60 người phụ nữ trong đội trống gái có một không hai
Nói về làng Đọi Tam, xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, Hà Nam, nhiều người biết có làng nghề làm trống truyền thống. Nhưng ít người biết rằng Đọi Tam còn nổi danh với một đội trống nữ với những tiết mục độc đáo, những vũ điệu mê say lòng người.
Đọi Tam vốn nổi tiếng với nghề làm trống lâu đời bậc nhất ở Việt Nam. Không chỉ làm trống khéo, trống đẹp, con người Đọi Tam còn giỏi thể hiện những bài trống hay, trong đó nổi tiếng với đội trống nữ – đội trống do các chị em phụ nữ đánh – duy nhất ở nước ta thời điểm hiện tại.
Âm vang của đội trống nữ cùng tiếng trống bay xa.
Trao đổi với chúng tôi, ông Đinh Văn Lương, trưởng thôn Đọi Tam cho biết: “Làng tôi có nghề làm trống truyền thống từ lâu đời, nghề cha truyền con nối. Sau khi được công nhận làng nghề truyền thống vào năm 2004, thể theo nguyện vọng của nhân dân địa phương, làng Đọi Tam được thành lập đội trống và lấy tên “Đội trống gái Đọi Tam”. Lúc đầu thành lập cũng gặp không ít những khó khăn từ khâu tuyển chọn, chuẩn bị kinh phí đến việc thuê thầy về dạy… nhưng sau đó cũng đã thành công”.
Ban đầu, đội trống gái làng Đọi Tam có 48 quả trống, chiếc trống to nhất (cao 1m77, đường kính mặt 1m47), chiếc trống đại (cao 1m20, đường kính mặt 1m80), 12 chiếc trống cám, 12 chiếc trống nhỡ, 12 chiếc bản, 8 chiếc trống giả cổ đều được các cô gái làng trình diễn. Đến nay, đội trống làng đã tăng lên 60 người, trong đó có 48 nữ đánh trống, 12 nam phụ đánh đồ đồng (chiêng, lệnh, thanh la, nạo bạt…).
Quả trống đại của đội trống gái Đọi Tam.
Video đang HOT
Để tham gia vào đội trống làng phải là gái làng Đọi Tam đã có chồng, còn gái làng chưa có chồng thì không được vào đội trống, vì sợ sau này khi đi xây dựng gia đình đội trống sẽ mất người. Qua gần 10 năm thành lập, đến nay khi nhắc đến đội trống gái Đọi Tam mọi người dân đều biết đến với những âm điệu được ví như: tiếng trống từ các cô gái Đọi Tam tưng bừng, vang rền, lúc dồn dập như đoàn quân xung trận, lúc trầm bổng như tiếng vọng của núi sông, lúc vui nhộn hào hứng, bay bổng, làm náo nức lòng người trong ngày lễ hội”…
Hiện nay đội trống gái Đọi Tam không chỉ phục vụ các lễ hội từ tỉnh đến huyện và các lễ hội của địa phương mà đội trống đã tham gia biểu diễn trên tất cả mọi miền của tổ quốc, mỗi khi có lời mời là đội trống lại lên đường, dàn trống hàng trăm chiếc lớn nhỏ được để trong đình lại được dịp lên ô tô theo các nghệ nhân đi biểu diễn.
Ông Phạm Chí Giảng, đội trưởng đội trống tâm sự: “Đội trống nữ làng Đọi Tam đến nay biểu diễn rất thành thạo và chuyên nghiệp, có được kết quả đó chính là nhờ chị em chịu khó tập luyện thường xuyên cùng với sự giúp đỡ của phòng văn hoá huyện và nghệ sĩ Phạm Trí Khách đến từ Nhà hát chèo Trung ương hỗ trợ dạy các bài trống khai mạc, dâng hương, múa lân, múa sư tử…”.
Uyển chuyển lắc lư theo nhịp trống vang.
Tâm sự với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Hường, đội phó đội trống, người đã gắn bó với đội trống từ khi thành lập cho biết: “Toàn bộ các tay trống trong đội đều bận biụ với công việc gia đình, cả ngày ở đồng, tối tranh thủ thu xếp việc nhà lại cùng nhau ra đây để tập luyện nhưng 48 chị em chúng tôi đều có một tình yêu sâu sắc với tiếng trống, quanh năm, suốt tháng làm quen với trống làng cùng có chung một tâm huyết đưa tiếng trống Đọi Tam bay cao, bay xa hơn nữa”.
Chị Lê Thị Thúy Thường, một trong những thành viên tham gia từ ngày thành lập đội trống nói: “Nhớ ngày đầu vào đội, khi cầm dùi đánh trống, tiếng trống inh tai, tim chị đập thình thịch, nhiều lúc tưởng phải bỏ cuộc. Rồi cả những lần đi xa nhà lần đầu với biết bao nhiêu kỷ niệm. Nhưng đến nay đã vượt qua tất cả”.
Cùng với sự đóng góp và duy trì bảo tồn những nét văn hoá đẹp truyền thống của quê hương, năm 2007 làng Đọi Tam được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam công nhận là 1 trong 12 làng nghề tiêu biểu trong toàn quốc. Có được thành công ấy là có sự đóng góp rất lớn của đội trống gái Đọi Tam trong việc quảng bá hình ảnh trống cũng như các vũ hội múa.
Đội trống gái Đọi Tam biểu diễn trong lễ hội Tịch Điền 2013.
