600 người vận hành 13km đường sắt Cát Linh Hà Đông
Trong số nhân lực đào tạo ở Trung Quốc có 37 lái tàu. Các lái tàu này đều đảm bảo các tiêu chuẩn điều kiện lái tàu theo quy định của Việt Nam và phía Trung Quốc…
Ngày 22-2, ông Vũ Hồng Phương, Phó tổng giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT), cho biết để vận hành 13km tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông cần trên 600 nhân lực (khoảng 50 người phục vụ 1km).
Ban quản lý dự án đường sắt, cũng cho biết trong hơn 600 nhân lực này có hơn 400 người được đào tạo Việt Nam, 200 người được cử sang Trung Quốc. Gồm nhân viên trung tâm điều độ, nhân viên trung tâm ga, sửa chữa tàu, đường ray… Chi phí để đào tạo 600 nhân lực hoàn toàn nằm trong kinh phí của dự án.
“Trong số nhân lực đào tạo ở Trung Quốc có 37 lái tàu. Các lái tàu đều đảm bảo các tiêu chuẩn điều kiện lái tàu theo quy định của Việt Nam và phía Trung Quốc… Hiện công tác đào tạo này cơ bản hoàn tất để chuẩn bị cho việc khai thác thương mại”- ông Phương thông tin.
Đầu tàu mẫu Cát Linh – Hà Đông. Ảnh: VIẾT LONG
Theo Ban Quản lý dự án đường sắt, đến thời điểm này dự án đã hoàn thành 90% khối lượng phần xây dựng cơ bản hạ tầng chạy tàu bao gồm kết cấu cầu cạn, nhà ga, công trình kiến trúc trong khu depot, đường ray…
Đến ngày 31-3 sẽ hoàn thiện toàn bộ phần xây lắp trang trí kiến trúc bao gồm các nhà ga và các công trình kiến trúc trong khu depot. Ngày 1-9 đóng điện toàn tuyến và chạy thử từ ngày 1-10.
Thời gian chạy thử kéo dài 3-6 tháng (phụ thuộc vào kết quả chạy thử) trước khi đưa vào vận hành khai thác thương mại.
Trước đó, đại diện Tổng thầu EPC Trung Quốc cho biết theo hợp đồng, Việt Nam sẽ mua 13 đoàn tàu. Trong đó, đoàn tàu đầu tiên đã đưa về Hà Nội và cẩu lên ray. Như vậy còn 12 đoàn tàu còn lại, sẽ chia làm 3 đợt tiếp tục vận chuyển về cảng Hải Phòng trong thời gian tới.
Video đang HOT
Được biết mỗi đoàn tàu có bốn toa, sức chứa tối đa 1.326 người, phục vụ vận chuyển hành khách đô thị trục Cát Linh – Hà Đông với số tiền 63,2 triệu USD. Được biết tàu điện trên do Công ty TNHH Trang thiết bị tàu điện ngầm Bắc Kinh (Trung Quốc) sản xuất.
Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông do Bộ GTVT làm chủ đầu tư có tổng mức đầu tư ban đầu là 552 triệu USD, trong đó vay vốn của Trung Quốc là 419 triệu USD, vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 133 triệu USD. Tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là 886 triệu USD, tăng 250 triệu USD. Dự kiến ban đầu đưa vào khai thác năm 2016 nhưng phải điều chỉnh lùi đến năm 2018 mới khai thác thương mại.
Dự án có hơn 13 km đường sắt trên cao với 12 nhà ga; đường sắt đôi, khổ 1,435m với tốc độ chạy tàu tối đa 80 km/giờ. Thời gian chạy từ Cát Linh đến Hà Đông và ngược lại sẽ là gần 24 phút. Lưu lượng vận chuyển tối đa 57.000 người/giờ, tương đương 1,02 triệu người mỗi ngày.
(Theo Pháp Luật)
Toa tàu đầu tiên tuyến Cát Linh - Hà Đông được đưa vào đường ray
Phải mất gần 3h, với cả trăm công nhân, kỹ sư, rạng sáng 21/2 việc di chuyển và cẩu toa tàu đầu tiên tuyến Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) lên đường ray tại nhà ga La Khê được hoàn tất.
