6 trải nghiệm nên thử khi du lịch Đài Loan
Chèo sup ở hồ Nhật Nguyệt, ngắm Đài Bắc từ núi Tượng hay khám phá rừng Alishan… là những trải nghiệm du khách nên thử khi đến Đài Loan.
Chèo sup ở hồ Nhật Nguyệt
Hồ Nhật Nguyệt tọa lạc tại vùng núi yên bình, đẹp như tranh vẽ ở Nam Đầu. Đây cũng là địa điểm nghỉ dưỡng lãng mạn được nhiều du khách lựa chọn. Tại đây, du khách có thể dậy sớm để chuẩn bị cho hoạt động chèo SUP, cùng nhau đón bình minh ló dạng trên mặt hồ.
Du khách trải nghiệm chèo SUP trên hồ Nhật Nguyệt.
Khung thời gian để trải nghiệm chèo SUP tối ưu là vào buổi sáng. Lúc này, mặt hồ trong như ngọc dưới nắng sớm. Ngoài ra, du khách cũng nên dành thời gian tham quan các địa điểm quanh hồ như làng Shuishe, làng văn hóa Ita Thao, đền Xuanguang và đền Chaowu…
Leo Tượng Sơn ngắm nhìn Đài Bắc từ trên cao
Nếu có dịp đến Đài Bắc, ngoài việc tham quan các địa điểm quen thuộc, du khách hãy thử dành thời gian leo Tượng Sơn ngắm Đài Bắc từ trên cao, đặc biệt là ngắm tòa tháp Taipei 101 nổi tiếng. Chắc chắn hành trình này sẽ mang đến trải nghiệm mới và giúp khách tham quan có những bức ảnh đẹp.
Khám phá rừng Alishan
Nằm ở độ cao hơn 2000m, Alishan có khí hậu mát mẻ quanh năm và là cung đường trekking phù hợp cho mọi lứa tuổi. Mỗi mùa mỗi vẻ, Alishan thu hút du khách bằng khung cảnh hùng vĩ, khí hậu trong lành và những con đường rợp bóng cây cao vút.
Khu thắng cảnh Alishan cho phép du khách tham quan không quá rộng. Hệ thống đường mòn, lối đi bộ thông thoáng, bảng chỉ dẫn các điểm đặc trưng rõ ràng. Do đó, thoạt nghe thì ai cũng ngần ngại những cung đường núi quanh co, nhưng Alishan là một nơi dễ tham quan cho mọi lứa tuổi và thường chỉ cần một buổi là có thể rảo bộ hết các điểm chính.
Check-in công viên địa chất Dã Liễu
Với những hình thù kỳ lạ của các mỏm đá như nấm, nến, chiếc hài, đầu rồng… công viên địa chất Dã Liễu là điểm check-in không thể thiếu khi du khách đến Đài Loan.
Công viên địa chất Dã Liễu là điểm check-in không thể thiếu khi du khách đến Đài Loan. Ảnh: Võ Minh Tuấn
Video đang HOT
Công viên nay dài khoảng 1,7km, chỗ rộng nhất tầm 300m nằm ở thị trấn nhỏ Vạn Lịch, thuộc khu vực phía Bắc Đài Loan.
Thả đèn trời tại làng cổ Thập Phần
Từ lâu, hoạt động thả đèn trời đã trở thành trải nghiệm “phải thử” khi du khách đến làng cổ Thập Phần, Đài Loan. Khu vực thả đèn trời thuộc quận Bình Khê, Tân Bắc, nơi có đường ray xe lửa chạy qua.
Du khách viết lời nguyện ước lên đèn trời. Ảnh: Khuê Việt Trường
Làng cổ Thập Phần là một trong số ít nơi được phép thả đèn trời, bởi bao quanh nơi này là núi non và sông nước, giúp ngăn những chiếc đèn trời bay quá xa.
Dạo phố Tây Môn Đình
Phố đi bộ Tây Môn Đình nằm ở khu vực trung tâm quận Wanhua. Phố đi bộ Tây Môn Đình hoạt động từ 15:00 giờ và kéo dài đến khoảng 2:00 giờ sáng.
Tại Tây Môn Đình, những hàng bán trà sữa luôn đông khách, bởi trà sữa ở Đài Loan nổi danh bậc nhất thế giới. Những món ăn khác cũng tạo sức hút, điển hình như đậu hủ thúi, nước ép khổ qua, kẹo hồ lô, mì bò…
Tới thác nước 3 tầng giải nhiệt, ở nhà sàn, ăn đặc sản ngon lạ ở Tuyên Quang
Thác nước gồm các chuỗi thác liên hoàn với 3 tầng lớn là địa điểm du lịch hút khách ở Tuyên Quang vài năm gần đây nhờ cảnh quan đẹp, xanh mát, có nhiều trải nghiệm thú vị như cắm trại, tắm thác, chèo SUP hay trekking,...
Cách trung tâm thành phố Tuyên Quang khoảng hơn 70km, thác Bản Ba (thuộc địa phận thôn Bản Ba, xã Trung Hà, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang) là điểm đến hấp dẫn du khách tới trải nghiệm, nhất là thời điểm vào hè, nhờ sở hữu cảnh quan thiên nhiên xanh mát với các hoạt động ngoài trời thú vị như cắm trại, chèo SUP, trekking,...
Thác Bản Ba nằm bên triền núi Phiêng Khàng, tung bọt nước trắng xóa tựa như dải lụa vắt ngang núi rừng. Đến đây, du khách được thám hiểm những cánh rừng già với nhiều cây cổ thụ vài trăm năm tuổi, những cây leo chằng chịt và nhiều loại gỗ quý.
