6 vụ chuyển nhượng tệ nhất thị trường mùa đông ở Ngoại hạng Anh
Vung tiền tấn ở thị trường mùa đông Ngoại hạng Anh thường không mang đến kết cục tốt đẹp.
Kỳ chuyển nhượng mùa đông là thời điểm tương đối tốt để các đội bóng cải tổ đội hình, sửa chữa khuyết điểm của họ và mang về một số viện binh trước lượt về khốc liệt. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, chúng ta đã chứng kiến những bản hợp đồng thảm hoạ, xuất phát từ những quyết định hoảng loạn của nhiều đội.
Họ vung ra những đồng tiền hoang phí khi cuộc đua vô địch lâm vào tình trạng nguy cấp hay tham vọng dự Champions League bị đe doạ. Những nỗ lực tuyệt vọng để cứu một mùa giải hay được thực hiện trong thời điểm này. Dưới đây là tổng hợp 6 bản hợp đồng tồi tệ nhất của kỳ chuyển nhượng mùa đông ở Premier League.
Thủ môn Mark Bosnich ( Chelsea, 2001)
Không có nhiều thủ môn thay đổi đội bóng trong tháng Giêng, vì vậy chúng ta phải quay trở lại rất nhiều năm để được thấy một trường hợp như vậy. Mark Bosnich gặp khó khăn tại MU, nơi mà anh được Sir Alex mô tả là “thiếu chuyên nghiệp” và không được ra sân một lần nào. Thủ môn người Australia chuyển sang Chelsea và chỉ được ra sân 5 lần ở Ngoại hạng Anh, sau đó bị The Blues sa thải vì dương tính cocaine. Thất nghiệp, Mark còn bị cấm thi đấu 9 tháng.
Hậu vệ Wayne Bridge ( Manchester City, 2009)
Man City chi 10 triệu bảng để đưa Wayne Bridge trở lại sân vận động Etihad vào tháng 1 năm 2009. Tại đây, anh phải vật lộn để chiếm lấy một suất đá chính thường xuyên do chấn thương liên tục.
Man City thực sự “ném tiền qua cửa sổ” khi trả cho Bridge mức lương rất cao vào thời điểm đó là 90 nghìn bảng một tuần, nhưng cuối cùng lại đem hậu vệ này cho mượn ở 3 mùa giải cuối cùng của Wayne ở câu lạc bộ.
Lần xuất hiện cuối cùng của Wayne tại Man City là trong một trận đấu League Cup vào năm 2011, trước khi anh ra đi vào năm 2013.
Video đang HOT
Tiền vệ Juan Cuadrado (Chelsea, 2015)
Juan Cuadrado là một bản hợp đồng thú vị và đầy hứa hẹn của Chelsea khi họ mua anh với giá 23,3 triệu bảng vào tháng 1 năm 2015, sau quãng thời gian ấn tượng ở Serie A với Fiorentina.
Nhưng tuyển thủ Colombia không bao giờ chiếm nổi một vị trí trong đội một Chelsea và trình diễn tương xứng với số tiền chuyển nhượng. Cuadrado không thể theo kịp tốc độ của Ngoại hạng Anh và hoàn toàn lạc lõng. Cầu thủ năm nay 33 tuổi chỉ ra sân vỏn vẹn… 15 lần trên mọi đấu trường trong 2 năm ở Chelsea, trước khi đến Juventus vào năm 2017.
Tiền đạo Fernando Torres (Chelsea, 2011)
Fernando Torres là tiền đạo xuất sắc nhất Premier League trong thời gian thi đấu cho Liverpool. Bất chấp sự sa sút trong mùa giải cuối cùng của Torres cho “Lữ đoàn đỏ”, Chelsea dốc hết sức để sở hữu chân sút cự phách sinh năm 1984, bằng khoản tiền 50 triệu bảng vào ngày cuối cùng của kỳ chuyển nhượng mùa đông 2011.
Tuy nhiên, số tiền khổng lồ đó sau này được chứng minh là một thảm hoạ. Thương vụ Torres đến nay vẫn là cú “flop” lớn nhất TTCN mùa đông Ngoại hạng Anh. Torres chỉ ghi một bàn sau 18 trận trên mọi đấu trường cho Chelsea trong phần còn lại của mùa 2010/11.
Ba mùa giải tiếp theo của Torres ở Premier League, anh lần lượt ghi được 6, 8 và 5 bàn thắng, trước khi chính thức ra đi vào năm 2016 sau 3 lần cho mượn ở nước ngoài. An ủi lớn nhất với tiền đạo người Tây Ban Nha là các bàn thắng vào lưới Benfica (tứ kết), Barca (bán kết) ở chiến dịch Champions League huyền thoại 2012. Torres cũng chính là người câu được quả phạt góc mang về bàn gỡ hoà 1-1 ở chung kết.