Cứ mỗi dịp xuân về, các cô gái trong đội trống nữ Đọi Tam lại ráo riết tập luyện để chuẩn bị cho cho ngày lễ hội làng Đọi Tam, nhất là lễ hội Tịch Điềnhàng năm được tổ chức vào mồng 7 tháng Giêng âm lịch và hơn nữa là phục vụ cho một mùa lễ hội mới trên khắp mọi miền tổ quốc.
Với những tiết mục độc đáo, vũ điệu mê say, đội trống gái Đọi Tam ngày càng gây tiếng vang lớn không những trong nước mà còn quảng bá nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam tới bạn bè khắp năm châu và trở thành một nét truyền thống đặc sắc của vùng quê đồng chiêm trũng.
Theo Dantri
"Tránh những tác động dù là nhỏ nhất đến hồ Gươm"
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc xây dựng loại phương tiện trọng tải lớn, thân thiện với môi trường như đường sắt đô thị ở khu vực phố cổ, hồ Gươm là cần thiết. Nhưng cần cẩn trọng trong việc đặt nhà ga, phải tránh được những tác động dù nhỏ nhất đến hồ Gươm.
Ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam (nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng) cho rằng, việc đặt ga tàu điện phải ở những khu vực rộng, thuận tiện kết nối với loại hình vận tải khác như xe buýt, taxi... Do vậy, việc đặt ga C9 (thuộc tuyến đường sắt đô thị số 2, hướng Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo) theo ông Liêm là không phù hợp. Vì ở khu vực này khó có thể phát triển thêm số lượng xe buýt, taxi phục vụ du khách. "Xe buýt, taxi không đáp ứng đủ nhu cầu, chẳng lẽ người dân muốn đến nhà ga buộc phải đi bộ hàng kilomet mới tới?", TS Phạm Sỹ Liêm nói.
Cần tránh những tác động nhỏ nhất đến hồ Gươm (ảnh Việt Hưng)
Theo ông Liêm việc đặt ga tàu điện ngầm ở khu vực phố cổ và xung quanh hồ Gươm cần phải cân nhắc thật kỹ. Nếu làm để giải quyết tình thế thì ga tàu sẽ không phát huy hết tác dụng. Ông Liêm cho rằng, quanh hồ Gươm không thiếu khu vực có đất rộng để đặt ga tàu như Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, quảng trường Ngân hàng Nhà nước, quản trường Nhà hát lớn...
"Hồ Gươm quý lắm! Riêng việc bảo tồn hồ Gươm cũng còn phải làm rất nhiều. Do vậy, đừng để công trình dù là nhỏ nhất gây tác động thiếu tích cực đến hồ", ông Phạm Sỹ Liêm nói và cho biết không chỉ ga tàu, trước đây có nhiều đề xuất xây dựng công trình gần hồ Gươm nhưng không được sự đồng tình của nhân dân nên phải xem xét lại.
Ngoài ra, theo ông Liêm, ở nhiều nước việc xây dựng ga tàu điện không chỉ phục vụ riêng giao thông mà nó còn gắn liền với trung tâm thương mại, siêu thị... Như vậy, sẽ tiết kiệm được thời gian của hành khách và tăng thêm doanh thu bù đắp lại việc đầu tư nhiều tiền xây dựng tàu điện. "Đây là việc quan trọng. Để giải quyết thấu đáo việc này theo tôi phải lấy ý kiến đóng góp của nhân dân và các chuyên gia", ông Phạm Sỹ Liêm nêu quan điểm.
Dưới góc nhìn của một chuyên gia giao thông, Tiến sĩ Khất Việt Hùng cho biết, vấn đề lo ngại của tàu điện trong nội đô chủ yếu là quy hoạch kiến trúc, còn vấn đề giao thông thì không ảnh hưởng gì. "Về giao thông thì việc đặt ga khu vực hồ Gươm là phù hợp vì người dân, du khách rất dễ tiếp cận", Tiến sĩ Khất Việt Hùng phân tích.
Theo Tiến sĩ Khuất Việt Hùng, khu vực đặt ga C9 cũng là khu vực rất nhiều người muốn đến vì có thắng cảnh nổi tiếng, trung tâm văn hóa, kinh tế... rất phát triển. Việc đặt ga ở khu vực này cũng gắn với mong muốn làm cho khu phố cổ, hồ Gươm ngày càng phát triểm, thu hút đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, buôn bán.
"Hệ thống vận tải đường sắt rất thân thiện với môi trường, phù hợp với người đi bộ và đặc biệt là có trọng tải lớn. Do vậy, nó rất thích hợp với khu vực đông dân cư và kinh tế phát triển", Tiến sĩ Khuất Việt Hùng phân tích thêm.
Cũng theo Tiến sĩ Hùng, vào những ngày lễ lớn, khu vực quanh hồ Gươm thường hạn chế phương tiện cơ giới, lúc đó tàu điện lại càng có vai trò quan trọng. Ngoài ra, ông Hùng còn cho rằng đây là loại phương tiện sẽ góp phần hạn chế phương tiện giao thông trong khu vực phố cổ, giúp giảm ùn tắc giao thông, giảm thiểu tác động đến môi trường.
Theo Dantri
60 năm Nhà hát Kịch Việt Nam Hôm qua 28-12, Nhà hát Kịch Việt Nam đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập tại Nhà hát Lớn Hà Nội với sự tham dự của lãnh đạo Bộ VH-TT&DL cùng các thế hệ nghệ sỹ của nhà hát. 60 năm xây dựng và trưởng thành, Nhà hát Kịch Việt Nam đã sản sinh bao thế hệ nghệ...