6 thành phố cổ nằm chồng lên nhau cao 72m ở TQ
Thành phố lâu đời nhất nằm sâu dưới lòng đất khoảng 72 mét.
6 thành phố cổ nằm chồng lên nhau vừa được khai quật ở Trung Quốc
Các nhà khảo cổ học Trung Quốc vừa khai quật 6 thành phố nằm chồng lên nhau được xây dựng trong nhiều triều đại ở miền trung nước này.
Các thành phố cổ được xây dựng trong khoảng từ thời Chiến Quốc (năm 475-221 trước Công Nguyên) đến thời nhà Thanh (1644-1911). Chúng được khai quật tại khu vực Cổng Xinzheng, thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam, hôm 11.3, Nhân dân Nhật báo đưa tin.
Khai Phong là một trong những thành phố lâu đời nhất của Trung Quốc và từng là thủ đô của nước này trong nhiều triều đại.
Các thành phố được xây dựng trong nhiều triều đại ở miền trung nước này
Vì nằm trên bờ sông Hoàng Hà, sau khi chiến tranh tàn phá thành phố, lũ sông có thể đã chôn vùi các thành phố. Do đó, một thành phố mới tiếp tục được xây dựng chồng lên thành phố cũ, Bưu điện Hoa Nam buổi sáng viết.
Video đang HOT
Chính quyền thành phố Khai Phong xác nhận sự tồn tại của 6 thành phố cổ bị chôn sâu dưới lòng đất vào năm 2006. Dự án khai quật “Thành phố trên thành phố” được khởi động vào năm 2012. Nhưng công tác khai quật chỉ vừa mới được tiến thành với địa điểm rộng tới 2.000 mét vuông.
Trong 6 thành phố, thành phố lâu đời nhất tên là Daliang nằm sâu dưới lòng đất khoảng 72m. Thành phố mới nhất nằm dưới lòng đất 3m. Các thành phố được xây dựng cách nhau khoảng 2 mét.
Lũ sông có thể đã chôn vùi các thành phố. Do đó, một thành phố mới tiếp tục được xây dựng chồng lên thành phố cũ
Khu vực 6 thành phố có nhiều tên khác nhau trong suốt hơn 2.000 năm qua. Cái tên Khai Phong được thông qua vào triều đại nhà Minh của (1368-1644) Trung Quốc.
Theo Tân Hoa Xã, phần lớn các thành phố đều được thiết kế có cùng trục đường chính, được gọi là “trục trung tâm bắc-nam”.
Các thành phố cũng có nhiều đặc điểm thiết kế tương tự khác, ví dụ, nhiều cửa ngõ và các tuyến đường giao thông cũng được xây dựng với vị trí tương xứng.
Các thành phố được xây dựng cách nhau 2m
Theo Danviet
Phát hiện lục địa cổ xưa hàng triệu năm ở Ấn Độ Dương
Lục địa mất tích hàng triệu năm trước mới được phát hiện bên dưới hòn đảo Mauritius ở Ấn Độ Dương.
Các nhà nghiên cứu phát hiện lục địa cổ xưa ở bên dưới Ấn Độ Dương.
Theo Daily Star, các nhà khoa học đặt tên cho lục địa này là "Mauritia". Nó được cho là biến mất khi khu vực Madagascar và Ấn Độ chia tách, cách đây 85 triệu năm trước.
Nói cách khác, lục địa trải dài 1.500 km là nơi nối liền giữa Ấn Độ và Madagascar. Các nhà khoa học dự đoán, lục địa Mauritia là vùng đất nguy hiểm, bao trùm bởi núi lửa. Khu vực này cũng thường xuyên xảy ra động đất.
Martin Van Kranendonk hiện công tác tại Đại học New South Wales, Úc giải thích: "Khi các lục địa bị kéo căng, chúng trở nên mỏng hơn và tách ra thành các mảnh nhỏ. Những miếng mỏng dần này chìm xuống dưới đại dương".
Những manh mối đầu tiên về sự tồn tại của lục địa này đã xuất hiện khi một số khu vực của Ấn Độ Dương được phát hiện là có trường hấp dẫn mạnh hơn những nơi khác, điều này cho thấy ở đó có lớp vỏ dày hơn.
Hòn đảo Mauritius là một nơi có lực hấp dẫn mạnh mẽ. Năm 2013, nhà khoa học Lewis Ashwal công tác tại Đại học Witwatersrand ở Nam Phi và các đồng nghiệp đề xuất rằng, có lẽ hòn đảo này ngự trên một mảnh lục địa cổ bị chìm.
Khoáng chất nằm trên bờ biển của hòn đảo này được xác định độ tuổi lên tới 3 tỷ năm. Trong khi đó, hòn đảo Mauritius chỉ mới hình thành cách đây 8 triệu năm. Các vụ phun trào núi lửa có thể đã đẩy khoáng chất ra ngoài.
Lục địa Mauritia đã bị nhấn chìm xuống đáy biển từ hàng triệu năm trước.
Đáng tiếc rằng, lục địa mất tích này không phải là nơi ẩn chứa thành phố huyền thoại Atlantis. Bởi quãng thời gian lục địa bị nhấn chìm xuống biển không trùng với giai đoạn Atlantis biến mất.
Sự tồn tại của của thành phố bị lãng quên Atlantis từng được nhà triết học Hy Lạp cổ đại Plato đề cập đến trong các tác phẩm viết tay năm 360 trước Công nguyên. Plato mô tả Atlantis là nơi con cháu của các vị thần sinh sống cách đây 9.000 năm.
"Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chứng minh sự tồn tại của một lục địa cổ xưa ẩn bên dưới hòn đảo Mauritius", Giáo sư Ashwal, người dẫn đầu nghiên cứu, nói trên tạp chí Nature.
Mauritia được cho là một phần trong lục địa lớn hơn, có tên Gondwana. Siêu lục địa này là nguồn gốc hình thành Nam Mỹ, Nam Cực, châu Phi và Úc.
Giáo sư Alan Collins đến từ tại Đại học Adelaide, Úc cho biết, các dấu tích còn lại của các lục địa cổ khác đang dần được phát hiện ngày càng nhiều. Nhờ đó mà công việc tìm kiếm thành phố huyền thoại Atlantis vẫn còn được tiếp tục cho đến ngày nay.
Một vương quốc cổ đại cũng được cho là ẩn sâu dưới đáy biển, trong khu vực tam giác Bermuda.
Theo Danviet
Thành phố cổ bỏ hoang rộng hơn Paris, London ở Mỹ Cahokia lớn hơn cả Paris và bị bỏ hoang trong tình trạng nguyên vẹn. Dựng lại mô hình thành phố Cả ngàn năm trước, những kim tự tháp lớn đã được xây lên ở phía nam bang Illinois (Mỹ). Khối kiến trúc hiện đại này trải dài từ đầm lầy sông Missisippi tới khu làng nhỏ sâu trong đất liền. Thịnh vượng từ...