6 trận chiến đẫm máu nhất lịch sử chiến tranh thế giới
Trong suốt chiều dài lịch sử chiến tranh của nhân loại, có nhiều trận đánh đẫm máu với tỷ lệ tử thương cực kỳ cao. Thế nhưng, trận đánh hao tổn sinh mạng nhất không diễn ra vào hai cuộc Chiến tranh Thế giới hiện đại mà lại thuộc thời kỳ cổ đại.
6. Trận Antietam (Nội chiến Mỹ) – Tỷ lệ tử thương: 3,22%
Diễn ra vào ngày 17.91862, trận Antietam đứng thứ 4 về độ khốc liệt của Nội chiến Mỹ và là trận đánh một ngày đẫm máu nhất trong lịch sử quân sự Mỹ. Chỉ trong vòng 12 tiếng, khoảng 25% quân số của Liên bang miền Bắc (Union) và 31% quân của Liên minh miền Nam (Confederate) đã tử trận, tàn phế hoặc bị bắt giữ (thiệt hại ước tính hơn 10.000 người mỗi bên). Cũng trong trận này, 6 vị tướng cũng đã thiệt mạng – một con số khủng khiếp với các cấp chỉ huy.
Trận Antietam được đánh giá là thắng lợi chiến lược của Liên bang miền Bắc, dọn đường cho Tổng thống Abraham Lincoln đưa ra Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ (Emancipation Proclamation) vào 5 ngày sau đó. Theo Business Insider, nếu quân Liên minh miền Nam đợi thêm vài giờ, lợi thế của trận chiến sẽ nghiêng về phía họ, khiến cho Tổng thống Lincoln không đủ tự tin để đưa ra Tuyên ngôn. Khi ấy, miền Nam sẽ nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn từ các đồng minh ở châu Âu, dẫn tới thay đổi cục diện Nội chiến Mỹ.
5. Trận Gettysburg (Nội chiến Mỹ) – Tỷ lệ tử thương: 4,75%
Trận chiến kéo dài 3 ngày giữa tướng George G. Meade cùng với Binh đoàn Potomac (Liên bang miền Bắc) và tướng Robert E. Lee cùng với Binh đoàn bắc Virginia luôn được ghi nhận là điểm ngoặt của Nội chiến Mỹ khi đã cướp đi qua nhiều mạng sống.
Trận Gettysburg là trận chiến đẫm máu nhất trong lịch sử chiến tranh Mỹ với thương vong từ 46.000 đến 51.000 người mỗi bên. Chỉ riêng trận đánh tranh giành ngọn đồi đá “Little Round Top” đã khiến 1.750 binh sĩ tử trận.
4. Trận Tuyurti (Chiến tranh Paraguay) – Tỷ lệ tử thương: 8,71%
Chiến tranh Paraguay, hay còn gọi là Chiến tranh Tam đồng minh, trở thành trận chiến đẫm máu nhất trong lịch sử chiến tranh Mỹ Latinh khi Paraguay “gây sự” với những quốc gia láng giềng, khiến cho ba nước Brazil, Argentina và Uruguay quyết định thành lập liên minh chống lại nước này
Video đang HOT
Theo các tư liệu lịch sử, với nỗ lực đột kích vào doanh trai Tam đồng minh không thành, trận Tuyurti đã khiến Paraguay gần như mất toàn bộ lực lượng vũ trang. Kết thúc chiến tranh, Paraguay đã mất 70% tổng số nam giới của mình.
3. Trận Okinawa (Thế chiến II) – Tỷ lệ tử thương: 35,48%
Trận Okinawa là một trong những trận đánh cao điểm chính trong giai đoạn cuối của Thế chiến II, cướp đi mạng sống của tổng cộng 240.931 binh sĩ, trong đó cả cả những người dân đảo Okinawa bị ép phải tòng quân. Trong khi phía Mỹ có 14.009 người thiệt mạng và hơn 82.000 người bị thương, quân đội Nhật Bản cũng chịu thiệt hại không kém khi mất tới 80% lực lượng phòng thủ của mình.
