6 tháng chồng không gửi lương về, vợ phát hiện mẹ chồng can thiệp và màn giải quyết “cực gắt” sau đó
“Nghĩ thương chồng em cũng chẳng giục hay tỏ thái độ gì. Suốt 6 tháng liền như thế, mẹ con em còn chật vật, khó khăn hơn xưa. Đến khi em phát hiện ra sự can thiệp của mẹ chồng.”, người vợ kể.
Hai vợ chồng một khi đã kết hôn thì phải cùng nhau gánh vác chuyện kinh tế. Có chuyện gì xảy đến họ cũng nên bàn bạc, tránh dẫn đến tình trạng xích mích vì những điều không hay ho.
Mới đây, một người vợ đăng tải lên mạng xã hội câu chuyện về chồng và gia đình chồng. Đọc xong ai cũng có những suy nghĩ khác nhau. Chuyện như sau:
“ Chán quá các chị ạ, nhiều lúc nghĩ uất ức mà muốn bỏ hết tất cả mà đi thôi. Nhưng nghĩ thương con cái em lại cố chịu đựng. Bây giờ nhà chồng em cũng gọi là có lời xin lỗi, chồng em quyết định sửa đổi nhưng em vẫn ức lắm. Đúng là đời bạc bẽo quá mà.
Vợ chồng em yêu nhau 3 năm rồi mới cưới. Gia cảnh hai bên cũng bình thường. Hai vợ chồng làm việc trong một nhà máy ở quê. Được 2 năm thì nhà máy giải thể, vợ chồng em thất nghiệp.
Lúc ấy em là kế toán cũng khá nên nhanh chóng tìm được việc làm tại một nhà máy khác. Chồng em thất nghiệp hẳn. Khi ấy em đang nuôi con nhỏ. Hai vợ chồng ở riêng trong căn nhà tạm bợ. Khi ấy, em họ chồng ở Nhật bảo hay lo cho chồng em đi xuất khẩu lao động.
Nói thật với các chị em không muốn xa chồng. Nghĩ vợ chồng ở nhà rau cháo với nhau cũng được. Đi xa như thế lạ nước lạ cái, chẳng biết đường nào mà lần.
Tuy nhiên nhìn đi nhìn lại, thì hoàn cảnh hai vợ chồng tệ quá. Bọn em không có của cải tích trữ, con còn nhỏ. Ai chẳng muốn con cái được sống đủ đầy vật chất. Vậy nên hai vợ chồng bàn nhau cắm sổ đỏ đất, vay tiền ngân hàng lo cho chồng đi.
Chồng em còn phải học tiếng nữa cũng tốn một khoản không nhỏ. Chật vật chạy vạy như vậy, tốn mấy trăm triệu đồng, chồng em cũng đi sang Nhật được.
Dù vậy em vẫn dặn chồng làm việc vừa phải, không được làm gì trái pháp luật cả. Chồng cứ từ từ làm việc rồi gửi tiền về trả nợ dần, đừng vội vàng lao lực mà vất vả.
Chồng đi được 2 tháng gửi tiền về đều đặn. Em cũng tích cóp trả lãi ngân hàng hàng tháng rồi lo toan cho con. Thế nhưng đến tháng thứ 3 thì anh không gửi nhiều nữa. Thậm chí em còn phải đắp thêm lương mình vào mới đủ trả lãi, hai mẹ con tằn tiện chi tiêu vô cùng. Em có hỏi thì anh bảo công việc khó khăn, làm chỉ đủ tiêu chứ không có nhiều.
Nghĩ thương chồng em cũng chẳng giục hay tỏ thái độ gì. Suốt 6 tháng liền như thế, mẹ con em còn chật vật, khó khăn hơn xưa.
Video đang HOT
Thế rồi một hôm đi chợ em gặp bác hàng xóm gần nhà mẹ chồng. Bác ấy tốt tính lắm, gặp em đã khen ngay rằng chồng em đi làm như thế khá quá, hai vợ chồng cố gắng mà trả hết nợ rồi lo cho con bé. Lúc ấy em cũng buồn buồn mới bảo rằng anh ấy chẳng gửi về được bao nhiêu, không đủ trả lãi ngân hàng.
