60% bệnh nhân tai nạn giao thông có uống rượu
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), rượu là nguyên nhân chính dẫn tới chấn thương đường bộ tại Việt Nam. Ước tính hơn 30% các ca tử vong giao thông đường bộ và 60% bệnh nhân chấn thương nhập viện có nồng độ cồn trong máu (BAC) vượt quá giới hạn cho phép.
60% bệnh nhân tai nạn giao thông nhập viện có nồng độ cồn trong máu vượt quá giới hạn. Ảnh: Cấp cứu bệnh nhân TNGT tại BV Việt Đức. Ảnh: H.Hải
Video đang HOT
Vì thế, WHO rất vui mừng khi Nghị định số 71 của Chính phủ được công bố bổ sung các quy định về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ (Nghị định 34/2010-NĐ-CP) và giải quyết nhiều vấn đề an toàn đường bộ quan trọng trong đó có tăng cường đáng kể các hình phạt đối với việc uống rượu bia khi lái xe, một yếu tố nguy cơ chính dẫn tới chấn thương đường bộ tại Việt Nam.
Theo Nghị định 71 sẽ có hiệu lực trong tháng 11, hình phạt đối với các vi phạm nghiêm trọng (nồng độ cồn trong máu> 0.08g/dl máu) sẽ tăng tới 2,5 lần so với các cấp độ hiện tại. Những người lái xe ô tô trong khi say sẽ bị phạt tiền ở các mức khác nhau, từ 10 tới 15 triệu đồng, bằng khoảng một nửa thu nhập bình quân đầu người một năm. Các hình phạt đối với người điều khiển xe máy có cùng lỗi vi phạm sẽ từ 2 đến 3 triệu đồng. Ngoài các hình phạt nặng về tài chính, tất cả những người điều khiển xe ô tô và xe máy cũng sẽ đồng thời bị tước giấy phép lái xe và tịch thu xe từ 10 đến 60 ngày.
Nghị định cũng quy định, bất kỳ người điều khiển xe máy nào có nồng độ cồn trong máu trên 0.05g/dl sẽ bị giữ xe trong 10 ngày – một hình phạt mà trước đây chỉ áp dụng với những người điều khiển xe máy có nồng độ cồn trong máu trên 0.08g/dl.
TS. Takeshi Kasai, đại diện WHO tại Việt Nam nói: “Có mối quan hệ nhân quả giữa rượu bia và chấn thương đường bộ và đối với đa số người lớn, một vài cốc rượu bia trong một thời gian ngắn sẽ làm suy yếu nghiêm trọng khả năng lái xe và gia tăng nguy cơ bị tai nạn dẫn đến các thương tích nghiêm trọng hoặc thậm chí gây tử vong”.
“Như vậy, với hình thức phạt tăng cao, phạt nặng hơn so với quy định cũ sẽ ngăn chặn mạnh mẽ hơn việc uống rượu bia khi lái xe và lần lượt làm giảm đáng kể tỷ lệ các vụ tai nạn, chấn thương và tử vong liên quan đến rượu bia”, TS. Kasai kết luận
WHO và Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia cũng đã phát động một chiến dịch quảng bá mạnh mẽ về sự nguy hiểm và các hậu quả của việc uống rượu bia khi lái xe và sẽ được phát trên các kênh truyền hình quốc gia cho tới cuối năm 2012.
Theo Dantri
Đau lòng vụ xử phạt ngoại tình theo lệ làng
Xấu hổ với dân làng vì bị bắt quả tang ngoại tình, chị Ô. đã ăn lá ngón tự tử (Ảnh minh họa)
Chị Đ.T.A. đến nhà Ô. la lối chuyện Ô. "quan hệ" với chồng mình và bắt phải nộp phạt 4 triệu đồng. Không có tiền nộp phạt, lại xấu hổ với dân làng nên chị Ô. lặng lẽ đi vào núi Xà Riềng ăn lá ngón tự tử...
Ngày 20/9, anh Đ.V.H. (24 tuổi), ở thôn Nước Lác, xã Sơn Kỳ, huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi), cùng người thân gia đình tổ chức chôn cất người vợ xấu số của mình là chị Đ.T.Ô. (23 tuổi). Trước cái chết bất thường của chị Ô., Công an huyện Sơn Hà phối hợp cùng lực lượng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Quảng Ngãi điều tra làm rõ nguyên nhân.
