60% sản lượng cá rô phi sẽ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu
Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu cá rô phi của Việt Nam trong năm nay sẽ tăng mạnh, dự kiến đạt kim ngạch 45 triệu USD, tăng 32% so với năm 2015.
Đáng chú ý, thị trường nhập khẩu cá rô phi Việt Nam cũng tăng mạnh, từ 8 thị trường năm 2005 lên tới 68 thị trường trong năm 2015. Trong đó, Mỹ, Colombia và EU là 3 thị trường nhập khẩu cá rô phi lớn nhất của Việt Nam. Các dự báo khác cũng cho thấy, tiêu thụ cá rô phi đang tăng trưởng không chỉ ở Mỹ mà trên toàn thế giới.
Ảnh minh họa
Đặc biệt, mặt hàng cá rô phi của Việt Nam đang có nhiều lợi thế khi nước xuất khẩu cá rô phi lớn nhất thế giới là Trung Quốc đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa bão. Trong đó, mưa lớn và bão liên tục xuất hiện và đang đe dọa nghiêm trọng các trại nuôi cá rô phi tại miền NamTrung Quốc.
Mới đây, Bộ NNPTNT đã ban hành quyết định quy hoạch phát triển nuôi cá rô phi giai đoạn 2020, định hướng 2030. Theo đó, mục tiêu đến năm 2020, sản lượng cá rô phi của cả nước sẽ đạt khoảng 300.000 tấn, trong đó có khoảng 50-60% sản lượng đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu.
Video đang HOT
Theo Danviet
Hụt hơi tìm con giống tốt
Trong 11 kiến nghị gửi Bộ Công Thương nhằm thúc đẩy ngành thủy sản phát triển, các vấn đề nan giải được Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đưa ra mới đây vẫn là con giống, quy trình nuôi trồng, kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Hụt hơi tìm con giống tốt
Tình trạng lộn xộn, báo nháo trong hoạt động sản xuất con giống phục vụ nuôi trồng thủy sản nhiều năm qua không còn là chuyện mới. Kể từ khi nuôi trồng thủy sản được chọn là ngành mũi nhọn của nông nghiệp Việt Nam, sản xuất con giống cũng phát triển theo, với hàng ngàn cơ sở ương nuôi, kinh doanh. Thế nhưng, chất lượng con giống thủy sản thì... phải xem lại.
Do đó, kiến nghị với Bộ Công Thương mới đây, ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký VASEP cho rằng, cần coi công tác giống là yếu tố then chốt, có thể chi phối đến các hoạt động khác như sản lượng, dịch bệnh, tồn dư kháng sinh... trong ngành thủy sản. Ông Hòe cũng kiến nghị ngành chức năng nhanh chóng có chiến lược cụ thể đối với sản xuất giống thủy sản.
Con giống vẫn là vấn đề khiến ngành thủy sản "đau đầu" trong nhiều năm qua. ảnh: T.H
Theo thống kê của Tổng cục Thủy sản, tính hết tháng 5.2016, cả nước có 1.750 cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ, trong đó 1.240 cơ sở sản xuất giống tôm sú và 510 cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng.
Tổng số lượng tôm thẻ chân trắng bố mẹ nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm đạt 87.800 con. Trong khi đó, với nhu cầu khoảng khoảng 130 tỷ tôm giống mỗi năm, hoạt động sản xuất, ươm nuôi, kinh doanh tôm giống vẫn là ngành mang lại lợi nhuận cao cho nhiều doanh nghiệp.
"Cần coi công tác giống là yếu tố then chốt, có thể chi phối đến các hoạt động khác, có thể chi phối đến các hoạt động khác như sản lượng, dịch bệnh, tồn dư kháng sinh... trong ngành thủy sản". Ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký VASEP
Ông Nguyễn Huy Điền - nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản nhận định, điểm yếu nhất của hoạt động sản xuất, kinh doanh tôm giống hiện nay là việc tôm bố mẹ được cung cấp chủ yếu từ nguồn nhập nội và khai thác từ tự nhiên. Do đó, dẫn đến tình trạng sản xuất thiếu tính chủ động, phụ thuộc vào các nước xuất khẩu.
Cụ thể, theo một số đại lý ươm giống tôm tại TP.HCM, Tiền Giang, Bình Thuận mới đây cho biết, từ đầu năm 2016 đến nay, hoạt động cung cấp tôm thẻ chân trắng bố mẹ của một doanh nghiệp Thái Lan sang Việt Nam có phần không ổn định. Theo đó, dù nắm thị phần lớn trong việc cung cấp tôm giống bố mẹ, nhưng chất lượng sản phẩm lại bấp bênh, các lô hàng có chất lượng khác nhau, không đồng đều... Từ đó dẫn tới tình trạng chất lượng tôm thả nuôi không ổn định, sức đề kháng kém nên dễ xảy ra dịch bệnh.
Cần xem lại quy trình nuôi trồng
Bên cạnh chuyện con giống, VASEP kiến nghị các ngành chức năng sớm có đánh giá cụ thể những tác động của biến đổi khí hậu tới hoạt động nuôi trồng thủy sản, từ đó đưa ra những quy trình nuôi hợp lý, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chính phủ và Bộ NNPTNT cần có kế hoạch tiếp cận và áp dụng thực nghiệm các mô hình nuôi tiên tiến, hướng đến sản xuất nguyên liệu thủy sản bền vững, giá thành hạ và không kháng sinh.
Riêng với đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), VASEP kiến nghị tiến hành đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn ở các tỉnh trong vùng để có các biện pháp nhằm cân đối ba yếu tố, gồm thời vụ thả nuôi, sản xuất giống và sản xuất thức ăn. Về vấn đề này, ông Phạm Khánh Ly - Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản, Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT) cũng thừa nhận, những tháng đầu năm 2016, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất, thả nuôi thủy sản tại các tỉnh ĐBSCL. Cụ thể, tính đến cuối tháng 6.2016, diện tích cá tra của các tỉnh ĐBSCL đã giảm 5,5% so với cùng kỳ. Trong khi đó, nhiều vùng nuôi tôm tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre... bị thiệt hại đến 70%, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản lượng.
Trong khi đó, ông Tăng Đức Thắng - Phó Giám đốc Viện Khoa học thủy lợi miền Nam cũng đồng ý rằng, hệ thống thủy lợi ở ĐBSCL chưa đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về cấp, thoát nước riêng biệt, đảm bảo phục vụ nuôi trồng thủy sản. Do đó, ông Thắng cho rằng, cần sớm tiến hành nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản để có biện pháp phù hợp khắc phục những khó khăn.
Theo Danviet
Xuất khẩu tôm khởi sắc, người Mỹ sẽ ăn nhiều tôm của Việt Nam hơn Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, xuất khẩu tôm sang Mỹ năm 2016 dự kiến sẽ khởi sắc nhờ những tín hiệu tích cực từ kết quả rà soát hành chính lần thứ 9 (POR9) thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam và việc kết thúc đàm phán Hiệp...