6 ứng viên ứng cử “ghế nóng” Vụ trưởng Vận tải
Bộ trưởng Đinh La Thăng vừa ký Quyết định phê duyệt danh sách thí sinh dự thi tuyển Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT.
Trước đó, Bộ GTVT đã tổ chức thành công cuộc thi tuyển chức danh Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN.
Trong danh sách này có 3 Phó Vụ trưởng đương nhiệm của Vụ Vận tải gồm các ông Nguyễn Công Bằng, Nguyễn Ngọc Dũng và bà Phan Thị Thu Hiền. Ngoài ra còn có ông Nguyễn Minh Hiếu, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, ông Trần Bảo Ngọc, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ GTVT) và ông Lê Minh Khôi, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Vận tải Biển Đông (Tổng công ty Hàng hải Việt Nam).
Quyết định nêu rõ Vụ Vận tải và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ liên quan có trách nhiệm cung cấp tài liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho người dự thi được tiếp cận, tìm hiểu thông tin về tình hình tổ chức, hoạt động của Vụ Vận tải, của ngành trong thời gian qua để thu thập số liệu phục vụ cho việc thi tuyển.
Liên quan đến Kế hoạch tổ chức thi tuyển chức danh Vụ trưởng Vận tải, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho biết sẽ tổ chức thi trong 3 ngày, từ ngày 1- 3/8. Trong ngày đầu tiên, các ứng viên sẽ bốc thăm thứ tự để thực hiện các phần thi bảo vệ đề án về chương trình hành động.
Ban giảm khảo cuộc thi tuyển Vụ trưởng Vụ Vận tải sẽ gồm 15 người, trong đó có 7 Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ làm Trưởng ban giám khảo.
Video đang HOT
ANH NGUYỄN
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Cấm bán rượu sau 22h có khả thi?
Dự thảo Luật Phòng, chống tác hại rượu bia Bộ Y tế vừa hoàn tất với nhiều quy định hạn chế bia, rượu đang nhận được sự ủng hộ của dư luận, tuy nhiên, vẫn còn nhiều nghi ngại về tính khả thi của luật này.
Cấm... vì sức khỏe cộng đồng
Theo bà Trần Thị Trang - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế), việc lạm dụng rượu bia không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người uống mà còn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình, gây mất trật tự an ninh xã hội, mất ATGT và ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Trước thực trạng này, Bộ Y tế đã chủ trì xây dựng dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu bia với mục đích tạo khung hành lang pháp lý mạnh để hạn chế tối đa việc lạm dụng rượu bia.
Vẫn để xe nổ máy, lái và phụ xe tải nhẹ này mỗi người uống hai cốc bia rồi nhanh chóng đi tiếp (Chụp trước quán bia phố Đường Thành, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Một số điểm nhấn của dự thảo đang được dư luận rất quan tâm, đó là quy định cấm bán rượu sau 22h; cấm bán lẻ sản phẩm rượu bằng máy bán hàng tự động; cấm bán rượu cho người dưới 18 tuổi; cấm bán rượu qua mạng internet; cấm bán và uống rượu bia tại các cơ sở y tế, giáo dục, chăm sóc dinh dưỡng, môi trường nuôi dưỡng vui chơi cho trẻ em, nơi làm việc; cấm uống rượu bia trong thời gian nghỉ giữa các ca trong giờ làm việc...
Theo thống kê của WHO Việt Nam, 60% số vụ TNGT có nguyên nhân từ sử dụng rượu bia; đây cũng là nguyên nhân dẫn đến 68% số vụ bạo lực gia đình và 38% số vụ gây rối trật tự an toàn xã hội...
Đồng thời, sẽ nghiêm cấm quảng cáo, khuyến mại, giới thiệu sản phẩm dưới mọi hình thức đối với rượu từ 15 độ trở lên; cấm tài trợ các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể thao, vui chơi, giải trí, các hoạt động chăm sóc sức khỏe và các hoạt động xã hội khác gắn với việc quảng cáo các sản phẩm rượu bia. Dự thảo cũng đề xuất sẽ áp dụng chính sách thuế phù hợp đối với rượu, bia và đồ uống có cồn khác nhằm giảm nhu cầu tiêu dùng...