Thác Bản Ba nằm trong Khu du lịch sinh thái thác Bản Ba, từng được chứng nhận là Danh thắng Quốc gia từ năm 2007 nhưng mới đưa vào khai thác du lịch vài năm trở lại đây. Thác Bản Ba cũng là một trong những con thác dài nhất miền bắc với chiều dài khoảng 3km.
Theo Cổng thông tin điện tử huyện Chiêm Hóa, thác Bản Ba gồm các chuỗi thác liên hoàn với 3 tầng lớn, gồm: Tát Củm, Tát Cao, Tát Gió, cùng lúc đổ nước thẳng đứng từ độ cao hàng chục mét xuống lòng thác và có nhiều thác nhỏ xung quanh.
Tầng thác thứ nhất - Tát Củm được đánh giá là có dáng vẻ hùng vĩ và thơ mộng nhất. Khu vực chân thác thường được người dân địa phương gọi là "Vực rồng" vì có vách đá giống như hình rồng cuốn và có mạch nước ngầm phun ra giống như hình ảnh con rồng phun nước.
Tầng thác thứ hai khó chinh phục hơn là Tát Cao, phân chia thành hai nhánh đổ xuống, tựa như hai dải lụa trắng uốn lượn giữa núi rừng. Dưới chân thác có một vực nước trong xanh được gọi là "vực quyên". Đây là nơi lý tưởng để du khách trải nghiệm và thư giãn trên những phiến đá có hình thù độc đáo.
Tầng cuối cùng cũng là địa điểm khó chinh phục nhất là tầng Tát Gió chảy dọc theo những phiến đá vôi xuống vực sâu có tên gọi là "Vực Linh" (vực linh thiêng). Tại tầng thác này, du khách có thể đắm mình xuống dòng nước xanh mát, lắng nghe âm thanh của dòng thác đổ và tiếng hót từ các loài chim rừng...
Vì thác nước có chiều dài lớn nên du khách muốn khám phá được hết các tầng thác thường lựa chọn trekking trong một ngày với nhiều hoạt động như: đi bộ theo con thác, khám phá lòng thác, tắm ở các chân vực, thưởng thức bữa ăn giữa dòng nước mát,...
Du khách cũng có thể tự chuẩn bị đồ ăn, thức uống khi trải nghiệm tại thác, song lưu ý không xả rác, giữ gìn cảnh quan và môi trường xung quanh.
Đại diện một đơn vị cung cấp dịch vụ lưu trú và tour tại khu vực thác Bản Ba cho biết, thác có 3 tầng nhưng hành trình chinh phục sẽ đi qua hai tầng Tát Củm và Tát Cao. Riêng Tát Gió - tầng thác cao nhất có một cung đường khám phá riêng.
Vì lý do sức chứa và hạn chế tác động đến môi trường và hệ sinh thái tại thác Bản Ba nên tour khám phá ở đây có hạn chế số lượng khách tham gia hàng năm. Hầu hết tour đều được mở bán theo lịch cố định.
Tới đây, ngoài trekking khám phá các tầng thác, du khách có thể kết hợp tham gia các hoạt động nội khu như: chèo SUP; cá masage chân tự nhiên, tắm sục tự nhiên; học đàn tính, làm cù, nấu món ăn bản địa; thưởng thức văn nghệ dân tộc (hát then, sáo người Mông, nhảy sạp, múa người Dao) hay ngâm chân thảo mộc, đạp xe, trải nghiệm "bếp ăn đồng bào",...
Quanh khu vực thác Bản Ba là nơi sinh sống của bà con các dân tộc như Tày, Mông, Dao,... nên du khách tới đây có cơ hội tìm hiểu về đời sống, văn hóa đa dạng của người bản địa và thưởng thức các món ngon, đặc sản trứ danh.
Thời điểm phù hợp để du khách ghé thăm và trải nghiệm tại thác nước này là từ tháng 4 đến hết tháng 9.
Giá vé là 70.000 đồng/người.
Lịch trình lý tưởng là 2 ngày 1 đêm hoặc 3 ngày 2 đêm với chi phí dao động từ 850.000/người trở lên, trong đó bao gồm chi phí lưu trú khoảng 400.000 đồng/người/đêm và dịch vụ ăn uống từ 150.000 đồng/người/bữa.
Tại đây, du khách có thể lựa chọn lưu trú tại nhà sàn cộng đồng hoặc lều Mông Cổ với đầy đủ tiện nghi và thưởng thức nhiều món ngon, đặc sản địa phương như nộm rau dớn, cá suối, lợn/gà bản, xôi/bánh dày ngũ sắc, bánh chưng Tày,...
Từ Chiêm Hóa, du khách di chuyển theo con đường nhỏ rẽ vào thác dài khoảng 25km. Đường đi thuận tiện và sạch, có nhiều nhà sàn nằm dọc hai bên đường.
Nếu có dịp tới đây, ngoài thác Bản Ba, du khách có thể ghé thăm một số địa điểm du lịch hấp dẫn khác ở huyện Chiêm Hóa như: Thác Lụa (xã Hòa Phú); Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Bình; Chùa Bảo Ninh Sùng Phúc; đền Đầm Hồng; đền Bách Thần...
Thác nước tuyệt đẹp ở Quảng Trị hút khách tới 'chữa lành', ăn đặc sản lạ, ngon Không chỉ được tắm mát giải nhiệt, tham gia các hoạt động ngoài trời như leo vách đá, chèo SUP... du khách tới thác nước này còn có cơ hội trải nghiệm ẩm thực bản địa, với nhiều món ngon của đồng bào dân tộc. Nằm cách trung tâm thành phố Đông Hà khoảng 120km, thác Tà Puồng (ở thôn Trăng Tà Puồng,...