6 thói quen xấu cha mẹ nên giúp con xóa bỏ
Lũ trẻ thường có một vài thói quen làm bất cứ điều gì xuất hiện trong đầu cho dù có phù hợp hay không. Dưới đây là 7 cách hiệu quả giúp bé của bạn phá vỡ thói quen xấu của mình.
Tưởng chừng những thói quen ấy vô hại, nhưng nếu chúng ta bỏ qua quá lâu, điều đó có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn như nhiễm trùng, bệnh tật, thậm chí trầm cảm.
1. Mút ngón tay cái
Tại sao xấu: Ngoài những cục chai, mụn nước và nhiễm trùng, việc mút ngón tay cái sẽ gây nguy cơ làm lệch răng. Vì vậy, trừ khi bạn muốn chi một đống tiền để niềng răng cho con, còn không bạn nên bảo con từ bỏ ngay thói quen đút ngón tay cái vào miệng nhé.
Cách ngăn chặn: Nếu mỗi lần con chán, không biết làm gì lại mút tay theo thói quen, hãy áp dụng những cách sáng tạo để đánh lạc hướng, ví dụ gợi ý cho con các trò chơi nghệ thuật hoặc các trò chơi liên quan đến tay để con quên đi việc mút tay.
2. Kéo tóc
Tại sao xấu: Việc kéo hoặc giật tóc liên tục có thể gây ra chứng hói đầu – dễ xảy ra ở trẻ sơ sinh và người già.
Cách ngăn chặn: Thói quen nhỏ này thường là gốc rễ của một vấn đề lớn hơn nhiều, như bị lo âu, trầm cảm hoặc rối loạn tâm lý. Nếu thực sự con gặp những vấn đề như vậy, bạn nên đưa con đến chuyên gia tâm lý để được tư vấn giải quyết các vấn đề tiềm ẩn.
Video đang HOT
3. Nhịn thở
Tại sao xấu: Trẻ em thường dùng cách này để dọa cha mẹ, và đôi khi nó lại hiệu quả. Một đứa trẻ có thể bất tỉnh khi nhịn thở quá lâu.
Cách ngăn chặn: Nếu con sử dụng chiến thuật này để đạt được mục đích, hãy thử thay đổi cách bạn tiếp cận tình hình xem sao. Thay vì nói không, bạn nên giải thích cho con hiểu quyết định của mình. Có thể bé không hài lòng nhưng việc thông suốt sẽ ngăn chặn một cơn giận có thể bùng phát.
4. Ngoáy mũi
Tại sao xấu: Chọc ngoáy mũi sẽ dẫn đến một vài vấn đề sức khỏe như chảy máu mũi, cảm lạnh và nhiễm trùng.
Cách ngăn chặn: Thường xuyên nhắc nhở con là cách ngăn chặn tốt nhất, nhưng nếu con không nghe lời, hãy thử một số biện pháp khuyến khích tích cực. Ví dụ, tặng con một “ngôi sao” cho ngày nào con không chọc ngoáy mũi, và cho phép con đổi ngôi sao của mình để lấy một món quà đặc biệt con thích.
5. Cắn móng tay
Tại sao xấu: Việc cắn móng tay sẽ khiến ngón tay của bé bị tổn thương, thậm chí thói quen xấu này còn có thể làm nứt phần khía nhỏ ở cạnh răng.
Cách ngăn chặn: Loại bỏ tật xấu này đòi hỏi bạn phải kiên trì cùng con. Đừng để móng tay con bị gẫy và mấp mô để con không có cơ hội cắn chúng. Nếu vấn đề nghiêm trọng, hãy đầu tư một lọ bôi thuốc đắng vào móng tay con. Bé nhà bạn sẽ chán ghét, thậm chí khó chịu với hương vị của thuốc bôi, từ đó sẽ không đưa ngón tay vào miệng nữa.
6. Nghiến răng
Tại sao xấu: Ngoài việc răng bị mòn theo thời gian, một vài tác dụng phụ của thói quen này như đau hàm hay nhức đầu sẽ xuất hiện ngay lập tức.
