6 xấu – 5 tốt: Tương lai nền kinh tế thế giới có thật ảm đạm
Tờ Economic Times nhận định, có sáu nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nền kinh tế toàn cầu bất ổn như hiện nay, tuy nhiên, vẫn có năm lý do để nền kinh tế thế giới chưa bị đẩy đến mức suy thoái.
Các nước đóng vài trò chính trong nền kinh tế toàn cầu.
Sáu nguyên nhân chính đang dẫn đường đưa nền kinh tế toàn cầu đến chỗ bất ổn bao gồm: Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung; Ngành chế tạo toàn cầu có dấu hiệu suy giảm; Vấn đề địa chính trị; Lợi nhuận doanh nghiệp giảm mạnh; Các ngân hàng Trung ương nới lỏng chính sách tiền tệ; Động thái mới từ phía một số chính phủ.
Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đã kéo dài liên tục trong 18 tháng qua đã khiến tăng trưởng toàn cầu và nhiều nền kinh tế khác phải đối mặt với sức ép liên quan đến bảo hộ thương mại. Mặc dù gần đây đã xuất hiện đột phá quan trọng trong tiến trình đàm phán dai dẳng giữa Washington và Bắc Kinh, nhưng trên thực tế, những bất đồng về mặt nguyên tắc vẫn chưa được giải quyết.
Tính đến hiện tại, lĩnh vực chế tạo đã trải qua 5 tháng liên tiếp có dấu hiệu suy giảm, khiến các nước dựa vào xuất khẩu lớn như Đức, Nhật Bản… gặp phải nhiều vấn đề. Những câu hỏi đặt ra hiện nay là: Liệu sự suy giảm của ngành công nghiệp chế tạo có tác động đến ngành dịch vụ hay không? hay rộng hơn, liệu sự suy giảm trong lĩnh vực chế tạo có trở thành một nhân tố khiến kinh tế thế giới tiếp tục suy giảm hay không?
Trong khi đó, vấn đề địa chính trị trên phạm vi toàn cầu đang cho thấy rõ những ảnh hưởng không nhỏ đến sự ổn định của nền kinh tế thế giới.
Video đang HOT
Lợi nhuận doanh nghiệp toàn cầu quý II/2019 dường như đã xuống mức thấp nhất, khiến lòng tin của doanh nghiệp suy giảm. Điều này khiến đầu tư toàn cầu giảm, gây nguy hại đến lòng tin và cả ngân sách chi tiêu của người tiêu dùng.
Tình hình buộc các ngân hàng Trung ương phải nới lỏng chính sách tiền tệ. Các Ngân hàng Trung ương châu Âu và Nhật Bản đều đã lần lượt thực hiện chính sách lãi suất âm nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế.
Trong tình hình đó, động thái từ phía một số chính phủ lại đi ngược lại mục tiêu của việc nới lỏng chính sách tiền tệ. Trong khi các tổ chức như IMF đốc thúc chính phủ các nước gia tăng chi tiêu công nhằm kích thích nền kinh tế, thì một số nền kinh tế lớn, bao gồm Trung Quốc, Đức lại kiềm chế chi tiêu, còn Nhật Bản cũng đã chính thức nâng thuế tiêu dùng vào tháng 10/2019.
Dù những nguyên nhân trên gây ảnh hưởng đến tình hình tăng trưởng kinh tế toàn cầu, thế nhưng, một tương lai ảm đạm đối với kinh tế thế giới có lẽ không quá gần, bởi các lý do sau:
Nền kinh tế Mỹ vẫn duy trì ổn định. Theo kết quả tính toán của một số mô hình, năm 2020 Mỹ chỉ có 25% rủi ro rơi vào suy thoái. Và khi nền kinh tế lớn nhất thế giới còn tăng trưởng ổn định, thì kinh tế thế giới ít có khả năng rơi vào suy thoái hơn. Hơn nữa, do đặc điểm nền kinh tế Mỹ không quá phụ thuộc vào thương mại, nên dù thương mại toàn cầu bị tác động, thì kinh tế Mỹ vẫn có thể duy trì ổn định.
Tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ hiện đang ở mức thấp nhất trong 50 năm qua. Trong khi, người tiêu dùng Mỹ vẫn là cột trụ tăng trưởng kinh tế. Do đó, ngay cả khi nền kinh tế có dấu hiệu giảm tốc, nhưng khả năng nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái thấp, do chi tiêu hộ gia đình vẫn được duy trì.