Theo Business Insider, có hai lý do khiến cho Nhật Bản tử thương lớn như vậy. Một là do thành phần quân Nhật có nhiều dân thường của đảo Okinawa bị buộc phải tòng quân và chiến đấu. Họ phải đối đầu với những binh lính Mỹ thiện chiến, trải qua nhiều trận chiến ở khu vực Thái Bình Dương. Thứ hai là do các chỉ huy của quân Nhật đã không chịu đầu hàng mà quyết định tử thủ, gây khó khăn và cả kinh hãi cho lính Mỹ.
2. Trận Rừng Argonne (Thế chiến I) – Tỷ lệ tử thương: 39,48%
Trận Argonne là cuộc tiến công cuối cùng của phe Hiệp ước trong Thế chiến I, đồng thời cũng là trận đánh đẫm máu nhất của cuộc chiến. Vào ngày 26.9.1918 – ngày đầu tiên của trận đánh, chỉ trong ba giờ đầu tiên, quân Hiệp ước đã sử dụng số đạn dược nhiều hơn cả Nội chiến Mỹ!
Theo các số liệu, cả 2 bên đều chịu thiệt hại rất lớn: nước Đức mất 28.000 binh sĩ, nước Mỹ mất 26.277 binh sĩ. Cá biệt, nước Pháp mất tới 70.000 người trong trận đánh này.
1. Trận Cannae (Chiến tranh Punic lần 2) – Tỷ lệ tử thương: 53,42%
Trong trận Cannae, quân đội Carthage dưới sự chỉ huy của Hannibal Barca đã ghi danh vào lịch sử khi đánh bại quân đội La Mã có quân số đông gấp đôi. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, chiến thuật “đánh thọc sườn” được ghi nhận.
Theo nhà học giả cổ đại Polybius, trong tổng số 86.400 binh sĩ La Mã tham gia trận đánh, chỉ có 770 sống sót!. Trong khi đó, quân Carthage chỉ mất có 5.700 trên tổng số 50.000 binh sĩ và 200 trên tổng tố 10.000 kỵ binh.
Theo Danviet
Số phận điệp viên Nga phản bội đế quốc Áo-Hung trong Thế chiến I
Sự phản bội của trùm tình báo Alfed Redl khiến Áo - Hung trả giá đắt trong Thế chiến I, đẩy đế quốc này tới cảnh tan rã.
Đại tá Alfred Redl. Ảnh: Wikipedia.
Thế chiến I từng chứng kiến cuộc chiến tranh bí mật, không tiếng súng nhưng đầy khốc liệt giữa các cơ quan tình báo. Việc Nga tuyển mộ thành công và khai thác nhiều thông tin từ trùm phản gián Alfred Redl đã gián tiếp đẩy đế quốc Áo - Hung vào cảnh suy tàn, theo War History.
Alfred Redl sinh năm 1864 tại thị trấn Lviv, thuộc tỉnh Galicia của Áo, ngày nay thuộc lãnh thổ Ukraine. Dù lớn lên trong gia đình nghèo, ông vẫn theo đuổi nghiệp sĩ quan, vốn chỉ dành cho tầng lớp quý tộc. Nhờ sự bảo trợ của hoàng đế Áo - Hung Franz Joseph, ông được nhận vào và tốt nghiệp loại xuất sắc Trường quân sự Vienna, cơ sở đào tạo sĩ quan danh giá của Áo.
Thể hiện sự hứng thú với nước Nga, Redl nhanh chóng trở thành người đứng đầu phòng phụ trách khu vực Nga thuộc cơ quan tình báo Bộ Tổng tham mưu quân đội Áo - Hung.
Tuy nhiên, cơ quan tình báo Đế quốc Nga phát hiện Redl là người đồng tính và bắt đầu hăm dọa, cũng như trả tiền để ép ông hợp tác và cung cấp thông tin. Năm 1902, Redl có thể đã chuyển bản sao kế hoạch tác chiến của Áo - Hung cho Nga.
Tướng von Gieslingen, cấp trên của Redl, giao cho ông nhiệm vụ điều tra bản kế hoạch tác chiến bị mất. Redl thỏa thuận giao nộp một số điệp viên cấp thấp để giữ an toàn và tiếp tục làm việc cho tình báo Nga. Việc này giúp ông củng cố vị trí vững chắc, khi được quân đội Áo xem là người làm việc rất hiệu quả.