Muộn hơn dự kiến ban đầu 2 tiếng, hơn 12h đêm 20 rạng sáng 21/2, toa đầu máy đầu tiên của tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) mới được vận chuyển từ đường Lê Trọng Tấn (Hà Đông) đến nhà ga La Khê (đường Quang Trung) để đưa lên đường ray. Hộ tống xe đầu kéo chở đầu tàu có xe của Thanh tra giao thông và xe của nhân viên của dự án đi trước và đi cùng dẫn đường và phân luồng giao thông.
Khoảng 12h15, toa tàu được đưa vào đoạn nhà ga La Khê trên đường Quang Trung (Hà Đông).
Cả trăm người cùng hàng chục phóng viên dõi theo.
Nhiều người dân thức trắng đêm chờ để xem toàn bộ quá trình cẩu tàu lên đường ray. "Đang nằm xem ti vi thấy phát trực tiếp cẩu đường tàu nên thấy tò mò chạy ra xem họ tàu hình dáng, màu sắc và việc cẩu lên như thế nào", anh Hoàng Mạnh Tuấn ở Quang Trung, Hà Đông cho hay.
Toa tàu nặng trên 30 tấn được vận chuyển bằng loại xe siêu trường, siêu trọng với 48 bánh.
Để cẩu được toa tàu, phải sử dụng cẩu trục loại 250 tấn. Và để việc đưa tàu lên được cân bằng, các kỹ sư sử dụng một giá đỡ được nối dây cáp lớn ở hai đầu.
Các công nhân sẽ móc sợi dây cáp luồn xuống bụng tàu.
Theo quan sát, quá trình nối hai đầu dây cáp để tạo sự cân bằng mất hơn 1h, có thời điểm tưởng chừng mọi việc đã hoàn tất, tuy nhiên các kỹ sư phải tháo ra và làm lại từ đầu để đảm bảo chính xác.
Khi bắt đầu cẩu lên, phần đầu của toa tàu nặng bị chúc xuống. Sau thao tác đưa toa tàu lên được khoảng 2m, toa tàu bị chuyển hướng và quay ngang.
Tuy nhiên sau khi lái cẩu điều chỉnh và có sự hỗ trợ của các kỹ sư, công nhân ở phía dưới, toa tàu dần dần được đưa lên một cách thuận lợi.
Quá trình cẩu toa tàu mất hơn 40 phút. Phía trên khi toa tàu được đưa lên, có khoảng 6 nhân viên và kỹ sư dùng dây thừng, kết hợp với tài xế máy cẩu để điều chỉnh cho bánh tàu khớp với đường ray.
Theo Ban quan ly dư an Đường sắt đô thi Cat Linh - Ha Đông, mỗi đêm dự kiến lắp 2 toa. Tuy nhiên, toa tàu đầu tiên tính cả quá trình di chuyển, lắp đặt mất hơn 3 tiếng. Sau khi hoàn tất đưa toa tàu đầu tiên vào ray, khoảng 3h15 phút, các nhân viên thu dọn đồ đạc và bỏ rào chắn đường để các phương tiện lưu thông. Dự kiến trong những đêm tiếp theo, 3 toa tàu còn lại sẽ được cẩu vào đường ray ở khu vực nhà ga La Khê.
Rang sang 19/2, bốn toa tau đâu tiên cua tuyên đương săt Cat Linh- Ha Đông đươc vân chuyên tư Hai Phong vê tâp kêt trên đương Lê Trong Tân (Ha Đông). Thời gian tới, 12 toa tàu còn lại tiếp tục được lắp đặt để chạy thử nghiệm vào tháng 9 và phục vụ thương mại năm 2018, chậm 3 năm so với kế hoạch.
Bá Đô - Giang Huy
Theo VNE
12 đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông sẽ về cảng Hải Phòng Đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông đầu tiên đã cập cảng Hải Phòng, đang làm các thủ tục thông quan để đưa về công trình. Còn 12 đoàn tàu sẽ chia làm 3 đợt tiếp tục vận chuyển về cảng Hải Phòng trong thời gian tới. Tại cuộc họp về tiến độ dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà...