6 vấn đề thường gặp của bàn chân
Theo ghi nhận của Rd.com, các vấn đề về chân có thể gây bệnh cho bạn bất cứ lúc nào. Dưới đây là những chia sẻ của chuyên gia y tế để bảo vệ sức khỏe đối với chân.
Quan tâm những vấn đề của bàn chân để tránh những tổn thương không đáng có – Ảnh: rd.com
Đau chân
Loại giày không có phần hỗ trợ xung quanh vòm chân, mắt cá chân và gót chân như dép xỏ ngón hay giày sandal có thể gây ra nhiều vấn đề về chân, nên hầu hết được khuyến cáo giới hạn sử dụng. Để tạo sự thoải mái và an toàn, hãy dùng đế hỗ trợ vòm bàn chân. Đế hỗ trợ có thể giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm đau ở đầu gối, lưng hay mắt cá chân. Có thể vươn duỗi bàn chân và mắt cá chân, bắp chân vào cuối mỗi ngày để giảm bớt cảm giác khó chịu của chân.
Không nên nặn bỏ vết phồng rộp bởi vết phồng rộp bị tổn thương có thể gây nhiễm trùng – Ảnh: rock-café.info
Nếu phồng rộp chân, không nên nặn bỏ vết phồng rộp bởi vết phồng rộp bị tổn thương có thể gây nhiễm trùng. Cách tốt nhất là thoa kem kháng sinh và dùng băng dán vết thương bởi vết thương sẽ lành trong vài ngày. Trường hợp vết phồng rộp lớn và chảy nhiều máu, hãy đến bác sĩ càng sớm càng tốt bởi lúc này vết phồng có thể đã nhiễm trùng.
Cọ xát chân do giày
Video đang HOT
Khi chân bạn bị cọ xát do mang giày, hãy dùng băng dán để ngăn ngừa những vấn đề về chân. Dùng băng dán mềm, có chứa dịch lỏng khi tiếp xúc với da sẽ tạo ra một rào cản giúp giảm bớt sự ma sát gây phồng rộp chân. Hãy đặt băng dán lên chỗ vết thương để ngăn ngừa sự hình thành vết loét hoặc che phủ vào bảo vệ vết phồng rộp đang có.
Ngâm chân với giấm trắng làm dịu cảm giác ngứa – Ảnh: kenhthoitiet.vn
Khi ngứa chân, hãy ngâm chân với giấm trắng. Cách này không chỉ chữa khỏi nhiễm trùng mà còn làm dịu cảm giác ngứa ngáy của chân.
Nấm chân
Mỗi ngày, hãy rắc phấn bột dành cho trẻ em hay bột bắp vào những đối giày của bạn để ngăn ngừa sự phát triển của nấm. Phấn bột bảo vệ chân khỏi nhiễm trùng và làm mới giày. Nhiều người phớt lờ khi ngứa chân và ngón chân nhưng nếu chân bạn đóng vảy và bạn không ngừng cào gãi, có thể là bị nấm chân hay bệnh nhiễm trùng khác. Tránh đi chân trần hay mang dép xỏ ngón gần các hồ bơi công cộng và trong phòng thay quần áo, bởi những bề mặt ẩm ướt là nơi lý tưởng để phát triển mụn cóc.
Chân nhiễm mầm bệnh
Khi đi dép xỏ ngón hay giày sandal trên đường ở một thành phố xứ nóng, chân bạn có thể lây nhiễm vi khuẩn mà bạn không hề hay biết. Những vi khuẩn ẩn náu trên các vỉa hè như staphylococcus aureus có thể gây nhiễm trùng da hay ngộ độc máu, vi khuẩn E.coli và nhiều loại rệp khác như MRSA, những vết cắt hay phồng rộp trên chân có thể tăng nguy cơ phơi nhiễm với mầm bệnh. Vậy nên, hãy rửa chân khi về nhà hoặc dùng dung dịch rửa tay có tác dụng kháng khuẩn.
Thùy Như
Theo motthegioi
Các bác sĩ cảnh báo về sự nguy hiểm của dép xỏ ngón
Theo các bác sĩ, dép xỏ ngón có thể đạt điểm A vì sự thoải mái và mát mẻ, nhưng thực sự lại nhận điểm F cho sức khỏe bàn chân. Đã đến lúc bạn hãy xem xét lại tủ giày dép của mình, theo The Epoch Times.