Năm 1907, Redl trở thành cục trưởng Cục phản gián và tiến hành cuộc cách mạng trong kỹ thuật do thám. Ông trở thành người đầu tiên sử dụng camera và máy ghi âm để phục vụ hoạt động gián điệp.
Redl đã xây dựng cơ sở dữ liệu vân tay chi tiết, nhằm lưu giữ thông tin về những người đáng chú ý với tình báo Áo - Hung. Ông là người giúp cải thiện đáng kể năng lực của cơ quan này, nhưng cũng đóng vai trò lớn trong sự sụp đổ của nó.
Được thăng hàm đại tá quân đội Áo - Hung, Redl cũng trở thành điệp viên hàng đầu của Nga và được trả công hậu hĩnh sau một loạt điệp vụ thành công, giúp ông ta hưởng thụ cuộc sống xa hoa.
Redl đã báo trước cho Nga kế hoạch chi tiết về cuộc xâm lược Vương quốc Serbia năm 1914 sau vụ thái tử Áo Franz Ferdinand và vợ bị ám sát. Nhờ thông tin từ Redl và Nga, quân đội Serbia đã đẩy lùi đợt tấn công đầu tiên. Đây được xem là thất bại lớn của đế quốc Áo - Hung, bởi họ có ưu thế vượt trội cả về quân số và công nghệ so với đối thủ.
Hiện trường vụ ám sát thái tử Ferdinand khơi mào Thế chiến I. Ảnh: New Historian.
Redl cũng tiến hành chiến dịch thông tin giả, cung cấp đánh giá sai lệch về sức mạnh quân đội Nga cho quân đội và chính quyền Áo - Hung. Ngược lại, Nga nắm được mọi kế hoạch tấn công và phân bố lực lượng tác chiến của đối thủ.
Không lâu sau cuộc xâm lược Serbia, thiếu tá Maximilian Ronge, học trò của Redl, bắt đầu nghi ngờ chính người đào tạo mình. Ronge kiểm tra các lá thư nghi vấn và phát hiện một phong bì chứa lượng tiền lớn được chuyển tới người có tên là Nikon Nizetas
Ronge cho nhiều mật vụ theo dõi người nhận bức thư, nhưng họ nhanh chóng mất dấu khi người đàn ông bí ẩn leo lên một chiếc taxi sau khi nhận thư.
Ronge khi trở thành chỉ huy lực lượng tình báo Áo - Hung. Ảnh: War History.
Tuy nhiên, các mật vụ Áo - Hung gặp may khi chiếc taxi trở về địa điểm cũ sau khi trả khách. Lái xe đưa họ tới khách sạn Klomser, nơi người đàn ông bí ẩn vừa xuống. Khi ngồi trên xe, họ tìm thấy một chiếc vỏ đựng dao nhíp.
Tới khách sạn, họ yêu cầu người quản lý thông báo với những người trong khách sạn về chiếc vỏ đựng dao nhíp và đề nghị người đánh mất xuống sảnh nhận lại. Khi một người khách xuống nhận, các mật vụ lập tức nhận ra đại tá Redl.
Conrad von Hotzendorf, tổng tham mưu trưởng quân đội Áo, tức giận đến mức yêu cầu được gặp Redl ngay lập tức. Sau cuộc gặp, von Hotzendorf bỏ lại một khẩu súng lục và để Redl ở một mình. Cảm thấy nhục nhã và muốn tránh bị đồng đội cũ thẩm vấn, Redl tự sát vào ngày 25.5.1913.
Sự phản bội của Redl khiến Áo - Hung phải trả giá đắt trong Thế chiến I, cũng như dẫn tới sự tan rã của đế quốc này sau hiệp ước Saint Germain năm 1919.
Theo Duy Sơn (VnExpress)
Chuyên gia nhận định thời điểm Thế chiến 3 có thể nổ ra Chiến tranh Thế giới lần 3 có thể sẽ sớm nổ ra bởi giai đoạn hòa bình đã kéo dài từ khi Thế chiến 2 kết thúc với sự sụp đổ của phát xít Đức năm 1945, một chuyên gia nhận định. Chuyên gia nhận định thời điểm Thế chiến 3 có thể nổ ra. (Ảnh minh họa). Theo Daily Star, sự phát...