60 chuyên gia bắt đầu làm việc ở khu vực MH17 rơi
60 chuyên gia quốc tế bao gồm chuyên gia Hà Lan và Australia vừa đến khu vực máy bay Boeing 777 của Malaysia Airlines rơi và bắt đầu công việc.
Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) cho biết, 60 chuyên gia quốc tế bao gồm các chuyên gia Hà Lan và Australia vừa đến khu vực máy bay Boeing 777 của Malaysia Airlines bị rơi và bắt đầu công việc.
“Công việc phục hồi bắt đầu ngay lập tức”, hãng tin Reuters dẫn thông báo của phát ngôn viên OSCE trên Twitter cho hay.
Trước đó, một nhóm nhỏ các chuyên gia đã đến khu vực máy bay MH17 rơi ở miền đông Ukraine lần đầu tiên vào ngày 31/7 sau khi các lực lượng quân sự Ukraine ngừng tấn công lực lượng ly khai miền đông trong khu vực.
Video đang HOT
Binh sĩ ly khai hộ tống đoàn xe của các chuyên gia quốc tế đến khu vực MH17 rơi.
Cũng trong ngày, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã ký luật phê chuẩn cho phép các cảnh sát Hà Lan, Australia tiếp cận hiện trường thảm kịch MH17.
“Văn bản này ghi rõ, các thỏa thuận được ký kết ở Kiev vào ngày 24 và 28 tháng 7 sẽ có hiệu lực bắt đầu từ ngày các nước trên nhận được công hàm ngoại giao từ Ukraine”, cổng thông tin điện tử chính thức từ Văn phòng ông Poroshenko thông báo.
Theo luật mới này, Australia sẽ gửi quân đội, cảnh sát và nhân viên công vụ tới làm việc ở hiện trường MH17. Còn Hà Lan, nước dẫn đầu cuộc điều tra quốc tế về vụ máy bay rơi, có quyền điều động quân đội và nhân viên dân sự tới nơi này.
Ngô Trang
Theo_Kiến Thức
Thành lập lực lượng đặc nhiệm toàn cầu sau vụ MH17
Lực lượng đặc nhiệm toàn cầu được thành lập nhằm cải thiện các biện pháp an ninh hàng không sau vụ máy bay MH17 của hãng Hàng không Malaysia bị bắn hạ ở miền đông Ukraine.
Hiện trường nơi MH17 bị bắn hạ ở miền đông Ukraine
Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) hôm 29/7, thông báo họ đang thành lập lực lượng đặc nhiệm toàn cầu để thu thập tin tức, cảnh báo nguy cơ và cải thiện các biện pháp an ninh sau vụ máy bay số hiệu MH17 của hãng Hàng không Malaysia bị bắn hạ ở miền đông Ukraine.
Quyết định này được đại diện của 4 tổ chức quốc tế là ICAO, Hiệp hội Vận tải Quốc tế (IATA), Tổ chức Dịch vụ Hàng không Dân dụng và Hội đồng Sân bay Quốc tế thống nhất trong một cuộc họp khẩn ở Montreal vào hôm qua.
Tại cuộc họp, đại diện của 4 tổ chức kể trên cũng đã thảo luận chi tiết về những nguy hiểm mà các hãng hàng không dân dụng gặp phải khi bay qua vùng chiến sự. "Thông tin tình báo về những nguy cơ ảnh hướng tới sự an toàn của hành khách và phi hành đoàn, là nhu cầu rất cấp thiết với các tổ chức và các hãng hàng không", ông Raymond Benjamin, người đứng đầu của ICAO cho biết.
Trong khi đó, ông Tony Tyler, Tổng giám đốc IATA cho rằng: "Vụ việc (MH17) đã cho thấy một lỗ hổng trong hệ thống mà chúng ta cần phải giải quyết... Nếu một quốc gia không thể đảm bảo sự an toàn cho không phận của họ, thì các hãng hàng không phải hiểu rằng không được bay qua đó".
Đề cập đến vụ MH17, ông Tyler cho biết, hãng Hàng không Malaysia được thông báo rằng các chuyến bay ở độ cao 10.000 mét là an toàn. "Và giờ chúng ta đã biết thông báo đó sai lầm như thế nào", ông Tyler cho biết.
Theo ABC News, ICAO sẽ triệu tập một cuộc họp về an toàn cao cấp với sự tham gia của 191 quốc gia thành viên vào tháng 2/2015.
Chiếc máy bay Boeing 777 số hiệu MH17 của hãng Hàng không Malaysia bị bắn hạ khi đang bay qua khu vực miền đông Ukraine đầy bất ổn. Tất cả 298 người trên máy bay đều thiệt mạng.
Theo Tiền Phong
Malaysia tính cách trừng trị thủ phạm vụ MH17 Quan chức Bộ Nội vụ Malaysia cho biết, nước này có thể dùng Đạo luật Tội phạm An ninh để xét xử thủ phạm bắn rơi máy bay MH17 khiến 298 người thiệt mạng. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Malaysia, ông Wan Junaidi Tuanku Jaafar nhấn mạnh, Maylaysia có thể dùng Đạo luật Tội phạm An ninh (Các mức độ đặc biệt) hay...