6 thương hiệu điện ảnh mới bị khai tử trong 2019
“Charlie’s Angels”, “ Terminator” hay “ Hellboy” sẽ dừng lại, hoặc còn rất lâu nữa mới có dịp tái ngộ khán giả, sau kết quả bết bát đến từ các tập phim trong năm nay.
Charlie’s Angels (2019): Chủ động giới thiệu một số gương mặt mới ở đoạn after-credits, nhưng Charlie’s Angels phiên bản 2019 khó lòng có tiếp phần 2. Tiêu tốn của Sony 55 triệu USD để sản xuất, nhưng sau gần một tuần, phim mới chỉ vượt qua mốc 30 triệu USD. Tồi tệ hơn, sau ba ngày đầu trình chiếu ở Bắc Mỹ, tác phẩm của Elizabeth Banks kiếm không nổi 10 triệu USD. Sự thờ ơ mà công chúng dành cho bộ ba thiên thần mới khiến Charlie’s Angels lại “gãy cánh”, giống như loạt phim truyền hình trên đài ABC hồi 2011. Sẽ chẳng có cơ hội nào để bộ phim được làm tiếp phần 2.
Terminator: Dark Fate: Paramount cùng các nhà đầu tư hiện đứng trước khoản lỗ có thể lên tới hơn 100 triệu USD sau khi họ làm tiếp Kẻ hủy diệt. Được đạo diễn James Cameron hứa hẹn trên cương vị nhà sản xuất rằng đây là phần hậu truyện trực tiếp của Judgment Day (1991), song, Dark Fate chỉ nhận được sự thờ ơ từ công chúng. Theo tạp chí The Hollywood Reporter, hiện không ai tại Paramount dám nhắc đến việc làm phần tiếp theo cho bộ phim. Sau ba lần tái khởi động thất bại, có lẽ đã đến lúc Kẻ hủy diệt nên ngủ yên.
Happy Death Day: Các phim kinh dị của xưởng Blumhouse hiếm khi thất bại, và Happy Death Day (2017) không phải ngoại lệ khi thu 125 triệu USD từ nguồn kinh phí chỉ 5 triệu USD. Sang Happy Death Day 2U (2019), phim được rót 9 triệu USD, nhưng chỉ còn thu 64 triệu USD. Đó không phải là thất bại, nhưng khán giả rõ ràng không còn mặn mà với câu chuyện vòng lặp thời gian kỳ quái nữa. Hồi mùa hè, đạo diễn Christopher Landon xác nhận Blumhouse sẽ không đầu tư làm thêm phần 3, đồng thời ngỏ ý với Netflix về việc kéo dài thương hiệu. Song, đó có lẽ chỉ là một thông điệp mang tính xã giao trên Twitter.
Hellboy (2019): Hellboy năm nay được tái khởi động với ngôi sao David Harbour trong vai chính. Song, bộ phim gắn nhãn R (hạn chế khán giả dưới 17 tuổi) bị đánh giá là có chất lượng kém cỏi. Việc phim chỉ thu 44 triệu USD, so với kinh phí sản xuất 50 triệu USD, khiến kế hoạch kéo dài thương hiệu đổ bể từ trứng nước. Trong các cuộc phỏng vấn gần đây, chính Harbour thừa nhận thất bại của bộ phim, cũng như khẳng định cơ hội để ông có lần thứ hai sắm vai “đứa con của quỷ” là “con số 0″.
Beetlejuice: Bettlejuice là bộ phim hài – kinh dị nổi tiếng của đạo diễn Tim Burton và ngôi sao Michael Keaton, ra đời từ năm 1988. Suốt 30 năm qua, báo chí nhiều lần đưa tin về Bettlejuice 2, nhưng tất cả rốt cuộc đều đổ bể, chủ yếu do đội ngũ biên kịch không thể tìm ra câu chuyện mới hấp dẫn. Có lẽ do quá chán nản, hồi mùa hè, hãng Warner Bros. cuối cùng thông báo họ quyết định bỏ cuộc trong việc thực hiện Bettlejuice 2. Đó có lẽ là điều tốt nhất dành cho bộ phim năm xưa.
World War Z: 540 triệu USD là kết quả không tồi đối với World War Z (2013) – bộ phim zombie có Brad Pitt đóng chính. Paramount thở phào nhẹ nhõm bởi dự án có quá trình ghi hình dài hơn dự kiến, khiến kinh phí đội lên tới 250 triệu USD. Kế hoạch thực hiện World War Z 2 lập tức được vạch ra, nhưng nhiều đạo diễn hàng đầu cứ thế đến rồi đi. Gần nhất, David Fincher được Paramount giao phó trọng trách. Nhưng đầu mùa hè, nhiều nguồn tin cho biết hãng đã quyết định dừng dự án. Nguyên nhân là World War Z 2 dự kiến tiêu tốn khoản tiền lớn, nhưng lại chưa chắc được trình chiếu tại Trung Quốc vì yếu tố kinh dị. Trước khả năng hòa vốn hoặc đạt lãi quá thấp, Paramount đã đưa ra quyết định khiến nhiều fan cảm thấy tiếc nuối.
