6 ứng viên cho ghế Giáo hoàng
Giáo hoàng Benedict XVI đã xuất hiện lần cuối trước đám đông tín đồ và du khách trên quảng trường Thánh Peter, ngày 28/2 giờ Việt Nam. Nhân vật kế nhiệm đang được bàn tán rộng rãi.
Giáo hoàng Benedict XVI lên trực thăng rời Vatican hôm 28/2 sau khi chính thức từ nhiệm
Sáng 11-2-2013 , đúng vào dịp kỷ niệm 155 năm ngày Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức, khi gặp gỡ Hồng y đoàn tại Vatican, sau khi công bố sắc phong 3 vị thánh mới, Giáo hoàng Benedict XVI đã gửi một thông điệp bằng tiếng Latin làm sửng sốt thế giới: “Các hiền huynh thân mến, tôi đã triệu tập các hiền huynh đến công nghị này không chỉ bàn về 3 án phong thánh nhưng còn để trao đổi với các hiền huuynh một quyết định rất quan trọng đối với đời sống giáo hội.
Sau nhiều lần xét mình trước mặt Thiên Chúa, tôi đã đi tới sự xác tín rằng, sức lực của tôi vì tuổi cao, không còn thích hợp để điều hành sứ vụ Giáo hoàng một cách thích đáng nữa.
Trước một thế giới với quá nhiều thay đổi nhanh chóng và đang rúng động với những vấn nạn liên quan đến đời sống trong đức tin, để có thể lèo lái con thuyền của Thánh Phêrô và rao giảng Tin mừng, cả năng lực và trí óc lẫn thể xác đều là cần thiết.
Năng lực của tôi trong vài tháng qua đã xấu đi đến mức tôi phải thừa nhận sự bất lực của tôi không thể đáp ứng đầy đủ sứ vụ được giao phó cho mình. Tôi thành thật xin lỗi tất cả về những thiếu sót của tôi”.
Đức Benedict XVI đã quyết định từ nhiệm vào lúc 20h ngày 28-2-2013, chấm dứt 7 năm 10 tháng 10 ngày ở ngôi Giáo hoàng kể từ ngày 19-4-2005. Lúc 11h ngày 28-2, Đức Benedict XVI chia tay với Hồng y đoàn và lên máy bay về nghỉ ở Castel Gandolfo. Sau đó sẽ về sống ẩn dật tại một tu viện gần Vatican.
Lời tuyên bố từ nhiệm của Đức Benedict XVI, theo lời Đức Hồng y Angell Sodano “Sứ điệp cảm động của Đức Thánh cha vang lên trong dinh Tông tòa này như là tiếng sét đánh giữa trời thanh quang. Chúng con ngỡ ngàng nghe sứ điệp ấy như không thể tin được”.
Mà sét đã đánh thật tới 2 lần trên nóc đền thờ thánh Phêrô cao 186m chỉ vài giờ sau khi Giáo hoàng Benedict XVI tuyên bố từ nhiệm gây bàn tán trong dư luận khắp nơi mà nhà nhiếp ảnh Alessandro Di Meo đã may mắn chụp được.
Nhiều nhà lãnh đạo thế giới và tôn giáo đều chia sẻ sự kiện này và đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của Đức Benedict XVI.
Ngài được bầu lên ngôi giáo hoàng khi đã 78 tuổi và qua 2.873 ngày trị vì, ngài đã xây dựng được ấn tượng triều đại của mình. Từ việc tha vạ cho 4 giám mục của nhóm TGM Lefevre đến việc công khai xin lỗi các nạn nhân lạm dụng tình dục ở Hoa Kỳ và Ireland.
Ngài đã bổ nhiệm một nữ tu N.V. Spezzati là Thứ trưởng đảm trách các dòng tu rồi đến tận nhà giam tha thứ cho người quản gia “bất trung” Paolo Gabriel…Phát biểu ngay sau lời từ nhiệm của Đức Benedict XVI, Hồng y Quốc vụ khanh Bertone đã nói: “Cảm ơn Đức Thánh cha đã cho chúng con tấm gương rạng ngời không chỉ là người thợ đơn sơ và khiêm tốn trong vườn nho của Chúa nhưng là một người thợ muốn thực hiện trong mọi lúc điều quan trọng nhất là mang Chúa đến cho con người và đưa con người đến cùng Thiên chúa”.