Bác ấy bảo luôn: ‘Ơ sao bác thấy mẹ chồng mày bảo là thằng T. tháng nào cũng gửi về 40 triệu cơ mà’.
Em sửng sốt thật sự và cũng hơi lăn tăn nghi ngờ nên chạy về nhà gọi điện cho chồng luôn. Sau một hồi em ‘căng’, hỏi kĩ càng thì chồng em mới khai rằng ra sự thật. Mẹ chồng sợ anh đi xa, em ở nhà tiêu tiền linh tinh hoặc làm vốn riêng, nhỡ sau này em sinh lòng xấu thì anh coi như mất trắng.
Lúc ấy em ngớ người luôn. Hàng tháng anh chỉ gửi cho hai mẹ con tiền nong không đóng đủ lãi, số còn lại anh gửi mẹ chồng giữ hộ. Anh không nói với em một câu. Em xót chồng cũng chẳng dám đòi thêm đồng nào, hai mẹ con tằn tiện rau cháo như vậy.
Em uất lắm, lúc ấy qua nhà mẹ chồng luôn. Em nói rõ ràng mọi chuyện tại sao như vậy. Mẹ chồng em thẳng thừng bảo rằng thời đại bây giờ nhiều con dâu như thế. Khi không có tiền thì ai tính toán làm gì, giờ có tiền thì mẹ giữ cho là chắc ăn nhất.
Thật sự nghe nhưng câu đó mà em thấy cả mẹ chồng lẫn chồng em ích kỷ kinh khủng. Hai vợ chồng cưới nhau kinh tế độc lập chứ có nhờ vả gì nhà chồng nữa đâu mà lại như thế. Em uất vô cùng. Khi ấy em gọi video cho anh, đứng ở nhà mẹ chồng, có cả bố và em gái chồng, em nói thẳng:
‘Tiền lo cho anh đi là vợ chồng mình vay mượn ngân hàng, hàng tháng phải trả bao nhiêu tiền lãi anh biết không? Nếu anh không tin tưởng em, muốn đưa tiền mẹ giữ thì em trao trả hết cả. Anh nhờ mẹ trả nợ cho, tiền sinh hoạt mẹ con em tự lo được.
Tiện đây con cũng xin phép bố mẹ để con nộp đơn ly hôn đơn phương. Chứ sống cảnh không được tin tưởng và tôn trọng như thế này con không làm được.
Lúc em nói xong bố mẹ chồng có phần cuống quýt. Chồng em thì rối rít xin lỗi, bảo em bình tĩnh. Lúc ấy em chồng bước vào, nó cũng là đứa thẳng tính nên gắt lên luôn:
‘Tiền nong của anh chị thì việc gì đến mẹ mà mẹ muốn can thiệp vào. Người ta cưới nhau rồi ở riêng mà mẹ vẫn như vậy. Giờ chồng con đi làm, không tin vợ mà gửi cho mẹ chồng thì nói thật con cũng ly hôn. Vụ này mẹ với anh sai rành rành rồi’.
Bố chồng em cũng góp lời vào. Khi đó em cáu đến mức nước mắt suýt ứa ra. Mẹ chồng có vẻ thấy sai nên xin lỗi bảo không có ý gì đâu. Giờ mọi thứ đi vào quỹ đạo rồi nhưng em vẫn thấy chán, hi sinh bao nhiêu cho chồng mà chồng vẫn đề phòng mình”.
Đọc xong bài đăng nhiều người vẫn khen ngợi cô vợ là bình tĩnh để giải quyết và đạt được kết quả như mong muốn. Trong đời sống, có không ít hoàn cảnh như vậy. Người chồng không có lòng tin vào vợ để rồi gây nên tình huống dễ khiến hôn nhân tan vỡ.