Cách ngăn chặn: Nghiến răng thường do căng thẳng gây ra, vì thế bạn hãy dạy con một vài phương pháp thư giãn. Dù là yoga dành cho trẻ vào hay việc mát-xa trước khi đi ngủ, thì những hoạt động đó đều giúp giảm thói quen nghiến răng cho con. Nếu tật xấu của con vẫn còn, hãy nhờ bác sĩ nha khoa tạo một niềng răng bảo vệ, có thể không ngăn hẳn việc nghiến răng, nhưng sẽ giúp răng con được bảo vệ.
Theo Trí Thức Trẻ
3 cảm xúc tiêu cực có thể "giết" bạn
Dưới đây là 3 cảm xúc tiêu cực bạn nên tránh vì nó có thể "giết" bạn nếu bạn thường xuyên "gặp" phải chúng.
Mặc dù cảm xúc là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của bạn, nhưng chúng cũng có thể có một ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe của bạn - đặc biệt là cảm xúc tiêu cực.
Dưới đây là 3 cảm xúc bạn nên tránh vì nó có thể "giết" bạn nếu bạn thường xuyên "gặp" phải chúng.
1. Tức giận
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự tức giận thực sự có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim và tăng nguy cơ của các vấn đề tim mạch. Một cơn tức giận cao độ xuất hiện đột ngột có thể càng làm cho nguy cơ này xảy ra cao hơn bởi nó khiến cho các hóa chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể như adrenaline và noradrenaline bị tăng cao. Trong cơn giận dữ, hạch hạnh nhân của não phản ứng quá mức làm cho máu chạy đến thùy trán - khu vực chịu trách nhiệm về lý luận và khiến bạn không kiểm soát được lý trí của mình.
Cùng với sự suy giảm về nhận thức, sự tức giận cũng gây nguy hiểm cho hệ thống tim mạch của bạn. "Những người thường xuyên tức giận sẽ có nguy cơ đau tim cao gấp 5 lần và đột quỵ cao gấp 3 lần so với người ít khi giận dữ do máu không kịp lưu thông lên não", Tiến sĩ Elizabeth Mostofsky, nhà nghiên cứu tại Trường Y tế công cộng Harvard cho biết.
Cảm xúc tiêu cực cũng có thể có một ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe của bạn. Ảnh minh họa
2. Sự cô đơn
Sự cô đơn cũng có thể nguy hiểm giống như sự giận dữ. Nó có xu hướng ảnh hưởng dài hạn là làm cho bạn trở thành người trầm cảm - một yếu tố nguy cơ của tình trạng tử vong sớm, theo tiến sĩ John Cacioppo, một nhà tâm lý học tại Đại học Chicago và là tác giả của một nghiên cứu về nỗi cô đơn cho biết. Tâm trạng cô đơn có thể làm tăng nguy cơ chết sớm lên 14% vì nó có thể làm tăng mức độ của kích thích tố căng thẳng trong cơ thể như cortisol, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và tăng huyết áp. Cô lập và cô đơn cũng có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn và tăng nguy cơ lão hóa xảy ra nhanh hơn.
Để tránh tình trạng này, bạn nên duy trì tốt mối quan hệ với bạn bè và gia đình, đồng thời dành thời gian cho bản thân để thư giãn, nghỉ ngơi.
3. Căng thẳng và lo âu
Theo Hiệp hội tâm lý Mỹ, căng thẳng là một tình trạng phức tạp và có mối liên hệ với vô số các vấn đề sức khỏe. Sự căng thẳng hầu như luôn luôn thể hiện thông qua các triệu chứng cơ thể như đau nửa đầu, nghiến răng, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, tim đập nhanh, mất ngủ và thèm ăn, giảm hoặc tăng cân mất kiểm soát... Thường xuyên căng thẳng sẽ kích thích các hóa chất trong cơ thể, dẫn đến lão hóa sớm, huyết áp cao, đau ngực và hệ thống miễn dịch suy yếu...
Học cách làm giảm căng thẳng là cách tốt nhất để cân bằng tâm trạng của bạn, giữ cho bạn luôn khỏe mạnh.
Theo Trí Thức Trẻ
Thói quen xấu nhưng có lợi cho sức khỏe? Những thói quen xấu tưởng như có hại nhưng có lợi cho sức khỏe của chúng ta trong 1 số trường hợp nào đó, điều đó có thật không? Các bạn hãy thử chiêm nghiệm xem nhé! 1. Sự tức giận hợp lý có lợi cho huyết áp Sự tức giận khiến huyết áp tăng cao là điều ai cũng biết. Tuy nhiên...