6 tháng cuối năm, có nên đổ tiền vào bất động sản?
Thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm được dự đoán sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn và rủi ro về pháp lý.
Để dự đoán kịch bản cho thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm, cần nhìn lại sự biến động trong 6 tháng đầu năm vừa qua.
Ông Phạm Thanh Hưng, Phó Chủ tịch HĐQT CenGroup, nhận định, thị trường những tháng đầu năm có sự tăng trưởng vượt tốt, đến từ lo ngại kinh tế tăng trưởng thấp. Vì vậy, dòng tiền đổ vào các thị trường mang tính đầu tư dài hạn rất lớn, trong đó bất động sản cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, bất động sản tăng giá chủ yếu nhờ tăng giá đất, chứ không do công trình xây dựng.
Có nên đầu tư nhà đất cuối năm?
Tại một buổi toạ đàm mới đây, ông Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng khẳng định, đầu năm 2021, giá đất nền tăng nóng và cục bộ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cho thị trường bất động sản. Đặc biệt là những giao dịch không đủ điều kiện pháp lý, nhiều giao dịch được thực hiện ở đất rừng, nông nghiệp… chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng.
Ở góc nhìn khác, bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Tổng giám đốc Đại Phúc Land chia sẻ, dù dịch bệnh COVID-19 đã bắt đầu từ năm trước nhưng những tháng đầu năm 2021, thị trường bất động sản vẫn có sự bật dậy. Tuy vậy, đến làn sóng COVID-19 thứ tư, các doanh nghiệp thực sự đối mặt kịch bản rủi ro cao nhất.
Với tình hình thị trường hiện tại, giao dịch giảm, nguồn cung giảm, bà Hương đánh giá, đây là “khoảng lặng” tất yếu của thị trường, là yếu tố bất khả kháng mà doanh nghiệp buộc phải chấp nhận.
Nhận định về kịch bản trong thời gian tới, ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho rằng, thị trường tiếp tục gặp khó khăn.
Dù bất động sản không phải là ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp từ đại dịch COVID-19, nhưng dịch kéo dài sẽ khiến các thị trường khác tác động tới bất động sản, ví dụ như giá vật liệu xây dựng vừa qua tăng cao làm giá thành bất động sản tăng theo.
Video đang HOT
Đồng thời, các cơ chế về đất đai vẫn chưa được tháo gỡ kịp thời, mặc dù các hoạt động đầu tư liên quan đến xây dựng đã thông thoáng hơn. Do đó, các vấn đề về giao đất, cho thuê đất, bồi thường giải phóng mặt bằng rất khó khăn.
” Sự thay đổi của nền kinh tế trong nước và thế giới đã tác động đến thị trường bất động sản và khó khăn này có thể sẽ kéo dài ít nhất là đến hết năm 2022 “, ông Khởi nhấn mạnh.
Còn theo ông Đỗ Viết Chiến, Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, một trong những khó khăn của thị trường hiện nay là việc tiếp cận nguồn vốn cho thị trường nhà ở giá rẻ. Mặc dù Chính phủ đã có nhiều quyết định hỗ trợ cho cả doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn vay từ ngân hàng chính sách, ngân hàng thương mại nhưng đến nay nguồn vốn này vẫn khó tiếp cận.
Bên cạnh đó, hệ thống thông tin về thị trường đất đai còn thiếu, dẫn đến việc thị trường xuất hiện rất nhiều dự án ma và tình trạng sốt đất vẫn diễn ra. Khi thông tin không đầy đủ, nhà đầu tư sẽ chỉ xuống tiền theo phong trào chứ không có sự tính toán kỹ. Theo đó, cần phải có kênh thông tin đáng tin cậy làm chỗ dựa vững chắc cho thị trường để ngăn chặn tình trạng này trong tương lai.