Lời tuyên bố từ nhiệm của Đức Benedict XVI gây bất ngờ với giới truyền thông. Một nữ phóng viên của Italia rất thạo tiếng Latin, khi nghe sứ điệp đã dịch ngay và đưa về tòa báo nhưng Ban biên tập không dám đăng. Họ phải điện thoại hỏi linh mục Federico Lampardi- phát ngôn của Tòa thánh – xin xác nhận lại rồi mới dám công bố.
Video đang HOT
Từ năm 2010, khi trả lời phỏng vấn nhà báo Đức Peter Seewala: “Liệu ngài có tính đến việc từ chức không?”, Đức Benedict XVI đã nói: “Người ta có thể từ chức trong khi thanh thản, được cho là không thể tiếp tục được nữa chứ không thể thoái lui trong lúc nguy hiểm và để người khác phải gánh vác lo toan”.
Giáo luật, điều 332, khoản 2 viết: “Nếu xảy ra trường hợp Đức Giáo hoàng Roma từ nhiệm, việc từ nhiệm phải được tự do và phải được bày tỏ cách hợp thức mới hữu hiệu, nhưng không cần được bất cứ ai chấp nhận”.
Nhiều nhà giáo luật học đã phân tích sự kiện và cho rằng Đức Benedict XVI đã từ nhiệm hợp thức theo giáo luật và không chịu bất kỳ sức ép nào.
Đức ông George Ratzinger, anh trai của Đức Benedict XVI năm nay 89 tuổi, cho biết: Em tôi ước ao muốn được nghỉ ngơi nhiều hơn lúc tuổi già, và điều này tôi cũng được báo trước ít giờ”.
Trong lịch sử Giáo hội Thiên chúa, người từ nhiệm sớm nhất là Giáo hoàng Pontion (230-235), đã từ nhiệm khi đang đi qua Sardinia để gặp gỡ linh mục Hypolyto để hòa giải mâu thuẫn nguy cơ chia rẽ giáo hội. Cả hai cùng bị lưu đày ở Sardinia rồi chết trong ngục và đều được phong thánh.
Năm 1294, Giáo hoàng Celestin V cũng từ nhiệm. Ngài lên ngôi lúc 84 tuổi khi ngôi Giáo hoàng bị bỏ trống 2 năm 3 tháng kể từ khi Đức Nicola V băng hà. Ngài bị bắt giam và qua đời năm 1296.
Năm 1313 Ngài được phong thánh tử đạo. Vị Giáo hoàng từ nhiệm gần đây nhất là Đức Gregory XII (1406-1417). Ngài lên ngôi ngày 30-11-1406 đúng thời ly giáo Tây phương bùng nổ mạnh mẽ. Đây cũng là thời kỳ đen tối trong lịch sử giáo hội khi có tới 3 người xưng ngôi Giáo hoàng là Benedict XIII, Alexander V và Joannes XIII.
Hoàng đế Sigismond đã triệu tập Cộng đồng chung XVI và ngài đã từ chức. Như vậy, Đức Benedict XVI là người thứ tư trong lịch sử giáo hội từ nhiệm ngôi
Giáo hoàng.
Ngày lễ Tro 13-2-2013, Đức Benedict XVI đã cử hành nghi lễ trước giáo dân trong chức vụ Giáo hoàng lần cuối. Ngỏ lời với giáo dân, ngài nói: “Đối với tôi, đây là cơ hội để cảm ơn tất cả mọi người, nhất là với các tín hữu thuộc giáo phận Roma, trong lúc tôi sắp kết thúc sứ vụ Phêrô và tôi xin mọi người đặc biệt nhớ đến tôi trong lời kinh nguyện. Hãy cầu nguyện cho tôi, cầu nguyện cho giáo hội và cho Đức Giáo hoàng tương lai”.
Như vậy, kể từ 1-3-2013, ngôi Giáo hoàng sẽ bị trống và theo thông lệ, sau 20 ngày tức khoảng 20-3 (nhưng cũng có thể sớm hơn) sẽ có tân Giáo hoàng trước lễ Phục sinh 31-3-2013.
117 vị Hồng y dưới 80 tuổi (trong đó có Hồng y Phạm Minh Mẫn của Việt Nam) sẽ được Hồng y niên trưởng Tarcisio Bertone mời về mật viện tại nhà nguyện Sixtine để bầu vị Giáo hoàng thứ 266 của Giáo hội Công giáo.