Phát biểu với CBS News, tiến sĩ Mallika Marshall (Đại học Auburn ở Alabama, Mỹ) đã chia sẻ lời khuyên tốt nhất dành cho những người hâm mộ cuồng nhiệt những đôi dép thoải mái này. Tất cả mọi người đều mang không có nghĩa là nó tốt cho đôi chân. Sự thoải mái trước mắt có thể làm hỏng bàn chân của bạn về lâu dài, tiến Marshall cảnh báo.
Hiệu ứng quai dép
Bác sĩ Marshall đã xem xét ảnh hưởng của loại dép đế mỏng đối với xương bàn chân và nhận thấy dép xỏ ngón hầu như không có đệm gót chân và không chống đỡ được va chạm mạnh.
Đối với một số người, sự cọ xát với rãnh giữa hai ngón chân cũng có thể gây ra vết loét khó chịu. Nghiêm trọng hơn, nhu cầu các ngón chân phải bám níu vào quai ở giữa chiếc dép để bước đi, làm thay đổi dáng đi và khiến căng cơ. Các nhà nghiên cứu gọi đó là hiệu ứng quai dép, theo The Epoch Times.
Theo Bệnh viện phẫu thuật North Central Surgical, Texas (Mỹ), một nghiên cứu trên 39 nam giới và phụ nữ đã phát hiện những người có thói quen mang dép xỏ ngón, có bước đi ngắn hơn và gót chân chạm đất với lực đứng ít hơn so với người mang giày thể thao.
Theo thời gian, dáng đi thay đổi có thể gây đau phần chân dưới và các vấn đề về gót chân, như đau gót chân và căng cơ chân do tình trạng viêm mô bao phủ lòng bàn chân.
Khi mang dép xỏ ngón, dễ bị các vật rơi trúng và bước lê vụng về khiến dễ bị thương hơn. Các bác sĩ thường gặp nhiều trường hợp chấn thương móng chân và ngón chân bị gãy và bầm tím trong những tháng mùa hè do dép xỏ ngón hơn. Không một trường hợp bị thương nào trong số này xảy ra với người mang giày, theo The Epoch Times.
Ung thư da
Một số bác sĩ thậm chí còn cảnh báo về mối nguy hiểm thậm chí nghiêm trọng hơn liên quan đến thói quen thường xuyên đi dép xỏ ngón: ung thư da.
Làn da chân mỏng manh luôn được bảo vệ, khi mang dép xỏ ngón phải thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Ung thư da ở bàn chân cũng có thể không được chú ý, vì các đốm xảy ra trong các ngóc ngách, vết nứt và giữa các ngón chân dễ bị bỏ sót hơn.
Bác sĩ Zachary Vaupel (Bệnh viện Beaumont, Michigan, Mỹ) đã khuyến cáo rằng mang dép xỏ ngón liên tục chắc chắn có thể làm hại chân. "Viêm gân, nứt gãy xương bàn chân và cẳng chân do mỏi và thường xảy ra nhất là nứt xương", và một số vấn đề gây ra do mang dép xỏ ngón, như "vấp té, chấn thương khớp xương, bong gân và gãy xương", theo The Epoch Times.
Trẻ em, vì hoạt động nhiều hơn, thường có xu hướng chạy nhảy đùa giỡn, nên nếu mang dép xỏ ngón sẽ càng dễ xảy ra chấn thương hơn.
Nếu dép quá nhỏ so với bàn chân, có thể cọ xát gây đau da và phồng rộp. Còn nếu dép quá lớn, có thể khiến người mang dễ bị trượt té.
Giày có gót hỗ trợ, có thể bảo vệ các ngón chân khỏi chấn thương và nâng đỡ bàn chân, có thể làm giảm đau chân, bác sĩ khuyên.
Theo thanhnien.vn
Mắt cá chân đột nhiên sưng, nghe chuyên gia nói lý do mà sốc! Mắt cá chân sưng có thể hoàn toàn vô hại, nhưng cũng có thể báo hiệu một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hoặc chấn thương. Bạn đã ngồi hoặc đứng cả ngày Nếu bạn phải đứng hoặc ngồi trong thời gian dài, có lẽ bạn đã bị sưng mắt cá chân. Steven Weinfeld - Trưởng khoa phẫu thuật bàn chân và mắt...