6 tỉnh hợp lực xây dựng tuyến đường ven biển
Lãnh đạo 6 tỉnh thành thống nhất mục tiêu hoàn thành tuyến đường ven biển trước năm 2020, để thúc đẩy liên kết vùng và phát triển kinh tế – xã hội.
Ngày 28/3, 3 bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư, Giao thông Vận tải, Xây dựng và lãnh đạo 6 tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa đã bàn thảo về dự án đường ven biển.
Theo Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, 6 tỉnh thành phố đều là địa phương năng động, nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển, nhưng chưa kết nối được với nhau. Nếu không có tuyến đường này thì tiềm năng khu vực ven biển của các địa phương mãi chỉ là tiềm năng.
Theo ông Dũng, Bộ đã nhận được kế hoạch đầu tư của cả 6 tỉnh thành, nhưng mỗi nơi lại có đề xuất khác nhau về quy mô, hướng tuyến, cơ chế cũng như nguồn vốn thực hiện. Trong khi đó, phải thống nhất được hướng tuyến, quy mô và quan trọng là đấu nối được với nhau thì mới phát huy hiệu quả.
Tuyến đường ven biển qua 6 tỉnh sẽ kết nối liên vùng hiệu quả. Ảnh minh họa: Xuân Hoa
Cụ thể, tỉnh Quảng Ninh triển khai tuyến Hạ Long – Vân Đồn dài 88 km trong đó có khoảng 55 km đi sát biển phù hợp quy hoạch đường bộ ven biển. Đoạn tuyến cao tốc Vân Đồn – Móng Cái đã được tỉnh nghiên cứu lập đề xuất đầu tư dự án theo hình thức đối tác công tư (PPP) và tỉnh đề nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ 1.800 tỷ đồng cho phần giải phóng mặt bằng.
Tỉnh Nam Định và Ninh Bình kiến nghị Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cao tốc ven biển qua Ninh Bình và Nam Định theo hình thức hợp tác công tư (PPP). Tháng 3, Thủ tướng đã đồng ý giao Nam Định chủ trì nghiên cứu triển khai đoạn Ninh Bình đến Nam Định thuộc tuyến cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh theo hình thức PPP trong giai đoạn 2017-2021.
Video đang HOT
Thanh Hóa kiến nghị Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư tuyến đường bộ ven biển qua địa phận tỉnh theo hình thức đối tác công tư (PPP) với chiều dài 61 km, tổng mức đầu tư là 7.500 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách trung ương hỗ trợ 5.000 tỷ đồng, còn lại vốn ngân sách địa phương và vốn nhà đầu tư.
Cùng với quy hoạch tuyến đường bộ ven biển, tháng 3/2016, Thủ tướng đã phê duyệt quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Sau hai quy hoạch này, các địa phương bắt đầu đề xuất kế hoạch xây dựng các đoạn tuyến trên địa bàn mình. Tuy nhiên, do nguồn lực có hạn, nên có tỉnh muốn tập trung phát triển hệ thống đường bộ cao tốc trước, song có nơi như Thanh Hóa lại muốn tập trung nhiều hơn cho đường bộ ven biển để khai thác tiềm năng địa phương.
“Chúng ta không thể chỉ dựa vào nguồn lực hiện tại để thiết kế hệ thống giao thông, mà phải nghĩ rộng hơn đến toàn vùng, đến cả nước, về một không gian phát triển mới để bố trí hạ tầng”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Sau khi bàn thảo, lãnh đạo các địa phương thống nhất mục tiêu đề ra, tuyến đường này sẽ được hoàn thành trước năm 2020, để thúc đẩy liên kết vùng và phát triển kinh tế – xã hội.
“Hy vọng trong vòng 3-4 năm tới, chúng ta sẽ xây dựng xong con đường này và tạo sự bứt phá cho các tỉnh đồng bằng sông Hồng”, Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nói.
Từ năm 2010, Thủ tướng đã phê duyệt quy hoạch chi tiết tuyến đường bộ ven biển Việt Nam. Tới tháng 6/2015, Thủ tướng đồng ý chủ trương đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển qua các tỉnh, thành phố Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng và Quảng Ninh.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố nêu trên phải phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, lập, phê duyệt và thực hiện dự án đầu tư xây dựng đối với các đoạn tuyến trên địa bàn, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất nguồn vốn, báo cáo Thủ tướng.
Anh Duy
Theo VNE
Khởi công tiểu dự án đường ven biển Quảng Ninh - Kiên Giang
Tuyến đường ven biển từ Quảng Ninh tới Kiên Giang dài 3.000 km được phân kỳ đầu tư làm hai giai đoạn với nhiều hợp phần. Riêng tiểu dự án qua Thanh Hóa (giai đoạn một) có tổng mức đầu tư 7.500 tỷ đồng với 6 gói thầu.
Ngày 20/2, Sở Giao thông Vận tải Thanh Hóa tổ chức lễ khởi công giai đoạn một dự án đường giao thông ven biển nối thị xã Sầm Sơn với Khu kinh tế Nghi Sơn.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang ấn nút khởi công dự án sáng 20/2. Ảnh: Lê Hoàng.
Dự án đường giao thông ven biển nối thị xã Sầm Sơn với Khu kinh tế Nghi Sơn dài gần 17 km và tuyến nhánh hơn 3 km. Điểm đầu thuộc xã Quảng Châu (Sầm Sơn) và điểm cuối giao cắt với cầu Ghép, xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương. Dự án do Sở Giao thông Vận tải tỉnh Thanh Hóa làm chủ đầu tư với tổng mức vốn gần 1.480 tỷ đồng, thời gian thực hiện 48 tháng.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa cho hay, tuyến đường ven biển qua Thanh Hóa có ý nghĩa rất quan trọng, tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội, các vùng khó khăn ven biển của địa phương.
Ông Xứng yêu cầu Sở Giao thông cùng địa phương có tuyến đường đi qua khẩn trương giải phóng mặt bằng để dự án án sớm hoàn thành. Các đơn vị thi công huy động nhân, vật lực để đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình và an toàn sản xuất.
Tuyến đường ven biển nối thị xã Sầm Sơn với Khu kinh tế Nghi Sơn nằm trong dự án đường bộ ven biển Việt Nam được Thủ tướng phê duyệt ngày 18/10/2010 và phê duyệt quy hoạch điều chỉnh ngày 31/12/2015 nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên biển và vùng biển, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng an ninh.
Dự án do Sở Giao thông Vận tải tỉnh Thanh Hóa làm chủ đầu tư với tổng mức vốn gần 1.480 tỷ đồng. Ảnh: Lê Hoàng
Tuyến đường ven biển từ Quảng Ninh tới Kiên Giang dài hơn 3.000 km được phân kỳ đầu tư làm hai giai đoạn với nhiều hợp phần. Riêng tiểu dự án qua Thanh Hóa (giai đoạn một) có tổng mức đầu tư 7.500 tỷ đồng.
Lê Hoàng
Theo VNE
Chính phủ yêu cầu đánh giá hiệu quả hình thức BOT Phí BOT giao thông là một vấn đề gây bức xúc cho người dân, doanh nghiệp thời gian qua. Phí BOT giao thông là một vấn đề gây bức xúcẢnh minh họa: Ngọc Thắng Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch - Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương rà soát, đánh giá hiệu quả đầu tư kết...