Tiền đạo Andy Carroll (Liverpool, 2011)
Andy Carroll đã gây ấn tượng sau bước đột phá đầu tiên tại Newcastle United (ghi 31 bàn sau 80 trận), nhưng chi phí 35 triệu bảng mà Liverpool bỏ ra cho cầu thủ trẻ Carroll là khá phi lý vào thời điểm đó.
Carroll dính chấn thương khi mới đến Anfield và không thể đá trận ra mắt cho tới tận tháng 3. Trong 9 trận còn lại của mùa giải, Carroll ghi 2 bàn. Ở 49 lần ra sân tiếp theo, Carroll chỉ ghi 9 bàn. Thừa nhận thất bại với Liverpool, tiền đạo sinh năm 1989 chuyển đến West Ham với giá 15 triệu bảng vào năm 2013.
Tiền đạo Alexis Sanchez (MU, 2017)
Một vụ “dắt mũi” cay đắng của Man City với MU. Quỷ đỏ bằng mọi giá mang về Alexis Sanchez, mục tiêu mà Pep nhắm đến. Khi thấy MU đặt ra điều kiện đãi ngộ với Sanchez hậu hĩnh hơn, Man City lập tức bỏ cuộc.
Mặc dù đổi gần ngang giá với Mkhitaryan, chiêu mộ Alexis Sanchez vẫn là thương vụ tồi tệ của MU. Cầu thủ người Chile không đạt phong độ tốt nhất từng thể hiện ở Arsenal. Tại MU, Sanchez bị châm biếm là “nghệ sĩ piano”, đánh đàn giỏi hơn đá bóng.
Nhiều người sẽ cãi lại rằng Sanchez không tốn nhiều chi phí chuyển nhượng, nhưng mức lương cứng đáng kinh ngạc 350 nghìn bảng/tuần và niềm tin của fan MU bị tổn hại sẽ phản bác luận điểm đó. Ngày 29/8/2019, Sanchez sang Inter dưới dạng cho mượn. Qua 42 lần ra sân, anh ghi 9 bàn.
Niềm vui ngắn chẳng tày gang
Raphael Varane đến từ Real Madrid, Jadon Sancho từ Borussia Dortmund và nhất là huyền thoại sống Cristiano Ronaldo từ Juventus cập bến Old Trafford, những Manucian trên khắp hành tinh đều tự tin rằng cơ hội chinh phục Premier League đã tới.
Bởi, những cái tên được phủ vàng này, trên lý thuyết là những mảnh ghép hoàn hảo cho bộ khung của Quỷ đỏ: một mũi đinh ba vô địch trên hàng tấn công, một tấm khiên vững chãi nơi hàng thủ và một mũi tên bên hành lang cánh phải.
M.U thua bạc nhược Leicester.
Ngay lập tức, với nguồn sinh lực mới, Quỷ đỏ đã giương nanh vuốt hạ gục Leeds United 5-1 ở trận khai màn Premier League. Sau trận hòa 1-1 với Southampton ở vòng đấu thứ 2, Ronaldo đã góp mặt cùng "bầy Quỷ" và ghi 3 bàn thắng để mang về 2 chiến thắng liên tiếp cho MU trước Newcastle và West Ham. Một "tuần trăng mật" ngọt ngào, đập tan những ngờ vực về màn tái hợp làm rung chuyển châu Âu đầu mùa giải.
Thế nhưng, cuộc vui ngắn chẳng tày gang, ở những vòng đấu tiếp theo, sự bất ổn, thậm chí là mong manh bên trong bộ giáp... mạ vàng của Quỷ đỏ đã dần bộc lộ. Đó là sự bất ổn thường trực, sau một trận thắng tưng bừng là một trận hòa hoặc thua trong thế trận đầy bế tắc. Cách vận hành chiến thuật của HLV Solskjaer trở nên dễ bị bắt bài. Khi gặp đối thủ chơi đôi công, dâng cao đội hình, MU có cơ hội để khai thác khoảng trống và triển khai các pha phản công chớp nhoáng, thậm chí là hoa mỹ với khả năng chuyền bóng của Pogba hay Bruno Fernandes, khả năng di chuyển, chớp thời cơ của Ronaldo, Greenwood. Nhưng khi đối phương chơi pressing tầm cao, hàng phòng ngự được tổ chức chặt chẽ với số đông, MU lập tức loay hoay và bế tắc trong khâu tổ chức tấn công, thiếu ý tưởng, thiếu đột biến và sự gắn kết. Bàn thắng nếu có, cũng chỉ đến từ sự tỏa sáng của các cá nhân, như Jesse Lingard trong trận gặp West Ham, Martial trận gặp Everton.
