6 tựa game người yếu tim nên tránh xa từ xưa đến nay
Có lẽ phải có đến hàng nghìn trò chơi có thể khiến cho bạn nhảy cẫng lên – không phải vì vui mừng. Tuy nhiên, luôn cần phải có một số game… dễ sợ hơn các game khác!
Fan hardcore của game kinh dị nói chung có thể sẽ cảm thấy muốn phàn nàn, bởi vì Dead Space khá đơn điệu và thêm vào đó, sự đáng sợ của cả series này cũng chỉ bó hẹp vào hình thù cổ quái của các con Necromorph.
Tuy nhiên, đây chỉ là vị trí thứ 6. Dead Space 2 rõ ràng là được đầu tư nhiều hơn, tuy nhiên, vào thời điểm mà Dead Space 1 ra đời, tất cả các yếu tố của nó đều rất mới mẻ và lạ lẫm – Vào lúc đó, chẳng có ai được chuẩn bị để đối phó với những kẻ địch nguy hiểm gấp bội phần nếu bị bắn nát đầu…
Silent Hill 1 và 2 rõ ràng là những tựa game xuất sắc, nhưng Silent Hill là một series liên tục trưởng thành. Silent Hill 3 dễ sợ ngay từ đầu, với trường đoạn mở màn vừa ma quái vừa ám ảnh tại siêu thị.
Silent Hill 3 còn cống hiến cho chúng ta rất nhiều trường đoạn rùng rợn, chẳng hạn như căn phòng gương, nơi bạn nhìn thấy tương lai kinh khủng của mình. Sau khi đoạn cắt cảnh kết thúc, nếu như bạn không thoát khỏi căn phòng một phút sau đó (cửa phòng đã bị khóa), bạn sẽ chết.
Mặc dù việc chạy trốn khỏi căn phòng cực kì đơn giản, bối cảnh và cách đẩy bạn vào tình huống bất ngờ của trò chơi sẽ làm bạn hoảng loạn. Thêm vào đó, trường đoạn phòng gương này hoàn toàn không có liên quan gì đến cốt truyện và chỉ phục vụ mục đích làm cho người chơi “phát rồ” lên – quá xuất sắc!
Video đang HOT
Bạn có thể cười, nhưng quả thật DOOM đã làm cho không ít “bạn trẻ” sợ đến nôn nao cả người khi trò chơi được phát hành. So với tiêu chuẩn của năm 1993, hiệu ứng hình ảnh và chủ đề của trò chơi đã là vượt quá mọi giới hạn chịu đựng.
Bạn bị nhốt trong một ngôi nhà đầy các loại ma quỷ kiểu Nhật. Vũ khí duy nhất trong tay bạn là một chiếc máy ảnh, và điều đáng sợ nhất là bạn chỉ có thể đối phó với lũ ma khi chúng bất ngờ hiện lên lúc bạn đang ngắm nghía!
Fatal Frame 2 có cốt truyện được viết rất khéo léo và một số con trùm được thiết kế xuất sắc. Tuy nhiên, dựa theo ý kiến của rất nhiều fan hâm mộ, đây là phần ít đáng sợ nhất trong cả gia đình! Đây cũng đồng thời là một trong những phần dễ nhất của series, hay nói một cách khác, là tựa game “thân thiện” nhất cho những người muốn thử làm quen với game kinh dị Nhật.
Về cơ bản, game kinh dị thường được thiết kế bởi những nhà phát triển thấm nhuần về mọi kiểu chiến thuật tâm lý. Mặc dù game kinh dị kiểu mới thường được thiết kế khá bình dân với chất liệu gameplay nặng về hành động và đường đi nước bước không mang quá nhiều tính sống còn như cũ – lối phát triển truyền thống vẫn được các nhà phát triển tận tâm giữ gìn và phát huy.
Đó là trường hợp của Amnesia: The Dark Descent của Frictional Games. Đây là một tựa game mà bạn chỉ có thể đối phó với kẻ địch bằng cách chạy trốn, các khu vực an toàn duy nhất là những nới được thắp sáng bởi nến – rất hữu hạn và tạo cảm giác cực kì nặng nề.
Trò chơi được dẫn bởi một bối cảnh cực kì tăm tối và hệ thống âm thanh kì quái (sẽ dần dần xuất hiện nếu như bạn đứng trong bóng tối quá lâu và bắt đầu thấy ảo giác!). Đây cũng có thể coi là một trong những game kinh di phiêu lưu cực kì khó, bởi vì mọi sai lầm của người chơi đều dẫn đến cái chết của nhân vật!
System Shock 2 cũng là một tựa game cổ điển khác. Bối cảnh kinh dị kết hợp với RPG đặt sức nặng vào tất cả các hành động của nhân vật. Xuyên suốt trò chơi, bạn sẽ tìm thấy các đoạn ghi âm, cung cấp cho trò chơi một câu truyện hấp dẫn và nhiều chi tiết.
Các yếu tố hệ thống khác, chẳng hạn như nhiều loại đạn dược kết hợp với phép thuật – được chơi dưới cơ chế FPS – không phải là điều gì xa lạ với gaming hiện đại, nhưng lại cực kì phi thường đối với thời điểm trò chơi được phát hành (1999). Ngay cả với công nghệ hiện đại và hiệu ứng hình ảnh hiện nay, kẻ kế thừa BioShock cũng khó lòng đem lại những trải nghiệm kinh hoàng và đắm chìm mà System Shock 2 đã từng thành công chuyển tải.
