6 tháng bay vào vũ trụ gây loãng xương bằng 20 năm ở Trái đất
Một nghiên cứu mới về tình trạng loãng xương ở phi hành gia cho thấy các phi hành gia bay vào vũ trụ khoảng 6 tháng có mức loãng xương gần như một người lớn tuổi bị bệnh này trong 20 năm.
Du hành vũ trụ đặt ra nhiều thách thức khác nhau đối với cơ thể con người – Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin Reuters, nghiên cứu trên được thực hiện với 17 phi hành gia từng làm việc trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), trong đó có 14 nam và 3 nữ. Các phi hành gia có tuổi trung bình là 47 và từng tham gia các nhiệm vụ du hành kéo dài từ 4 đến 7 tháng.
Nghiên cứu đã thu thập dữ liệu về tình trạng loãng xương ở các phi hành gia này do điều kiện không trọng lực trong không gian gây ra, cũng như khả năng lấy lại mật độ khoáng của xương sau khi họ trở về Trái đất.
Video đang HOT
Nghiên cứu cho thấy, một năm sau khi trở về Trái đất, trung bình các phi hành gia có biểu hiện giảm 2,1% mật độ khoáng ở xương chày (một xương ở cẳng chân) và giảm 1,3% sức mạnh của xương.
Chín người trong số họ không thể phục hồi mật độ khoáng xương sau chuyến bay vũ trụ, bị loãng xương vĩnh viễn.
“Chúng tôi biết rằng các phi hành gia bị loãng xương khi du hành trong thời gian dài. Điểm mới của nghiên cứu này là chúng tôi theo dõi các phi hành gia trong một năm sau chuyến du hành vũ trụ của họ để hiểu liệu xương có phục hồi hay không”, giáo sư Leigh Gabel của Đại học Calgary (Canada) cho biết. Ông Gabel là tác giả chính của nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Reports này.
Vị chuyên gia trên cho biết các phi hành gia bị loãng xương đáng kể trong khoảng 6 tháng bay vào vũ trụ. Mức độ loãng xương này tương đương với một người lớn tuổi ở Trái đất bị loãng xương trong suốt 20 năm. “Họ chỉ phục hồi được khoảng một nửa mật độ xương sau một năm trở lại Trái đất”, ông Gabel nói.
Tình trạng loãng xương trong không gian xảy ra do mất đi trọng lực, xương không được “rèn luyện” để nâng đỡ cơ thể như khi ở Trái đất.
Nghiên cứu này cho thấy các cơ quan vũ trụ cần cải thiện biện pháp đối phó với vấn đề trên, điển hình là chế độ tập thể dục và dinh dưỡng cho phi hành gia.
Nhóm nghiên cứu không tiết lộ quốc tịch các phi hành gia tham gia, nhưng cho biết họ đến từ Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA), Cơ quan Vũ trụ Canada, Cơ quan Không gian châu Âu và Cơ quan Thám hiểm hàng không vũ trụ Nhật Bản.
Trung Quốc thử nghiệm công nghệ có thể truyền năng lượng Mặt trời từ vũ trụ về Trái đất
Nhóm phát triển cho biết các tấm pin Mặt trời đặt trên quỹ đạo sẽ có lợi thế hơn so với hệ thống trên mặt đất, do không thể hoạt động vào ban đêm hoặc bị mây che phủ.
Tờ Bloomberg đưa tin các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc vừa thử nghiệm thành công một mô hình công nghệ, có khả năng truyền dẫn không dây năng lượng Mặt trời từ ngoài vũ trụ về Trái đất trong tương lai.
Theo đó, mô hình trạm năng lượng được đặt tại Đại học Xidian ở tỉnh Thiểm Tây đã hấp thụ ánh nắng ở một độ cao so với mặt đất rồi chuyển nó thành chùm tia sóng. Sau đó, nó truyền các tia này xuyên qua không khí đến một trạm thu, nơi nó có thể được chuyển đổi trở lại thành điện năng.
Trong khi mô hình thử nghiệm chỉ truyền năng lượng qua không khí được quãng đường 55 mét, các nhà nghiên cứu hy vọng một ngày nào đó công nghệ này có thể được mở rộng để truyền tải năng lượng từ các tấm pin Mặt trời quay quanh Trái đất.
Trong thông cáo báo chí, trường Đại học Xidian cho biết nhóm nghiên cứu vừa tiến hành thử nghiệm trước một hội đồng chuyên gia và được xác nhận thành công vào ngày 5/6.
Triển vọng về việc khai thác nguồn năng lượng Mặt trời từ vũ trụ sẽ giúp loại bỏ được nhược điểm lớn nhất của công nghệ năng lượng sạch là không thể hoạt động trong bóng tối, bằng cách đặt các tấm pin vào những quỹ đạo không bị Trái đất phủ bóng.
Hiện nay, Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất khai thác tiềm năng của công nghệ này.
Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ California (Mỹ) đã khởi động một chương trình khai thác năng lượng Mặt trời từ không gian sau khi được rót vốn 100 triệu USD vào năm 2013. Các nhà nghiên cứu ở Ấn Độ, Nga, Anh và Pháp cũng đang khám phá về tiềm năng trên. Theo Đại học Xidian, đặc biệt, Nhật Bản là quốc gia đang dẫn đầu trong lĩnh vực này.
Vệ tinh Trung Quốc suýt va chạm mảnh vỡ từ vụ nổ của Nga Một trong các vệ tinh khoa học của Trung Quốc đã suýt va chạm với mảnh vỡ trên quỹ đạo được tạo ra từ vụ Nga phóng tên lửa phá hủy vệ tinh cũ. Ngày càng có nhiều mảnh vỡ trôi nổi trên quỹ đạo (Ảnh minh họa: Shuttersstock). Báo South China Morning Post (SCMP) dẫn thông tin từ Cục Không gian quốc...