngọc Tem, Măng Cành, Pờ Ê, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông và phường Thống Nhất, Lê Lợi (thành phố Kon Tum), làm ảnh hưởng đến hơn 300 con trâu, bò của các hộ dân. Nguy cơ bùng phát bệnh lở mồm, long...