Theo PLXH
10 kiệt tác FPS kinh điển đáng tự hào của làng game PC (Phần I)
Đối với game thủ trụ cột của làng PC, thể loại FPS (game bắn súng góc nhìn người thứ nhất) luôn được xem là nguồn vui đồng thời cũng là niềm tự hào to lớn khi đem so sánh với những người anh em trên console.
Wolfenstein 3-D
Dù ngày nay, tên tuổi của Wolfenstein 3-D không còn được nhiều người chơi biết đến như trước, nhưng tác phẩm này là yếu tổ cốt lõi cho sự phát triển mạnh mẽ của thể loại FPS. id Software thưở ấy vẫn chỉ là một hãng làm game nhỏ, và thành công không ngờ của họ đã dẫn đến việc hình thành cả một ngành công nghiệp game đồ sộ như ngày nay.
Cốt truyện của game vô cùng giản dị, trong vai người quân nhân quốc tịch Ba Lan - Hoa Kỳ bị giam giữ, tất cả những gì đòi hỏi ở người chơi là trái tim dũng cảm để chiến đấu với quân đoàn phát xít Nazi. Với mục tiêu tối thượng là tìm diệt Hitler để kết thúc đệ nhị thế chiến.
Doom
Dựa trên nền tảng vững chắc của Wolfenstein 3-D, Doom đã thực sự tạo nên một cơn sốt lớn trong làng game, và trở thành thương hiệu ăn khách cho đến tận ngày nay. Với những cải tiến từ cả đồ họa lẫn lối chơi, Doom đưa bạn đến với chiến binh Space Marine vô danh thức tỉnh trên trạm không gian trực thuộc mặt trăng Deimos của Hỏa Tinh.
Điều quái gở là những người lính đồng đội của anh đều bị biến thành những con quái vật kinh hoàng. Nguy cơ còn khủng khiếp hơn thế nữa là bọn quỷ dữ cũng tìm đến xâm lăng. Với cách chiến đấu đậm chất Space Marine, bạn sẽ phải tìm đường sinh tồn qua địa ngục trần gian này để quay trở về Trái Đất.
Hexen II
Vốn là kiệt tác thứ ba trong series Heretic/Hexen thực hiện bởi Raven Software, vào thời đó, Hexen II sở hữu bộ đồ họa ấn tượng dựa trên bộ engine của Quake do id Software thiết lập. Điểm thú vị ởHexen II là bạn được tung pha trong thế giới fantasy thời trung cổ với các lớp nhân vật đặc trưng độc đáo như Paladin, Crusader, Assassin, Necromancer.
Bên cạnh đó, yếu tố thu hút cộng đồng game thủ không kém là chế độ chơi online HexenWorld. Game thủ tham gia chia thành hai đội với những lớp nhân vật khác nhau để trấn giữ thành của phe mình. Để dễ hình dung, bạn hãy liên tưởng đến cách chơi của TeamFortress.
Rise of the Triad
Với nội dung phản ánh từ những bộ phim hành động ở thập niên 80, Rise of the Triad đưa người chơi vào thế giới của đế chế bị cai trị dưới sự lãnh đạo của tên độc tài mang Oscuro. Dù được lựa chọn một trong năm tên lính đánh thuê, nhưng trên thực tế, dù người chơi có chọn nhân vật nào chăng nữa, sự khác biệt khi chiến đấu trong game cũng rất ít.
Do hạn chế về mặt công nghệ, Rise of the Triad được xây dựng trên nền đồ họa 2D, nhưng các nhà làm game đã tận dụng sở trường của mình để mang đến cho game thủ cảm giác 3D sắc nét nhất có thể.
System Shock 2
Được đông đảo người chơi đánh giá là cái nôi ấp ủ nên những kiệt tác sau này nhưDeus Ex, Bioshock và kể cả Dead Space, bản thân của System Shock 2 không hề kém cạnh gì với những bậc hậu bối. Tuy không thể phủ nhận hạn chế về mặt hình ảnh, nhưng trò chơi đã khắc họa lại rất đáng nhớ không khí ảm đạm của con tàu Von Braun, vốn được đặt tên dựa theo một nhà khoa học chế tạo tên lửa nổi tiếng người Đức.
Thức tỉnh trên con tàu bị bỏ hoang, điều duy nhất mà nhân vật chính cũng như game thủ mong mỏi là tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra với lữ đoàn trên tàu, song song với đó là tìm cách thoát thân. Qua việc phối hợp với hệ thống của dòng game nhập vai và lời thoại viết trau chuốt, System Shock 2 vẫn là điểm sáng mà những tác phẩm ngày nay nên học tập.
Theo gamek
Huyền thoại Quake - Tua lại một chặng đường Được phát triển bởi id Software và phát hành từ 22 tháng 6 năm 1996, Quake khởi đầu cho một phong trào làm thay đổi vĩnh viễn ngành công nghiệp gaming của chúng ta. Quake được khởi tạo không phải với tư cách một tựa game FPS. Điều này có vẻ khó hiểu, nhưng từ ban đầu, trò chơi được viết ra là...