6 thói quen hàng ngày khiến chị em bị viêm nhiễm âm đạo
Viêm nhiễm âm đạo là bệnh chị em dễ mắc nhất, có rất nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh này và hầu hết đều đến từ thói quen sinh hoạt kém khoa học.
Tắm rửa ngâm vùng kín lâu trong nước
Ảnh minh họa
Đây là thói quen của rất nhiều người, nhất là sau một ngày lao động tối về tắm rửa ngâm nước thư giãn. Nhưng thói quen này lại rất không tốt cho các bệnh phụ khoa. Bởi vì khi ngâm mình trong nước sẽ tạo cơ hội cho các vi khuẩn tại các vùng khác trên cơ thể như hậu môn xâm nhập vào sâu âm đạo, đặc biệt với các chị em đang mắc các bệnh viêm nhiêm phụ khoa lại càng làm cho nguy cơ bệnh trở nên nặng hơn dặc biệt là bệnh viêm âm đạo.
Dùng nước muối vệ sinh vùng kín
Ảnh minh họa
Hầu hết các phụ nữ tin rằng nước muối là vô hại, dùng nước muối có thể tẩy rửa sạch vùng kín , thậm chí có chị em còn dung nước muối để chữa bệnh viêm phụ khoa. Đây là sai lầm nghiêm trọng vì thường thì nước muối mà mình tự pha chế có nồng độ cao hơn rất nhiều , nếu lấy nước muối vệ sinh vùng kín vô hình chung bạn đang làm cho vùng âm đạo bị mất cân bằng độ PH vốn có, làm vùng kín dễ viêm nhiễm. Các trường hợp đang bị bệnh nếu dung nước muối tẩy rửa sẽ làm cho vấn đề trở nên nghiêm trọng, các kích ứng tổn thương nặng hơn.
Giặt đồ lót chung với tất chân
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Nếu bạn bị nấm da chân mà lại có thói quen thường xuyên giặt đồ lót chung với tất thì đây thực sự là một mối nguy lớn cho bệnh phụ khoa. Bởi những vi khuẩn gây nấm da có thể phân tán khắp nơi, gây lây nhiễm chéo làm tăng khả năng viêm âm đạo. Do vậy nên chúng ta cần hình thành thói quen giặt riêng đồ lót với tất.
Quan hệ tình dục
Ảnh minh họa
Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã xếp viêm âm đạo do nấm candida và viêm âm đạo do nấm trichomonas là các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nấm trichomonas có thể ký sinh trong đường sinh sản ở cả nam và nữ. Chúng có thể ký sinh ở tuyến niệu đạo và cả bàng quang của nam giới mà không hề có bất kỳ triệu chứng nào. Thế nhưng loại nấm này lại rất dễ lây nhiễm cho phụ nữ sau khi quan hệ tình dục.
Môi trường vệ sinh không sạch sẽ
Trong thời kỳ kinh nguyệt, việc vệ sinh không sạch sẽ cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm nhiễm âm đạo. Thông thường sau 2 giờ sử dụng băng vệ sinh liên tục, tổng số vi khuẩn trên bề mặt băng vệ sinh có thể lên đến 107 con/cm2. Do vậy nên chị em cần chú ý thay băng vệ sinh thường xuyên trong kỳ kinh nguyệt.
Cách kết hợp quần áo
Có khá nhiều chị em phụ nữ có xu hướng thích mặc những bộ quần áo bó sát để tôn lợi thế đường cong cơ thể. Tuy nhiên những chiếc quần bó sát thường được làm từ các loại loại vải sợi hóa học có độ thoáng khí vô cùng kém. Điều này có thể gây tăng tiết dịch âm đạo và mồ hôi khó bay hơi, làm tăng nhiệt độ và độ ẩm cho vùng kín, từ đó vô tình tạo ra môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn âm đạo cư trú và phát triển.
Cô gái 23 tuổi nhập viện, tổn thương tiền ung thư do mắc phải sai lầm khi mặc quần lót: Bạn có đang mặc đúng cách không?
Chỉ vì mắc phải một sai lầm khi mặc quần lót, cô gái đã phải nhập viện do đau bụng, cảm giác nóng rát bên dưới và có nhiều khí hư.
Tờ Sohu đưa tin về trường hợp của một cô gái trẻ tên Tiểu Phương (23 tuổi) vừa nhập viện tại một bệnh viện ở Vũ Hán (Trung Quốc) cách đây không lâu. Cô cho biết: 2 tháng trước cô bắt đầu cảm thấy đau bụng, cảm giác nóng rát bên dưới và có nhiều khí hư.
"Ban đầu, tôi nghĩ đây là dấu hiệu bình thường mà không nghĩ đến tình trạng viêm nhiễm do vệ sinh cá nhân kém, tuy nhiên triệu chứng bệnh của tôi trầm trọng hơn 10 ngày sau đó khiến tôi phải nhập viện" , Tiểu Phương cho biết.
Cô gái trẻ nhập viện do vệ sinh vùng kín kém.