Trong hôn nhân, bất cứ chuyện gì hai vợ chồng cũng phải bàn bạc với nhau. Nhất là vấn đề kinh tế, đừng để người thứ ba chen chân vào kẻo dẫn đến tình cảnh khó tháo gỡ.
Chỉ 1 câu hỏi vô tư của mẹ "Vợ mày chết rồi hay sao mẹ gọi không nghe máy" mà người chồng nhận ra tất cả khi mọi thứ đã quá muộn
Một người chồng có trách nhiệm chắc hẳn sẽ tìm ra cách hòa hoãn các mối quan hệ chứ không im lặng rồi chờ ngày nhận "án tử" cho cuộc hôn nhân.
Chuyện mẹ chồng nàng dâu là một đề tài dài đằng đẵng người ta có thể nói từ tháng này qua năm nọ. Mâu thuẫn giữa hai người phụ nữ cũng xuất phát từ lắm vấn đề. Trên tất cả cuối cùng vẫn phải có một cách giải quyết để quan hệ hai bên thật sự hòa hợp. Thế nhưng đâu phải ai cũng sẵn sàng để đương đầu.
Câu chuyện của nàng dâu
Ai cũng sẽ có cách để giải quyết vấn đề mâu thuẫn gia đình. Tuy nhiên một số người lại thích thú với việc che giấu những xích mích trong nhà, không dám thể hiện ra nỗi đau khổ. Họ nuốt nước mắt vào trong chịu đựng tất cả.
Để không gây rắc rối cho chồng, giữ hôn nhân hạnh phúc, duy trì mối quan hệ tốt với mẹ chồng mà Hoa luôn phải nuốt cơn giận vào trong. Mẹ chồng cô luôn tìm cách gây khó dễ với con dâu nhưng Hoa vì nhiều lý do mà chẳng kể với chồng.
Cô cũng biết bản thân sẽ rất khó ở nếu tiếp tục chịu đựng nhưng cô càng sợ bi kịch gia đình sẽ xảy đến. Nhưng có vẻ 2 người mãi không chung được tiếng nói.
Trong cuộc sống có không ít những người vợ như Hoa. Họ nghĩ rằng chỉ cần họ im lặng, không phản kháng thì gia đình sẽ hạnh phúc ấm êm. Thế nhưng họ đâu biết rằng một khi mẹ chồng muốn làm khó thì chẳng có điều gì là giới hạn hết cả. Con dâu càng im lặng, mẹ chồng lại càng khó chịu, dẫn đến 2 người mãi mãi có khoảng cách.
Câu chuyện của người làm chồng, làm con
Mặc dù vợ tôi có những khiếm khuyết về tính cách nhưng điều đó cũng không phải là nguyên nhân để cuộc hôn nhân của chúng tôi kết thúc trong tệ hại. Cái chính nằm ở tôi. Tôi đã sơ suất và hoàn toàn chẳng chú ý gì đến những cuộc cãi vã liên tục giữa cô ấy và mẹ tôi.
Bảo rằng vợ tôi có tính cách khiếm khuyết không có nghĩa là cô ấy nóng nảy hay khó tính. Thay vào đó, vợ tôi quá hiền lành, quá trung thực và nhạy cảm. Một khi những điều ấy lên đến cực đoan thì rõ ràng chẳng tốt đẹp gì cả.
Tôi cứ nghĩ rằng mình cưới được người vợ hiền lành và đức hạnh thì sẽ khiến mẹ mình hài lòng. Bà sẽ quý mến vợ tôi nhưng không ngờ mẹ tôi lại luôn bắt nạt cô ấy vì sự hiền lành ấy.
Cho đến khi giấy ly hôn được đưa ra, tôi mới biết rằng mẹ mình vẫn luôn cố gây rắc rối với vợ. Dù vợ tôi đi làm hay bận rộn thì mẹ vẫn thường xuyên sai cô ấy làm việc gì đó, thỉnh thoảng lại kiếm chuyện để cãi vã và chẳng bao giờ quan tâm con dâu của mình đang ra sao.