Theo zing
Giải mã nguyên nhân thành 'bom xịt' của 'Charlie's Angels': Khó thể bao biện!
Thất bại của Charlie's Angels là một tín hiệu đáng buồn cho xu hướng làm lại các tựa phim quen thuộc của Hollywood.
Tuần vừa qua các thiên thần của Charlie đã không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình ở phòng vé. Đứa con cưng của Sony thậm chí không đạt nổi mức doanh thu dự đoán sau khi đã được hạ thấp, thu về vỏn vẹn 8.6 triệu USD ở Bắc Mỹ. Tại các phòng vé khác trên thế giới, kết quả cũng không khá khẩm hơn, với con số được báo cáo chỉ dừng lại mức 19.2 triệu USD, trong đó đã bao gồm 7,7 triệu USD - một kết quả đáng thất vọng từ thị trường khổng lồ của Trung Quốc đại lục.
Charlie's Angels lại là một bài học đau đớn, nhắc nhở các hãng phim Hollywood rằng đầu tư vào những thương hiệu quen thuộc chưa chắc đã đảm bảo thành công. Thực chất, Charlie's Angels là thất bại thứ ba của Hollywood trong ba tuần qua, theo chân Terminator: Dark Fate và Doctor Sleep trong nỗ lực "vực dậy" những franchise có tiếng từ nhiều năm trước. Những nhà phân tích số liệu phòng vé thì xếp Những thiên thần của Charlie vào cùng danh mục với những thất bại khác của năm nay là Man In Black: Internetional và Shaft , coi chúng là một dấu hiệu cho thấy rằng công cuộc 'làm lại' phim, 'khởi động lại' franchise không còn hái ra tiền như trước nữa.
Điều gì đã dẫn đến thất bại này? Theo lời của nhà phân tích truyền thông Paul Dergarabedian tại Comscore, nó chỉ đơn giản là vì "Từ ban đầu đã chẳng có mấy ai muốn ra rạp để xem phần phim làm lại này". Ngay cả với một đạo diễn nữ (Elizabeth Banks), một nội dung đậm màu sắc nữ quyền và một bài hát quảng bá quy tụ ba diva hot nhất hành tinh, các số liệu lại cho thấy Charlie's Angels thất bại trong việc lôi kéo bộ phận khán giả nữ, đặc biệt là những khán giả trẻ. "Các hãng phim phải trả lời được liệu khán giả có thực sự khát khao một phần phim nữa không?" ông Dergarabedian lý giải.
Nhiều người khác lại chỉ ra lỗi nằm trong khâu lựa chọn dàn diễn viên. Hai phần phim Charlie's Angels năm 2000 và 2003 có thu hút người xem một phần không nhỏ là nhờ vào Cameron Diaz, Drew Barrymore và Lucy Liu - 3 ngôi sao điện ảnh nổi tiếng nhất thời bấy giờ. Phần phim mới nhất này thiếu cái tên sao hạng A, một yếu tố quan trọng của bất kì franchise nào. Kristen Stewart là cái tên duy nhất nhiều người biết đến, Naomi Scott chỉ mới diện kiến khán giả qua Aladdin và Power Ranger nhưng vẫn chưa đủ để người ta nhớ mặt. Còn người thứ ba là Ella Balinska, một gương mặt hoàn toàn mới. Ông Dergarabedian cũng bày tỏ quan điểm tương tự, "Họ không có những ngôi sao đủ lớn để thuyết phục người ta nên đi xem phần phim này".
Còn giới phê bình phim bảo rằng nội dung Charlie's Angels cũng đâu có gì mới để khán giả bỏ tiền ra rạp. Nếu xưa, khi các franchise phim chưa được remake tràn làn như bây giờ, người ta có thể làm một bộ phim giải trí vừa tầm mà vẫn có doanh thu tương đối.
Nhưng khán giả ngày nay mong đợi nhiều hơn thế, nhất là khi họ quá nhàm chán với những tựa phim được "xào lại" tháng nào cũng xuất hiện ngoài rạp. Họ đang đói khát những nội dung mới, những ý tưởng mới. Bởi vậy các nhà sản xuất phim nên tập trung tìm một kịch bản mới lạ với nội dung đột phá hơn là cứ đổ tiền vô tội vạ vào những tựa đề phim làm lại.
Trailer Charlie's Angels
Theo thegioidienanh.vn
5 lý do khiến 'Những thiên thần của Charlie' thua thảm tại phòng vé Sau "Gemini Man" hay "Terminator: Dark Fate", "Charlie's Angels" (2019) là tác phẩm điện ảnh tiếp theo bại trận tại phòng vé trong năm nay. Các bài bình luận không đủ tích cực: Giống trường hợp của Terminator: Dark Fate mới đây, Charlie's Angels không hẳn bị chê bai toàn tập, với minh chứng là điểm 60% trên Rotten Tomatoes. Nhưng chừng đó...