Sự bất ổn của MU trải đều cả 3 tuyến, hàng phòng ngự chỉ có giá trị về mặt kim tiền và hình ảnh, còn thực tế trên sân cỏ thì chậm chạp, mong manh. Raphael Varane, Victor Lindelof và cả đội trưởng Harry Maguire thường xuyên bị hụt hơi trong những pha đối đầu trực tiếp, thậm chí là tranh chấp bóng bổng và không tìm được tiếng nói chung, hậu quả tất yếu là những bàn thua ngớ ngẩn thường xuyên xuất hiện. Đỉnh điểm là trận thua Leicester vừa qua với 4 bàn thua với cả lỗi cá nhân và lỗi hệ thống. Nhân tố duy trì được sự ổn định và sắc sảo ở hàng phòng ngự, có lẽ chỉ mình Luke Shaw, và như thế là chưa đủ.
Hàng tiền vệ thiếu sự cân bằng, khi mà tuổi tác luôn khiến Matic thất thế trong những cuộc tranh chấp tay đôi. Pogba chưa bao giờ là cầu thủ giỏi khi không có không gian đủ rộng để luân chuyển bóng. Bruno Fernandes gần như bị bắt bài trong lối chơi. Đặc biệt, MU thiếu một cầu thủ đánh chặn để giảm áp lực phòng ngự cho những "nghệ sĩ" tấn công. Chẳng thế mà chỉ một mình Madison của Leicester đã "cân" cả 4 tiền vệ của MU tại cuộc đối đầu trên sân King Power. Chưa kể, Bruno Fernandes hay Pogba dù sở hữu những kỹ năng hiếm có, song đều không thể hiện được bản lĩnh của một "ông chủ" khu trung tuyến. Vì thế, xem MU đá bây giờ, càng thêm nhớ huyền thoại Roy Keane - một thủ lĩnh, một chiến binh đích thực mà chỉ sự hiện diện trên sân thôi, cũng đủ "át vía" đối thủ và truyền lửa cho đồng đội.
Và cuối cùng, những pha tiếp bóng hụt bằng chân, bằng đầu và cú sút đưa bóng thẳng vào tay thủ môn Schmeichel ở phút 28 trong trận gặp Leicester, đã thêm một lần nữa nhắc nhở HLV Solskjaer và người hâm mộ Quỷ đỏ rằng, Ronaldo không còn là chàng trai sung sức sau 12 năm rời mái nhà Old Trafford. Nếu vẫn "ăn mày dĩ vãng" thì số 7 sẽ dễ trở thành gánh nặng cho đồng đội, một rào cản về chiến thuật. Jadon Sancho thì vẫn vậy, không có gì ngoài những đường chuyền qua lại, cho thấy anh hoàn toàn lạc lõng với môi trường bóng đá mới.
Còn trên băng ghế huấn luyện, ngay sau khi MU thua Aston Villa, hashtag #OleOut trở thành xu hướng trên mạng xã hội. Tuy nhiên, giới lãnh đạo MU thì không nghĩ vậy, khi mà theo tiết lộ của một tờ báo uy tín tại Anh, cách đây 3 tháng đội chủ sân Old Trafford đã gia hạn hợp đồng với Solskjaer thêm 3 năm kèm theo điều khoản tự động gia hạn thêm một năm. Chưa kể, một khoản ngân sách 70 triệu bảng cũng đã được duyệt chi để Solskjaer hoàn thiện đội hình trong thời gian tới.
Chẳng biết đây có phải là chiến lược đi đường dài của ban lãnh đạo MU hay không sau thất bại với những dự án "thời vụ" với David Moyes, Louis van Gaal, Jose Mourinho? Chỉ có điều, một MU không bản sắc vào thời điểm này, sẽ chiến đấu thế nào với lần lượt Liverpool, Tottenham Hotspur, Manchester City, Chelsea và Arsenal trong những vòng đấu sắp tới.
Dưới thời Sir Alex Ferguson, không phải lúc nào Quỷ đỏ cũng tập hợp được lực lượng như ý, thành quả có được trước hết là ở chiến thuật và cách dùng người lão luyện. Lực lượng của Liverpool, Chelsea hay Manchester City hiện tại cũng vậy, thật khó để so sánh sự hơn thua ở từng vị trí với MU, nhưng đẳng cấp về lối chơi mà những đội bóng này đang thể hiện khác biệt hoàn toàn so với Quỷ đỏ.
Đó sẽ là những phép thử liều cao dành cho bản hợp đồng có thời hạn tới năm 2024 của Solskjaer và MU.
Với Tchouameni - Rice, Man United sẽ có lá chắn thép giúp Ronaldo và hàng công thăng hoa Manchester United đang nhắm tới Aurelien Tchouameni và Declan Rice cho mùa giải tới để tăng cường các lựa chọn hàng tiền vệ của họ. HLV Ole Gunnar Solskjaer đã xác định hàng tiền vệ là khu vực mà Quỷ đỏ muốn cải thiện. Fred và Scott McTominay là cặp bài trùng ưa thích của HLV 48 tuổi người Na Uy nhưng cặp...