Tại bệnh viện, bác sĩ đã khám và phát hiện có tổn thương tiền ung thư âm hộ. Nguyên nhân là do viêm nhiễm vùng kín kéo dài lâu ngày do vệ sinh kém. Tiểu Phương cũng thú nhận với bác sĩ rằng mình không có thói quen vệ sinh vùng kín và thay đồ lót mỗi ngày, cô không ngờ rằng việc lười thay đồ lót thường xuyên lại gây ra hậu quả nghiêm trọng như vậy!
Quần lót với tất, thứ nào bẩn hơn?
Đặt 2 thứ này lên bàn cân, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ ngay rằng tất bẩn hơn đồ lót. Xong thực tế, mùi của tất là do mồ hôi chân tiết ra, thành phần chủ yếu là nước, muối, axit lactic và urê. Ngoài ra, trên đôi tất đã sử dụng sẽ có một số vi khuẩn và tế bào da chết. Nếu bạn bị nấm da chân, tất cũng có thể chứa nấm.
Còn quần lót, nhìn có vẻ sạch sẽ nhưng lại chứa rất nhiều vi khuẩn. Quần lót đã qua sử dụng không chỉ chứa vi khuẩn và dịch tiết ở vùng kín mà còn dính cả nước tiểu, phân. Các nghiên cứu tại Mỹ đã chỉ ra rằng trung bình có khoảng 0,1 gam phân dính trên một chiếc quần lót bẩn. Trong các chất bài tiết này, ngoài một lượng nước nhất định và cặn thức ăn chưa tiêu hóa, còn có các tế bào biểu mô ruột bị rụng và nhiều loại vi sinh vật, bao gồm cả Escherichia coli thông thường và có thể có virus viêm gan A, virus rota, ký sinh trùng,... Cùng các vi sinh vật gây bệnh.
Như vậy có thể thấy, dù tất có mùi hôi, chua nhưng chúng không gây hại vì vi khuẩn có trong tất thường là vi khuẩn cư trú bình thường trên bề mặt cơ thể nên dù có truyền sang các bộ phận khác trên da thì tác động cũng không đáng kể. Ngược lại, các vi sinh vật trên quần lót có thể có khả năng gây bệnh. Vì vậy, trên thực tế, quần lót bẩn và có hại hơn tất.
Phụ nữ nên giặt đồ lót bao lâu một lần?
Phụ nữ nên giặt đồ lót hàng ngày, kể cả trong mùa đông. Vì quần lót có thể bị dính chất thải của cơ thể hoặc vi khuẩn gây bệnh. Vào mùa hè hoặc khi bạn ra nhiều mồ hôi khi vận động, hãy thay quần lót sạch 2 lần trong ngày. Mặc dù nhiệt độ thấp hơn vào mùa đông và bạn đổ mồ hôi ít hơn nhưng cơ thể vẫn diễn ra các hoạt động trao đổi chất hàng ngày, vì vậy bạn phải giặt quần áo lót hàng ngày.
Thay mới đồ lót bao lâu một lần thì tốt hơn?
Nhiều chị em đợi đến khi quần lót ố màu, bạc màu hoặc bị rách thì mới thay, nhưng sự thật là bạn nên thay chúng thường xuyên hơn. Trang tạp chí dành cho phụ nữ của Mỹ - Good Housekeeping khuyên chị em phụ nữ nên thay đồ lót sau mỗi 6 tháng, nhiều nhất là 1 năm vì lý do vệ sinh.
Làm thế nào để làm sạch đồ lót đúng cách?
Thông thường, bạn nên ngâm đồ lót trong bột giặt trước, sau đó mới giặt. Không nên giặt chung đồ lót với những quần áo khác trong máy giặt vì sẽ gây mất vệ sinh cho những món đồ đó. Cần phải phơi khô đồ lót ở những nơi thoáng mát, nhiều ánh nắng.
Chúng ta nên chọn đồ lót như thế nào:
- Chất liệu nên là cotton:
Theo The Healthy, chất liệu lý tưởng nhất của quần lót nên là cotton thoáng mát, co giãn tốt. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2018 trên tạp chí Sản phụ khoa cho thấy rằng, việc mặc đồ lót không phải bằng chất liệu cotton có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng nấm men. Các loại vải tổng hợp như polyester và ren có thể gây hại cho sức khỏe âm đạo của bạn vì có xu hướng gây nóng, ẩm, kích thích da và tạo môi trường cho vi khuẩn hoặc nấm phát triển và sinh sôi.
- Kích thước
Không nên chọn đồ lót quá chật, nếu không sẽ dễ cọ sát quá mức với hậu môn và âm hộ, có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc đường sinh sản.
- Màu sắc
Nên chọn màu trắng tinh để dễ quan sát màu sắc của dịch âm đạo, nếu thấy có màu vàng hoặc màu đỏ dù không trong kỳ kinh nguyệt thì chị em cần cảnh giác và đi khám bác sĩ phụ khoa.
Chuyên gia khuyến cáo người dân Nghệ An không hoang mang vì bệnh viêm màng não Sáng nay 20/4, tại Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An có 130 bệnh nhân đang nằm điều trị, trong đó có 110 bệnh nhân mắc hội chứng viêm màng não do virus. Từ đầu tháng 4/2021 đến nay, mỗi ngày có khoảng 130-150 trẻ đến khám, 20 -30 trẻ nhập viện bởi hội chứng viêm màng não do virus...