Trước đó, chiều 9/9, Công an xã Sơn Kỳ nhận được tin báo phát hiện xác chị Ô. tại khu vực núi Xà Riềng, thuộc thôn Nước Lác trong tình trạng trương sình, bọng nước, chết khoảng 2 ngày. Bước đầu điều tra, khám nghiệm tử thi cho thấy chị Ô. ăn lá ngón tự tử.
Ông Đinh Văn Nhè, Chủ tịch UBND xã Sơn Kỳ, cho biết, việc tìm đến cái chết của chị Ô. là một câu chuyện đau lòng xảy ra đối với người dân vùng miền núi. Chị Ô. và chị Đ.T.A. (28 tuổi), ở cùng thôn, là bà con chị em nhà dì nên gia đình thường xuyên qua lại thân thiết nhau. Năm 2010, cả xóm xì xào bàn tán chuyện anh Đ.V.H., chồng của chị Ô. quan hệ bất chính với chị Đ.T.A.. Chị Ô. và anh Đ.V.R. (chồng chị A.) rất xấu hổ.
Theo tục lệ của người dân ở Nước Lát, người nào ngoại tình thì bị làng phạt tiền hoặc heo, trâu. Nhưng vì hai gia đình bà con, không muốn đưa ra làng xử, chị Ô. phạt chị A. 4 triệu đồng vì tội... "ngủ" với chồng mình.
Anh R. ngậm ngùi "đóng" tiền phạt cho người có chồng là kẻ ngoại tình với vợ mình. Sau lần đó gia đình hai bên cũng dần xóa bỏ mặc cảm, trở lại thân với nhau. Nhưng trong thâm tâm vợ chồng R. và A. vẫn tức anh ách chuyện mất 4 triệu đồng cho vợ chồng Ô.. Riêng R. vẫn tìm cách trả mối thù H. "quan hệ" với vợ mình còn bắt R. đóng tiền phạt.
Tối 14/9, H. đi làm thuê cách nhà 10km. Người anh rể con dì của Đ.V.R. "bày trận" nhờ người bạn chở chị Ô. ra trung tâm xã Sơn Kỳ ăn khuya. Kịch bản dựng sẵn, khi chị Ô. không thể về nên đành phải ở lại để R "quan hệ". Hai ngày sau, chị Đ.T.A. đến nhà Ô. la lối chuyện Ô. "quan hệ" với chồng mình và bắt phải nộp phạt 4 triệu đồng. Không có tiền nộp phạt, lại xấu hổ với dân làng nên chị Ô. lặng lẽ đi vào núi Xà Riềng ăn lá ngón tự tử...
Đầu năm 2012, dân làng ở Mang Cành, thôn Mang Đeng, xã Ba Vì, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) cũng đã xử phạt ba người gồm 2 đàn ông và một phụ nữ trong thôn theo tục lệ của làng vì có mối quan hệ bất chính với nhau. Theo người dân ở Mang Cành cho biết, người con dâu của bà P.T.B. (48 tuổi), quan hệ bất chính với 2 người đàn ông trong thôn. Trong khi con trai đi làm xa chưa về, bà B. biết chuyện nên khuyên can con dâu nhiều lần nhưng bất thành. Thế là bà B. chán nản, đêm hôm mưa gió, bà lẳng lặng cầm sợi dây thừng ra chuồng bò phía sau nhà treo cổ tự vẫn. Nghe tin mẹ chết, người con trai cấp tốc từ Kon Tum về. Lúc này, cả làng mới đưa cô con dâu bà B. và 2 người đàn ông "ngủ" với cô ta ra xử phạt theo lệ làng.
Theo 24h
Chặn thông tin sai trái bằng chính "sức đề kháng" của dân Theo Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, do bản chất mở của Internet, thông tin bịa đặt có thể được tung lên ở bất kỳ đâu. Chỉ có thể ngăn chặn chúng bằng sự phối hợp giữa các cộng đồng và bằng chính "sức đề kháng" của nhân dân. Xuất hiện trong chương trình "Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời" ngày 23/9/2012, người...