Trước tình hình khó khăn, Ngân hàng Trung ương các nước đều tìm cách triển khai các biện pháp kích thích kinh tế. Trong năm 2019, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã ba lần tiến hành cắt giảm lãi suất, Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng tiếp tục điều giảm lãi suất tiền gửi âm, đồng thời khởi động lại kế hoạch mua trái phiếu, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cũng đang cân nhắc áp dụng đồng thời nhiều biện pháp kích thích kinh tế,…
Trong khi đó, Chính phủ Trung Quốc được cho là còn “để dành” các gói kích thích kinh tế chưa sử dụng. Trong bối cảnh nền kinh tế rơi vào tăng trưởng chậm, Chính phủ nước này rất có thể tiến hành hàng loạt các biện pháp, đặc biệt tăng cường chi tiêu công trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng, tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc của các Ngân hàng thương mại…
Lý do cuối cùng là Chính phủ các nước đều có ý thức trong việc thắt chặt quản lý các hoạt động kinh tế. Nếu trước đây, kinh tế suy thoái xuất phát từ lạm phát cao trong thập niên 1980, “bong bóng” cổ phiếu công nghệ Mỹ vào những năm 2000, hay khủng hoảng nợ công tại châu Âu và khủng hoảng bất động sản tại Mỹ vào những năm 2010, thì hiện tại, có thể khẳng định, những dấu hiệu khủng hoảng trên chưa xuất hiện tại các nền kinh tế phát triển trên thế giới.
Khánh Linh
Theo Baoquocte.vn
Giá dầu lên mức cao nhất 5 tuần nhờ loạt thông tin tích cực
Giá dầu tương lai tăng trong phiên ngày thứ Hai lên mức cao nhất hơn 5 tuần nhờ triển vọng về một thỏa thuận thương mại Trung-Mỹ và kế hoạch IPO nghìn tỷ USD của Saudi Aramco chính thức được phê chuẩn.
Ảnh: MarketWatch
Đóng cửa phiên ngày thứ Hai (4/11), giá dầu Brent giao kỳ hạn tháng 12/2019 tăng 44 cent, tương đương 0,7%, lên mức 62,13 USD/thùng trên thị trường London, mức đóng cửa cao nhất kể từ ngày 26/9. Thứ Sáu tuần trước giá dầu Brent đã tăng 3,5%, tuy nhiên tính chung cả tuần giá dầu Brent chỉ tăng 0,1%.
Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao kỳ hạn tháng 12/2019 tăng 34 cent, tương đương 0,6%, đạt mức 56,54 USD/thùng trên thị trường New York, mức cao nhất kể từ ngày 25/10, theo dữ liệu của Dow Jones Market. Tuần trước, thúc tuần giá dầu thô ngọt nhẹ WTI đã giảm 0,8%, mặc dù tăng mạnh vào hôm thứ Sáu.
Giá dầu tăng nhờ được hỗ trợ từ các thông tin tích cực như thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung có thể được ký kết trong tháng này cũng như việc Saudi Arabia chính thức thông qua kế hoạch IPO (chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng) của tập đoàn dầu khí Saudi Aramco, Edward Moya, nhà phân tích thị trường cao cấp tại Oanda cho biết.
Ngày 3/11, Saudi Aramco cho biết, kế hoạch IPO của công ty đã được phê chuẩn và dự kiến sẽ niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Tadawul tại Riyadh, Saudi Arabia. Tập đoàn này dự kiến huy động khoảng 20 - 40 tỷ USD với định giá 1.600 - 1.800 tỷ USD.
Ở một diễn biến khác, hôm Chủ nhật Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho biết, thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung đang đạt được tiến bộ và có thể sớm được ký kết.
Ngoài ra, báo cáo việc làm mới tại Mỹ tốt hơn mong đợi công bố hôm thứ Sáu cũng là một trong những thông tin thúc đẩy giá dầu tăng.
HOÀNG HÀ
Theo Bizlive.vn
HSG giảm gần 4.650 tỷ đồng nợ vay, lãi 361 tỷ đồng, giảm 12% so với NĐTC 2017-2018 Luỹ kế niên độ tài chính 2018-2019, HSG đạt 28.034 tỷ đồng doanh thu, giảm 19% và 361 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế hợp nhất, giảm 12% so với niên độ tài chính 2017-2018. Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý IV niên độ tài chính 2018 - 2019 (từ 01/7/2019 đến 30/9/2019)....