Cũng nên biết rằng, sau ngày 28-2, các quan chức trong Giáo triều Vatican cũng hết chức vụ chỉ trừ 3 vị là Hồng y T. Bertone- Nhiếp chính, Hồng y Fortinna- Chánh án Tòa Ân giải tối cao và Hồng y Aspostina Vallini- Giám quản giáo phận Roma.
Ai sẽ đắc cử Giáo hoàng? Báo chí Italia đưa ra danh sách 6 vị. Đứng đầu là Hồng y Peter Turkson 64 tuổi người Ghana thông thạo 6 ngoại ngữ trong đó có cả cổ văn Hy Lạp và Latin hiện là Chủ tịch Ủy ban Công lý và hòa bình của Tòa thánh.
Tiếp đó là Đức Hồng y Francis Arinze người Nigeria 80 tuổi, đang là Chủ tịch Ủy ban đối thoại liên tôn của Vatican. Vị trí thứ ba là Đức Hồng y Marc Ouellet nguyên Tổng giám mục Quebec (Canada), 64 tuổi, một chuyên gia về châu Mỹ Latinh.
Đức Hồng y Angelo Scola người Italia 60 tuổi được coi là ” bộ óc siêu việt của Italia”, Tổng giám mục Milan, với 2 bằng TS Triết học và Thần học, chuyên gia liên tôn Hồi giáo và Công giáo, đứng thứ 4.
Xếp thứ 5 là Hồng y Leonardo Sandi người Argentina, 69 tuổi hiện là Chủ tịch Hội đồng giáo hoàng về Công giáo Đông phương.
Vị trí thứ 6 là Hồng y Gianjanero Ravali người Italia đang là Chủ tịch Ủy ban giáo dục của Tòa thánh. Ngài được đánh giá là xuất sắc trong các hồng y hiện nay.
Cũng có vài Hồng y được đánh giá cao như Hồng y Tymothe Dolan (62 tuổi) của New York hay Luis Tagle của Manila (55 tuổi) nhưng bị cho là thiếu kinh nghiệm, phải chờ đến mật viện
lần sau.
Dân cá cược Anh thì cầm chắc Hồng y Turkson sẽ đắc cử. Báo chí đã phỏng vấn và ngài nói rằng: Chắc chắn sẽ có ý nghĩa lớn không chỉ với tôi mà cả với người dân châu Phi. Tôi sẽ phải thay đổi rất nhiều chính bản thân mình, một sự thay đổi lớn về mọi khía cạnh…
Tuy nhiên, mọi sự vẫn phải chờ khi khói trắng ở mật viện Sixtine bốc lên trên mái nhà và tên vị Giáo hoàng mới được xướng lên. Còn như ngạn ngữ Italia vẫn nói: Ai vào mật viện là Giáo hoàng thì khi ra vẫn là Hồng y.
Theo Dantri
Giáo hoàng mới được bầu như thế nào?
Sau khi đức Giáo hoàng Benedict XVI chính thức rời khỏi Tòa thánh Vatican, Giáo hội Công giáo sẽ phải gấp rút nhóm họp để tìm ra người thay thế ông trước lễ Phục sinh.
Giáo hoàng Benedict XVI trong buổi lễ cầu nguyện cuối cùng trước khi thoái vị. Ảnh: AFP
Thông thường, Hồng y đoàn sẽ không chọn ra Giáo hoàng mới trong vòng 15-20 ngày sau khi Giáo hoàng trước đó qua đời hoặc thoái vị. Việc Giáo hoàng Benedict XVI từ chức là một trường hợp ngoại lệ hiếm có. Đức Giáo hoàng cuối cùng từ nhiệm khỏi vị trí đứng đầu Giáo hội Công giáo cách đây đã hơn 600 năm.
Tình thế này buộc Tòa thánh Vatican phải điều chỉnh một số quy tắc. Các đức Hồng y có thể tiến hành bầu Giáo hoàng mới trước 15/3, theo phát ngôn viên của Tòa thánh Vatican, cha Federico Lombardi, và giáo hội sẽ có hơn một tuần để chuẩn bị cho Chúa nhật Lễ Lá hôm 24/3, ngày lễ rơi vào ngày chủ nhật trước lễ Phục sinh.
Dù Giáo hoàng Benedict sẽ không trực tiếp tham gia vào việc bầu chọn người kế nhiệm mình, sức ảnh hưởng của ông là không thể chối cãi. Ông đã bổ nhiệm 67 trong ít nhất 115 đức Hồng y chịu trách nhiệm quyết định về vấn đề này.
