6 y tá Trung Quốc bị đâm chết ở bệnh viện
7 người, trong đó có 6 y tá, bị đâm chết tại một bệnh viện ở miền bắc Trung Quốc, theo Tân Hoa xã. Đây là vụ mới nhất trong hàng loạt những vụ tấn công nhắm vào y bác sĩ ở nước này.
Bác sĩ và y tá trong một bệnh viện ở Trung Quốc – Ảnh: Reuters
Trong số những người thiệt mạng có một lãnh đạo bệnh viện và một y tá khác bị thương nặng sau vụ tấn công, Tân Hoa xã ngày 19.11 cho biết. Nghi phạm đã bị bắt giữ, nhưng Tân Hoa xã không công bố thêm chi tiết về vụ tấn công.
Bệnh viện này tọa lạc ở quận Bắc Đới Hà, thành phố Tần Hoàng Đảo, tỉnh Hà Bắc. Quận này có một khu resort nổi tiếng, vốn là nơi nghỉ mát phổ biến của các quan chức cấp cao Trung Quốc, theo Reuters.
Video đang HOT
Trong vòng hai năm qua, hàng loạt những vụ tấn công y bác sĩ đã xảy ra, khiến Bộ Y tế Trung Quốc phải tăng cường an ninh tại các bệnh viện, Reuters cho hay.
Mặc dù chính quyền Trung Quốc đã tăng thêm chi tiêu ngân sách cho ngành y tế, nhưng các bệnh viện ở nước này thường xuyên bị quá tải.
Bác sĩ ở Trung Quốc, nhận tiền lương thấp, bị nghi kê toa với những loại thuốc không cần thiết cho bệnh nhân để trục lợi, khám chữa thiếu trách nhiệm, dẫn đến hàng loạt những vụ tấn công nhắm vào y bác sĩ tại bệnh viện trong thời gian qua, theo Reuters.
Reuters dẫn số liệu gần đây nhất của Bộ Y tế Trung Quốc cho biết trong năm 2010 có đến 17.243 tấn công nhắm vào y bác sĩ ởTrung Quốc, bao gồm đánh đập, bắt cóc, mưu sát.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Nữ y tá bị nghi nhiễm Ebola chỉ trích quy định cách ly của Mỹ
Một y tá Mỹ từng điều trị cho bệnh nhân Ebola ở Tây Phi bị bắt buộc cách ly theo quy định mới của Washington, cô chỉ trích mạnh mẽ việc này, cho rằng cách đối xử khiến cô cảm thấy mình giống như "một tội phạm".
Y tá Mỹ Kaci Hickox bị cách ly khi trở về từ Tây Phi. Ảnh: CNN
Theo quy định có hiệu lực từ 24/10, bất cứ ai khi đến sân bay quốc tế John F. Kennedy hoặc Newark Liberty tại Mỹ sau khi tiếp xúc với bệnh nhân Ebola ở Liberia, Sierra Leone hay Guinea bắt buộc phải cách ly trong vòng 21 ngày.
Theo Reuters, y tá Kaci Hickox hôm 24/10 bị cách ly tại Newark Liberty sau khi trở về từ Sierra Leone. Cô đã tham gia vào hoạt động y tế từ thiện với nhóm Bác sĩ không biên giới ở quốc gia này.
"Tôi nghĩ rằng nhiều đồng nghiệp của tôi khi trở về Mỹ sẽ phải đối mặt với thử thách tương tự. Cách đối xử sẽ khiến họ cảm thấy mình giống như một tội phạm hay tù nhân", Hickox viết trong một bài báo được công bố hôm qua bởi The Dallas Morning
"Tôi sợ rằng, giống như tôi, họ sẽ trở về và phải chứng kiến biện pháp cách ly hỗn loạn, hãi hùng và đáng sợ nhất từng có", cô viết.
Udi Ofer, giám đốc điều hành Hiệp hội Tự do Dân sự Mỹ tại New Jersey nhận định rằng lời chỉ trích của nữ y tá có thể làm "dấy lên nỗi lo ngại về việc nhà nước lạm dụng quyền hạn khi bắt buộc những người không có triệu chứng Ebola phải cách ly".
Quy định mới của Mỹ được áp dụng sau khi bệnh nhân Ebola đầu tiên tại New York, bác sĩ Craig Spencer bị phát hiện nhiễm Ebola hôm 23/10, chỉ vài ngày sau khi anh trở về từ Guinea. Spencer cũng tham gia điều trị bệnh nhân Ebola cùng nhóm Bác sĩ không biên giới tại quốc gia Tây Phi này.
Phương Vũ
Theo VNE
Bệnh tình của y tá Nina Phạm tiến triển tốt Nina Phạm, nữ y tá Mỹ gốc Việt nhiễm virus chết người Ebola, đang có những dấu hiệu hồi phục sau một tuần chữa trị. Nina Phạm tại phòng cách ly ở bệnh viện Texas Presbyterian Hospital, thành phố Dallas, bang Texas, hôm 16/10. Ảnh: Reuters Theo CBS News, Viện Sức khỏe Quốc gia Mỹ (NIH) ở bang Maryland hôm qua thông báo...