Lý do tôi không phát hiện được tất cả chuyện này vì vợ tôi đã chọn giữ im lặng để không làm hỏng hòa khí. Mẹ tôi lại luôn giả vờ như không có chuyện gì xảy ra. Cả hai đã giả vờ, họ làm như gia đình hòa thuận trước mắt tôi.
Mà tôi khi thấy gia đình hòa thuận thì đương nhiên không đi vào những cảm xúc giấu đằng sau đó. Kết quả là mâu thuẫn giữa cả hai càng sâu sắc hơn.
Ngày gọi cho tôi để nói đến quyết định này, cô ấy chỉ gọn lỏn: "Anh về ký đơn ly hôn đi, tôi chịu đựng đủ rồi".
Khi tôi biết mọi chuyện và bàng hoàng nhận ra gia đình mình không êm ấm như mình vẫn tưởng thì đã muộn. Tôi hỏi cô ấy tại sao không nói với mình, cô ấy đã đáp thế này: 'Quên đi, mâu thuẫn giữa em và mẹ anh đã quá sâu sắc. Ngay cả khi anh muốn giải quyết nó, anh cũng chẳng giải quyết nổi mâu thuẫn cơ bản. Nó chỉ càng làm sâu sắc hơn mâu thuẫn mà thôi'.
Thời gian đó mẹ tôi về quê, tôi và vợ ly hôn xong xuôi một cách nhanh chóng. Vài ngày sau mẹ tôi gọi điện cho tôi nặng lời hỏi: " Vợ mày chết rồi hay sao mà mẹ gọi nó không cầm máy".
Bây giờ tôi mới hiểu rõ giọng điệu mà mẹ tôi thường dùng với vợ mình. Chẳng lạ gì khi mà vợ tôi chịu không nổi. Khi tôi bảo rằng bọn con đã ly hôn, bà cúp máy một cách lạnh lùng, chẳng nói thêm câu nào nữa".
Vai trò của đàn ông trong mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu
Mọi người đều muốn sống yên ổn và hi vọng cuộc đời của mình đi đúng hướng, không vấp phải sai lầm gì. Nhưng vấn đề có quá ít người được hưởng môi trường sống như thế.
Nếu bạn không kết hôn, bạn không phải chịu trách nhiệm và nghĩa vụ liên quan đến hôn nhân, bạn sẽ đỡ mệt mỏi. Nhưng nếu đã lập gia đình thì phải phải có trách nhiệm và nghĩa vụ tương ứng. Đôi khi, trong đó có cả những điều liên quan đến mẹ chồng, nàng dâu.
Người đàn ông trong câu chuyện trên tự trách mình và nhận ra bi kịch hôn nhân có liên quan đến mình. Điều đó có nghĩa chính bản thân anh cũng chưa có trách nhiệm và nghĩa vụ đúng đắn với gia đình.
Nói một cách cụ thể, anh ta nên chú ý nhiều hơn đến mối quan hệ mẹ chồng và con dâu. Chỉ khi anh ta chắc chắn rằng quan hệ giữa mẹ mình và vợ thật sự hài hòa thì mớ có thể thở phào được. Đàn ông nên biết vai trò của mình, mình là ai trong gia đình và có trách nhiệm hơn với chính tổ ấm.
Nếu không làm được, cái kết tệ hại cho một cuộc hôn nhân chính là điều được dự đoán từ trước!
Không muốn bỏ người chồng tự kỷ nhẹ Tôi 29 tuổi. 3 năm trước tôi lấy chồng qua giới thiệu, được biết anh sống ở nước ngoài lâu nên tiếng Việt kém. Tôi yêu vì anh thật thà, ấm áp. Cưới nhau về, anh hiền, gần như không có sự phản kháng trong mọi việc nên mẹ chồng áp đặt mọi thứ lên vợ chồng tôi. Nếu không được thì bà...