Dưới đây là quy trình bầu Giáo hoàng mới:
- Để bầu ra người đứng đầu Tòa thánh Vatican, Hồng y đoàn sẽ nhóm họp tất cả các Hồng y có đủ điều kiện bỏ phiếu. Họ đều là những người dưới 80 tuổi. Chỉ có một số Hồng y làm việc tại Vatican, hầu hết những người khác làm việc tại các giáo phận hoặc tổng giáo phận trên khắp thế giới và họ phải đến Rome để tham dự cuộc bầu chọn này.
- Cuộc họp của các Hồng y được gọi là Cơ mật viện, thường bắt đầu bằng Thánh Lễ cầu nguyện cho cuộc bầu chọn tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô. Vào buổi chiều, họ đi bộ đến nhà nguyện Sistine và bắt đầu quá trình bỏ phiếu.
- Khi các lá phiếu được phát ra, các Hồng y sẽ viết tên của người họ lựa chọn vào đó và gấp nó lại, sau đó từng người một, theo thứ tự thâm niên, sẽ bước đến một bàn thờ và trang trọng đặt lá phiếu vào một cái cốc.
Video quy trình bầu Giáo hoàng mới
- Các Hồng y không được rời khỏi Cơ mật viện và không trò chuyện với bất kỳ ai bên ngoài cho đến khi quá trình bầu chọn kết thúc. Quá trình này diễn ra hoàn toàn bí mật với bên ngoài.
Tất cả các thiết bị truyền thông, máy ghi âm, camera đều bị cấm. Từng người vi phạm sẽ phải chịu những hình phạt do Giáo hoàng tương lai đưa ra.
- Việc bỏ phiếu diễn ra bí mật nhưng việc kiểm phiếu diễn ra công khai. Một Hồng y cần đạt được hai phần ba số phiếu để trở thành tân Giáo hoàng.
- Các lá phiếu sau khi được kiểm đều sẽ được đưa vào lò đốt. Nếu không có ai chiến thắng, một hóa chất sẽ được đưa vào lò để tạo ra khói đen. Dựa vào đó, những người đang chờ đợi ở quảng trường St. Peter biết rằng Cơ mật viện chưa tìm được Giáo hoàng mới.
Các hồng y đi vào bên trong nhà nguyện Sistine để bắt đầu một hội nghị kín. Ảnh: AP
Nếu một giáo hoàng được bầu ra, hóa chất trên sẽ không được thêm vào lò và khói trong lò vẫn giữ nguyên màu trắng, ra hiệu cho thế giới bên ngoài biết rằng Cơ mật viện đã nhất trí bầu ra một Giáo hoàng mới.
- Nếu không có người chiến thắng, cuộc bỏ phiếu sẽ được tổ chức lại một lần vào ngày đó. Các đức Hồng y có thể bỏ phiếu 4 lần vào ngày thứ hai và thứ ba.
Đến cuối ngày thứ ba, nếu vẫn không tìm ra được Giáo hoàng mới, họ sẽ nghỉ một ngày để cầu nguyện, thảo luận và lắng nghe những lời nhắc nhở từ một đức Hồng y cấp cao.
Cuộc bỏ phiếu có thể tiếp diễn thêm 7 vòng nữa.
- Khi một hồng y được chọn, ông sẽ được hỏi ý kiến xem có đồng ý trở thành Giáo hoàng hay không và muốn được gọi tên là gì. Người đứng đầu Hồng y đoàn khi đó sẽ bước ra ban công chính của Tòa thánh Vatican và tuyên bố với thế giới: "Habemus Papam!" - "Chúng ta có Giáo hoàng mới". Sau đó tân Giáo hoàng sẽ xuất hiện trên ban công và gửi lời chào và cầu nguyện đến các con chiên của mình.
Theo VNE
Giáo hoàng Benedict XVI từ chức vì bê bối đồng tính ở Vatican? Ngày 11-2, người đứng đầu Tòa thánh Vatican Giáo hoàng Benedict XVI đã tuyên bố quyết định từ chức. Quyết định này làm cả Vatican ngỡ ngàng. Lần cuối cùng một giáo hoàng xin từ chức xảy ra vào năm 1415 khi giáo hoàng Gregory XII từ nhiệm để không làm giáo hội bị chia rẽ. Theo nhiều nguồn tin xác nhận, người...