6 thực phẩm gây độc nếu không nấu chín kỹ
Thịt lợn, thịt gà, sắn, trứng… rất bổ dưỡng cho sức khỏe, nhưng nếu không được nấu chín kỹ, những thực phẩm này có thể gây nguy cơ nhiễm trùng, ngộ độc rất cao.
Thực phẩm sống, thực phẩm tái luôn ẩn chứa những hiểm họa khó lường. Đặc biệt, với các thực phẩm rất thông dụng dưới đây, bạn càng nên nấu chín thật kĩ trước khi ăn.
Thịt gà
Theo The Daily Meal, thịt gà được bán ở các siêu thị, cửa hàng đã được sơ chế, nhưng cũng thu nhận rất nhiều vi khuẩn, bụi bẩn khác có thể gây hại cho cơ thể nếu bạn không nấu kỹ.
Vì vậy, hãy đảm bảo bạn nấu chín thịt gà ở nhiệt độ ít nhất là 165 độ C.
Ngoài ra, bạn không cần phải rửa sạch thịt gà trước khi nấu vì các vi khuẩn trên thịt gà sẽ bị tiêu diệt trong quá trình nấu. Hơn nữa, khi rửa thịt gà, nước bắn tung tóe sẽ làm lây lan vi khuẩn ra toàn bộ khu bếp.
Sắn
Củ sắn có chứa cyanide, hoặc glycosides cyanogenic, các độc tố nằm chủ yếu ở lá, có tác dụng ngăn chặn các loại côn trùng và động vật, nhưng một phần độc tố này cũng nằm dưới lớp vỏ sắn.
Vì vậy, để tận dụng tối ưu dinh dưỡng của sắn và ngăn ngừa độc tố, bạn cần gọt vỏ, ngâm nước, rửa sạch và nấu chín sắn càng sớm càng tốt sau khi thu hoạch.
Video đang HOT
Trứng
Nhiều người có sở thích ăn trứng sống, lòng đào, chần sơ qua, tuy nhiên, đó không phải là cách ăn trứng thông minh. Trong quá trình tạo ra protein, trứng sống cũng có khả năng bị nhiễm sán salmonella (1/30.000 quả).
Mặc dù tỷ lệ gây độc của salmonella trong trứng không mạnh, nó cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa, khó chịu cho người ăn.
Khoai tây chuyển màu xanh, mọc mầm
Bạn có biết rằng khoai tây để lâu có thể chuyển thành màu xanh hoặc mọc mầm? Khi đó, chúng sẽ gây ngộ độc cho con người nếu không được nấu chín kỹ.
Nguyên nhân là do khi bắt đầu chuyển màu, khoai tây chứa một lượng lớn chất hóa học gây độc solanine. Nếu trúng độc, bạn có thể bị đau đầu, khó thở, nôn mửa và các vấn đề tiêu hóa khác.
Để tránh khoai tây chuyển màu, bạn nên bảo quản chúng ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Thịt lợn
Thịt lợn không cần phải nấu chín quá kỹ, nhưng bạn cũng không nên ăn thịt quá tái. Thịt lợn không được nấu ở nhiệt độ thích hợp có thể bị nhiễm giun đũa, sán heo, sán dây…
Nó có thể truyền ký sinh trùng vào cơ thể người, gây nhiễm sán, ngộ độc cấp tính hay dịch tả.
Đậu đỏ
Nếu bạn ăn phải đậu đỏ sống, lectin, một chất độc hại có trong thực phẩm này sẽ khiến bạn cảm thấy buồn nôn, nôn mửa, đau bụng trong vòng vài giờ. Do vậy, bạn cần ngâm chúng ít nhất 5 giờ rồi mới nấu ăn để tránh bị ngộ độc.
Theo Trí Thức Trẻ
Gắp 14 con sán còn sống nguyên trong mắt cô gái Mỹ
Cô gái Mỹ nhiễm ổ sán dưới mi mắt, trong chuyến đi cưỡi ngựa đến vùng nông trại gia súc ở bang Oregon, Mỹ.
Một trong những con sán có thể được nhìn thấy trong bức ảnh trên.
Theo Metro, sự việc xảy ra hồi mùa hè năm 2016 nhưng chỉ mới được công bố trên tạp chí khoa học.
Abby Beckley, 28 tuổi sống trở thành người đầu tiên nhiễm loại sán Thelazia gulosa ký sinh trong mắt, vốn chỉ được phát hiện ở gia súc.
Sau chuyến cưỡi ngựa ở một vùng nông trại gia súc trong bang, cô thấy mắt trái bị sưng và có cảm giác như lông mi hoặc vật lạ kẹt bên trong. Abby sau đó có chuyến đi đến Alaska và cô bắt được một con sán dưới mi mắt tại đây.
Những con sắn còn sống nguyên được gắp ra ngoài dài khoảng 3cm.
"Tôi nhìn vào thứ vừa lấy khỏi mắt và thấy nó đang chuyển động. Khoảng 5 giây sau đó, con vật chết", Beckley nhớ lại.
Trở về bang Oregon, Abby cấp tốc đến bệnh viện để bác sĩ khám mắt, Tại đây, bác sĩ bắt thêm được hai con sán. Một người đo thị lực phát hiện thêm ba con khác trong mắt cô vào ngày hôm sau.
Tình trạng của Abby khiến các bác sĩ bối rối, họ kết luận rằng cách duy nhất để giải quyết dứt điểm là lấy ra hết những con sán sống ký sinh.
Abby Beckley là người đầu tiên nhiễm loại sán Thelazia gulosa ký sinh trong mắt.
Tiến sĩ Erin Bonura giải thích: "Thật không dễ dàng để giải thích cho bệnh nhân hiểu việc phải gắp sán ra khỏi mắt, quá trình này kéo dài trong nhiều ngày. Chúng tôi có thể nhỏ thuốc cho cô ấy để diệt sán nhưng nó vẫn còn lại trong mắt".
"Trong hơn 20 ngày, tổng cộng 14 con sán được loại bỏ khỏi mắt trái của người phụ nữ", nhà nghiên cứu Richard Bradbury tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ nói.
Tất cả số sán dài chưa đầy 3cm. Chúng sống nhờ nước mắt, gây sưng tấy nhưng may mắn rằng không để lại tổn thương vĩnh viễn.
Theo Danviet
Sán làm tổ trong não gần 10 năm lại đi điều trị bệnh tâm thần Do sở thích ăn nem chạo, tiết canh, bệnh nhân bị sán làm tổ trong não mà không biết. Gần 10 năm, anh phải điều trị bệnh tâm thần. Tại khoa Khám và điều trị chuyên ngành (Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương), ông Hoàng Văn Lai (42 tuổi, quê ở Bắc Giang) là một bệnh nhân...