6 tháng đầu năm: 1.483 người đi viện, 16 người tử vong vì ngộ độc TP
Sáng 11.7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm ( ATTP) đã chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo về vệ sinh an toàn thực phẩm.
73 vụ ngộ độc thực phẩm khiến 1.483 người đi viện, 16 người tử vong.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết, trong 6 tháng đầu năm, cả nước đã kiểm tra tại 443.178 cơ sở, phát hiện 81.115 cơ sở vi phạm, chiếm 21,6%, đã có 7.546 cơ sở bị xử lý.
Cùng với áp dụng hình thức phạt tiền, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị xử phạt bổ sung và buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả: 299 cơ sở bị đình chỉ hoạt động; 303 loại thực phẩm bị đình chỉ lưu hành; 659 cơ sở có nhãn phải khắc phục; 3.749 cơ sở bị tiêu hủy sản phẩm với 4.175 loại thực phẩm bị tiêu hủy do không đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm.
Qua kiểm tra, tỷ lệ cơ sở sản xuất nông lâm thủy sản được kiểm tra đạt yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm đã tăng từ 91% trong năm 2016 lên 96,7% trong năm 2017. Toàn quốc ghi nhận 73 vụ ngộ độc thực phẩm với số bệnh nhân là 1.592 người, 1.483 người đi viện và 16 trường hợp tử vong.
Video đang HOT
Tại cuộc họp, các đại biểu cũng chỉ ra những hạn chế trong công tác ATTP thời gian qua. Như tình hình sử dụng chất cấm, lạm dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, chất cải tạo xử lý môi trường, chất bảo quản, nhuộm màu trong sơ chế, chế biến sau thu hoạch nông sản, việc sử dụng chất phụ gia thực phẩm ngày càng phức tạp, việc xử lý dứt điểm còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu của nhân dân.
Tình hình buôn lậu thực phẩm qua biên giới với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, bước đầu đã có hiệu quả nhưng còn diễn biến phức tạp. Việc chấp hành các quy định về quảng cáo thực phẩm đã có sự chuyển biến tích cực so với trước, tuy nhiên, việc quản lý quảng cáo trên mạng xã hội (Facebook, YouTube…) gặp khó khăn. Ngộ độc thực phẩm do rượu diễn biến phức tạp, tỷ lệ tử vong cao. Ngộ độc thực phẩm ở các khu công nghiệp, các bếp ăn tập thể, mặc dù đã giảm so với năm trước nhưng nguy cơ vẫn còn rất cao.
Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Bộ Y tế cần phối hợp với các bộ, ngành liên quan sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP; Nghị định quy định điều kiện sản xuất, kinh doanh, quảng cáo và ghi nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe; ban hành các Thông tư, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ATTP theo kế hoạch đã đề ra; Đồng thời, các bộ, ngành tham mưu xây dựng chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tình hình thực thi chính sách, pháp luật về quản lý ATTP giai đoạn 2016-2020.
Cho ý kiến cụ thể về sửa quy định công bố hợp quy, hợp chuẩn, Phó Thủ tướng yêu cầu phải giảm thời gian giải quyết, quán triệt tinh thần “hậu kiểm” không gây phiền hà cho doanh nghiệp, quy định rõ các bước thực hiện để doanh nghiệp có thể làm được ngay.
Phó Thủ tướng lưu ý các bộ ngành, địa phương cần tiếp tục triển khai các cuộc giám sát ATTP trong phạm vi toàn quốc, tập trung vào việc xử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất, bảo quản nông sản thực phẩm, vệ sinh an toàn trong giết mổ gia súc, gia cầm, nhất là ở các thành phố lớn và các vùng sản xuất nông sản thực phẩm; đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm về ATTP.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý cần tiếp tục triển khai các cuộc giám sát ATTP.
Hà Nội, TP.HCM hoặc các thành phố lớn có thể lập các mô hình thí điểm về quản lý ATTP tuỳ điều kiện địa phương. Các bộ ngành cần sớm có các văn bản hướng dẫn địa phương phân công đầu mối phụ trách ATTP ở địa xã, phường; có cơ chế trang bị máy móc và thực hiện kiểm nghiệm thực phẩm…
Bên cạnh đó, các bộ ngành tiếp tục triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP tại các quận/huyện, xã/phường/thị trấn của Hà Nội, TP.HCM, đề xuất mở rộng thí điểm tại một số tỉnh, thành phố lớn; củng cố tăng cường năng lực cho các Chi cục ATTP, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, thủy sản và các cơ quan quản lý ATTP của địa phương; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tiếp tục tuyên truyền, phổ biến kiến thức về ATTP cho các nhóm đối tượng; theo dõi, xử lý các sự cố mất ATTP, tránh để người dân thiếu thông tin, dẫn đến hiểu lầm, hoang mang.
Theo Danviet
Có hơn 600 công nhân Công ty TNHH An Giang Samho ngộ độc thực phẩm
Ngành chức năng xác định số ca ngộ độc thực phẩm là 605, đây là vụ ngộ độc lớn nhất xảy ra tại An Giang từ đầu năm đến nay.
Các công nhân bị ngộ độc thực phẩm đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa TT.An Châu (H.Châu Thành, An Giang) Ảnh: Thanh Dũng
Đến trưa ngày 2.7, cơ quan chức năng đã thống kê số công nhân bị ngộ độc thực phẩm là 605 người. Theo báo cáo nhanh lần 2 của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh An Giang, vụ ngộ độc không có ca tử vong hay nguy kịch. Đến 10 giờ ngày 2.7, hầu hết các công nhân đã xuất viện, còn lại 5 ca dự kiến xuất viện trong chiều nay (2.7).
Như Thanh Niên đã thông tin, ngày 1.7, hàng trăm công nhân của Công ty TNHH An Giang Samho (Khu công nghiệp Bình Hòa, H.Châu Thành, An Giang) ăn cơm trưa xong đã bị nôn ói, đau bụng, một số công nhân do căng thẳng đã bị vọp bẻ...phải đưa đi bệnh viện điều trị.
Một nam công nhân của Công ty TNHH An Giang Samho cho biết lúc ăn trưa, thấy cơm và thịt gà có mùi hôi nên anh ăn được một chút rồi đổ bỏ, nên không bị ngộ độc.
Trước đó, ngày 1.7, công ty trên đặt phần cơm trưa cho công nhân từ cơ sở nấu ăn của bà Trần Thị Hằng (TP.Long Xuyên, An Giang). Khi ăn xong, các công nhân bắt đầu có các triệu chứng ngộ độc thực phẩm. Các phần ăn gồm có thịt kho hột vịt, thịt gà xào, chiên...
Chi cục Vệ sinh An toàn thực phẩm An Giang đã đề nghị công ty ngưng hợp đồng cung cấp suất ăn với cơ sở nấu ăn của bà Hằng cho đến khi điều tra được nguyên nhân. Hiện chi cục đã gửi đi xét nghiệm mẫu thức ăn và mẫu nước thu nhập tại nơi xảy ra ngộ độc.
(Theo Thanh Niên)
Hàng trăm công nhân ở An Giang nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm Chiều 1.7, ông Tô Minh Lắm, Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh An Giang cho biết, khoảng 300 công nhân của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Samhoo An Giang, hoạt động tại Khu công nghiệp Bình Hòa (Châu Thành) đã phải nhập viện khẩn cấp, nghi do ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng nôn ói, khó thở,...