” Nếu dịch bệnh được kiểm soát, một số phân khúc bất động sản sẽ duy trì phát triển nhanh, điển hình đó là nhà ở. Tuy nhiên, đa phần sản phẩm tung ra thị trường là sản phẩm nhà ở cao cấp, sản phẩm mở bán tiếp ở giai đoạn mới, còn trong điều kiện hiện nay mở bán dự án mới là không có. Thị trường nhà ở giá rẻ vẫn sẽ phải trông đợi vào các chính sách của Nhà nước “, ông Chiến cho hay.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh khuyến cáo, người dân bình tĩnh, cẩn thận trước những thông tin đồn thổi. ” Người dân khi thực hiện các giao dịch bất động sản cần xem xét cẩn thận các hồ sơ pháp lý và chỉ giao dịch với các dự án có pháp lý rõ ràng “, ông Sinh nhấn mạnh.
Các chuyên gia khác cũng tư vấn nhà đầu tư nên thận trọng, nghe ngóng thông tin thị trường trước khi quyết định đổ vốn nhàn rỗi vào bất động sản.
HoREA đề nghị ban hành hàng loạt thuế mới để "trị" sốt đất
Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HoREA) đề nghị Chính phủ ban hành các sắc thuế mới và đánh thuế cao các trường hợp có nhiều đất, chậm đưa đất vào sử dụng nhằm hạn chế tình trạng om đất đầu cơ, tạo sốt đất ảo.
Theo HoREA, kể từ năm 2017 đến nay, thị trường bất động sản lặp đi lặp lại nhiều đợt sốt đất, gây ra nhiều hệ quả tiêu cực, làm mất cơ hội tạo lập nhà ở của đông đảo người có thu nhập trung bình, người có thu nhập thấp đô thị, công nhân lao động và người nhập cư, ảnh hưởng đến an sinh và trật tự xã hội.
Khi cơn sốt đất xẹp xuống, nhiều nhà đầu tư cá nhân lướt sóng theo đám đông do thiếu vốn phải vay với lãi suất cao, lại không có đủ thông tin và kỹ năng, nên đã sập bẫy, bị thua lỗ nặng nề, thậm chí lâm vào cảnh nợ nần chồng chất, "trắng tay".
Hệ quả khác là nhiều khu đất trở thành hoang hóa. Giá đất ở một số địa phương bị đẩy lên quá cao so với giá trị thực, thiết lập mặt bằng giá mới, tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư, gây khó khăn trong việc thu hút các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư lớn.
Sốt đất diễn ra ở nhiều địa phương
Để chống sốt đất, HoREA đề xuất Chính phủ ban hành một loạt sắc thuế. Cụ thể:
Thứ nhất, Chính phủ nên ban hành thuế chống đầu cơ nhà, đất. Theo đó, HoREA đề xuất đánh thuế thu nhập với thuế suất rất cao đối với hành vi bán, chuyển nhượng lại nhà, đất ngay sau khi tạo lập, để triệt tiêu ý chí "đầu cơ" của nhà đầu tư "lướt sóng".
HoREA đề xuất xem xét, quy định mức thuế suất rất cao nếu bán, chuyển nhượng lại nhà, đất trong năm đầu tiên và giữ mức thuế suất cao trong năm thứ hai, thứ ba.
Các trường hợp bán, chuyển nhượng nhà, đất sau khi tạo lập được 3 năm, hoặc chứng minh được nhu cầu bán, chuyển nhượng nhà, đất là chính đáng, thì áp dụng thuế suất bình thường.
Hai là đề xuất đánh thuế người sở hữu nhiều nhà đất. HoREA đề xuất nguyên tắc là người sở hữu nhà đất dùng để ở thì chịu mức thuế thấp nhất. Người sở hữu nhiều nhà đất mà không dùng để ở, hoặc không sử dụng để sản xuất, kinh doanh thì chịu mức thuế suất lũy tiến tùy theo số lượng nhà đất sở hữu.
Sắc thuế này sẽ điều chỉnh và định hướng hành vi mua, bán, chuyển nhượng nhà, đất trên thị trường bất động sản hướng đến mục tiêu phát triển lành mạnh, ổn định, vừa đáp ứng đúng nhu cầu thực (mua nhà để ở) của người tiêu dùng, vừa đáp ứng nhu cầu đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư thứ cấp (mua nhà đất để đầu tư, cho thuê), vừa vẫn giải quyết được nhu cầu cất giữ tài sản bằng nhà, đất của người dân.