Bà Vũ Thị Minh Hạnh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Y tế) cho biết, việc xây dựng Luật Phòng chống tác hại rượu, bia là rất cần thiết, bởi việc lạm dụng rượu bia ở Việt Nam đang ở mức báo động. 10 năm gần đây, lượng tiêu thụ rượu, bia ở Việt Nam tăng đến 300%.
Việt Nam đang đứng thứ nhất về tiêu thụ rượu, bia trong khu vực các nước Đông Nam Á. Có đến đến 90% đàn ông Việt Nam uống rượu, bia; trong đó 1/4 trong số này sử dụng rượu, bia ở mức độ có hại. Có tới 4,4% người dân Việt Nam phải gánh chịu bệnh tật do hậu quả của rượu, bia mang lại. Rượu, bia là nguyên nhân trực tiếp của gần 40 loại bệnh, và là nguyên nhân gián tiếp của nhiều loại bệnh khác.
Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới T.Ư cho hay, trong những năm gần đây, số bệnh nhân phải nhập viện để điều trị bệnh về gan tăng mạnh. Khoảng 1/4 số bệnh nhân nằm ở Khoa Tiêu hoá là để điều trị bệnh xơ gan, khoảng một nửa trong số đó là do rượu. Người thường xuyên uống rượu dễ mắc phải các bệnh về tim mạch, rối loạn tâm thần, ung thư, viêm loét dạ dày, tá tràng và cả giảm khả năng sinh sản.
Sau 22h nhiều quán nhậu đêm vẫn tưng bừng.
Khó khả thi
Tuy nhiên, điều làm dư luận lo ngại là các quy định cấm liệu có khả thi khi đi vào cuộc sống. TS Nguyễn Văn Tiên - Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội băn khoăn, vài chục năm qua, Việt Nam đã có những quy định hạn chế lạm dụng bia rượu, nhưng những quy định này rất khó đi vào cuộc sống, bởi chưa có luật với quy định cụ thể và chế tài mạnh.
Khi được hỏi, chị Nguyễn Thị Huyền - chủ đại lý Nước ngọt, bia rượu trên đường Lò Đúc, Hà Nội "kêu" ngay: "Khách hàng đến mua rượu thì làm sao chúng tôi biết được đã đủ 18 tuổi hay chưa, không lẽ bắt trình CMND?". Chị Diệp, chủ quán bia Việt Hà trên đường Lê Đức Thọ cũng ngạc nhiên: "Khách mua thì chúng tôi bán, nhiều cháu nhỏ nói mua về cho bố mẹ, chúng tôi kiểm tra thế nào? Rồi cấm bán sau 22h, thì các tụ điểm vui chơi sẽ ra sao? Thật khó cho giới kinh doanh quá!".
PGS. TS Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch Hiệp hội Bia rượu và Nước giải khát Việt Nam lo ngại, trước đây trong nhiều văn bản pháp luật về kinh doanh, bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em hay Nghị định 94 về kinh doanh và sản xuất bia rượu cũng đã đề cập việc cấm bán rượu cho trẻ, nhưng văn bản mới chỉ "nằm trên giấy", bởi lực lượng chức năng không thể kiểm tra, kiểm soát các điểm bán rượu, còn các điểm bán rượu cũng gặp khó nếu yêu cầu khách mua hàng chứng minh mình đã trên 18 tuổi. Với quy định cấm bán rượu bia sau 22h, ông Nguyễn Văn Việt cho biết trước đây một số nước trên thế giới cũng đã triển khai giải pháp này, tuy nhiên, hiện nay gần như không có quốc gia nào còn thực hiện được vì nhu cầu sử dụng rượu bia của người dân sau 22h là rất lớn.
"Sau quy định cần phải có kiểm soát. Không nên để quy định lại trở thành cái bẫy hay là cơ hội tiếp tay cho hàng lậu" - ông Việt đề xuất.
Theo Báo Giao thông vận tải
Chiêu độc bóp "của quý" người nước ngoài, để trộm ví tiền 2 gã đàn ông săn mồi và thực hiện độc chiêu bóp "của quý" người khách nước ngoài để lấy bóp tiền của người này. Khoảng 20h, ngày 15/10/2013, Nguyễn Minh Dũng (SN 1970, ngụ quận Phú Nhuận, TP.HCM) đi lang thang trên đường thì gặp Nguyễn Minh Hiếu (SN 1972, ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM) hành nghề "xe ôm" đang đón khách....