Ba là đề xuất đánh thuế cao người chậm đưa đất vào sử dụng. Theo HoREA, hiện nay, pháp luật về đất đai quy định người sử dụng đất được gia hạn 24 tháng kể từ ngày hết hạn sử dụng đất và phải nộp bổ sung khoản tiền trong thời gian được gia hạn theo quy định của Bộ Tài chính.
Tuy nhiên, chế tài này chưa đủ sức răn đe, chưa ngăn chặn tình trạng chậm đưa đất vào sử dụng, vì khả năng lợi nhuận thu được sau này sẽ thừa bù đắp khoản tiền phải nộp bổ sung.
Bốn là đề xuất ban hành "thuế bất động sản". HoREA cho hay hiện nay, người sở hữu nhà chưa phải nộp thuế tài sản nhà ở, mà mới chỉ phải nộp "thuế sử dụng đất phi nông nghiệp", trong đó có "đất ở" với thuế suất đối với "đất ở" trong hạn mức là 0,03% bảng giá đất, nên mức nộp thuế rất thấp, gần như không đáng kể.
Hiệp hội này đề xuất thay thế thu "tiền sử dụng đất" bằng "thuế đánh trên hành vi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp thành đất ở", với thuế suất rõ ràng, vừa góp phần làm giảm giá thành dẫn đến làm giảm giá bán nhà, vừa minh bạch và loại trừ cơ chế "xin-cho" hiện nay.
Ngoài giải pháp thuế, HoREA cũng đề xuất Chính phủ sử dụng hiệu quả công cụ tiền tệ - tín dụng. Theo đó, khi có dấu hiệu đầu cơ, sốt "bong bóng" bất động sản, Chính phủ sẽ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước xem xét thực hiện các giải pháp như:
Một là xem xét nâng lãi suất tái cấp vốn, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, giảm ngay tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn để cắt cơn sốt "bong bóng" bất động sản.
Hai là sử dụng biện pháp giảm tỷ lệ cho vay tín dụng mua bất động sản để kiểm soát đầu tư "lướt sóng".
Một đề xuất khác là kiểm soát chặt "tín dụng tiêu dùng", ngăn chặn việc chuyển một phần nguồn vốn vay xây nhà, sửa nhà, mua nhà, để "lướt sóng" khi thị trường bất động sản sốt nóng "bong bóng".
HoREA đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại chịu trách nhiệm và tăng cường kiểm soát việc sử dụng vốn vay tiêu dùng đúng mục đích vay, để góp phần phát triển thị trường bất động sản ổn định, lành mạnh.
Đề xuất cuối cùng là kiểm soát chặt chẽ nguồn "tiền bẩn" mua bất động sản để "rửa tiền". HoREA cho biết trong 3 tháng đầu năm 2021, tăng trưởng tín dụng bất động sản 3%, tuy có cao hơn tăng trưởng tín dụng chung chỉ tăng 2,93%, nhưng không quá bất thường.
HoREA nhận thấy, ngoài nguồn tiền nhàn rỗi, tiền để dành, vàng cất giữ trong dân, tiền từ chốt lời chứng khoán và nguồn tiền "kiều hối" (khoảng 20% "kiều hối" đầu tư vào bất động sản), thì đề nghị Nhà nước cần quan tâm để kiểm soát chặt nguồn "tiền bẩn" (có nguồn gốc tội phạm, hoặc có thể do tham nhũng) mua bất động sản để "rửa tiền".
Chuyên gia 'mách nước' triệt sốt đất Trước tình trạng "sốt ảo" giá đất đã và đang diễn ra ở nhiều địa phương, gây ra những hệ lụy không đáng có, các chuyên gia kiến nghị nên đưa tội "thổi giá đất" vào Bộ Luật Hình sự hiện hành, hoặc cần công khai các quy hoạch, cần đánh thuế người có nhiều bất động sản, thay đổi chính sách tín...