6 sự thật bất ngờ về chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ của nhân loại
Tàu vũ trụ chở Gagarin không thể hạ cánh với du hành gia bên trong hay Gagarin đã nhảy xuống khỏi xe để “giải quyết nỗi buồn” khi trên đường tới bệ phóng…là những bất ngờ thú vị về chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ tròn 50 năm trước.
50 năm trước, vào ngày 12/4/1961, nhà du hành vũ trụ người Nga Gagarin đã trở thành người đầu tiên bay vào không gian, đánh dấu kỷ nguyên bay vào vũ trụ của nhân loại.
Tên lửa đưa tàu vũ trụ Vostok 1 chở Gagarin được phóng đi từ trung tâm vũ trụ Baikonur vào 6h07 sáng (giờ địa phương).
Khi đạt tốc độ chưa từng có tiền lệ vào thời điểm đó, con tàu đã thoát ra khỏi sức hút của trái đất, tiến vào quỹ đạo, bay một vòng trước khi tiến trở lại bầu khí quyển và hạ cánh xuống đất Liên Xô (cũ).
Dưới đây là sáu sự thực thú vị về sứ mệnh lịch sử trên của Gagarin.
Gagarin ở trong vũ trụ bao lâu?
Tổng thời gian của sứ mệnh bay vào không gian đầu tiên của con người kéo dài 108 phút, nhưng hành trình bay quanh quỹ đạo trái đất, với vận tốc 17.500 dặm/giờ (hơn 28.000km/h) diễn ra chưa đầy 1 tiếng 30 phút.
Trong thời gian đó, Vostok 1 bay chưa hết hoàn toàn một vòng quỹ đạo, với độ cao tối đa là 203 dặm (326km), trước khi giảm tốc tới điểm khoang tàu vũ trụ được kéo trở lại bầu khí quyển để trở về trái đất.
Tàu vũ trụ Vostok 1 là loại tàu gì?
Vostok là khoang tàu hình cầu, được thiết kế nhằm triệt tiêu những thay đổi ở tâm trọng lực. Theo cách này, tàu có thể đảm bảo cho nhà du hành duy nhất được thoải mái dù đi theo hướng nào. Tuy nhiên, tàu không được thiết kế để hạ cánh xuống trái đất khi nhà du hành vẫn ở bên trong.
Không giống như những tàu vũ trụ sau này của Nga, như loại tàu Soyuz hiện đại, Vostok 1 không được trang bị hệ thống giúp nó giảm tốc khi hướng trở lại trái đất, vì vậy Gagarin phải bật dù ra ngoài trước khi chạm đất, ở độ cao khoảng 4 dặm (6,5km).
Khiếm khuyết trên đã được người Nga giữ bí mật trong thông cáo báo chí chính thức của mình, do sứ mệnh có thể bị xem là không thành công.
Video đang HOT
Điều gì khiến các tàu trước đó không bay được vào quỹ đạo?
Đó là tốc độ.
Để thoát khỏi lực hút của trái đất, tàu vũ trụ cần phải đạt tới vận tốc 17.500 dặm/h, hay khoảng 5 dặm/giây. Trước sứ mệnh Vostok 1, không có tên lửa nào đủ mạnh để đẩy tàu đi với vận tốc nhanh như vậy. Chính hình dạng cầu của Vostok đã giúp cho tên lửa đẩy được nó đạt được vận tốc cần thiết.
Vostok được thử nghiệm như thế nào trước sứ mệnh của Gagarin?
Vài tuần trước đó, một mô hình tàu của Gagarin, Vostok 3KA-2 đã hoành thành chuyến bay quanh quỹ đạo thấp của trái đất, mang theo một hình nộm bằng người thật có tên gọi Ivan Ivanovich và một con chó có tên gọi Zvezdochk.
Ivan đã được bán trong phiên đấu giá của Sotheby năm 1993.
Yuri Gagarin là ai?
Yuri Gagarin là phi công 27 tuổi thuộc Không quân Liên Xô khi thực hiện chuyến bay đầu tiên và duy nhất của mình vào vũ trụ. Sau chuyến trở về vang dội, anh luôn là một “báu vật” của quốc gia, khiến nhiều người cho rằng anh không nên thực hiện thêm một sứ mệnh nguy hiểm nữa.
Nhưng cuối cùng Gagarin lại tiếp tục chuẩn bị để trở lại vũ trụ một lần nữa. Và anh đã qua đời trong một vụ tai nạn khi đang thực hiện buổi tập luyện thường lệ. Gagarin vẫn là anh hùng sau khi Liên Xô tan rã.
Như đã thành thông lệ, các nhà du hành vũ trụ ngày nay vẫn tiến hành một truyền thống “thiêng” trong ngày rời trái đất, dựa trên các bước chuẩn bị trước chuyến bay năm 1961. Trên đường tới bệ phóng, chiếc xe chở các nhà du hành thường dừng lại để các thành viên trong đoàn có thể nhảy xuống xe và “giải quyết nỗi buồn” như Gagarin đã từng làm trong buổi sáng làm nên lịch sử của mình.
Bệ phóng vẫn được sử dụng
Một di sản vẫn còn trong chuyến bay lịch sử của Gagarin là bệ phóng của sứ mệnh năm đó tại trung tâm Baikonur. Bệ phóng vẫn được sử dụng cho đến ngày này, với du hành đoàn gần đây nhất lên Trạm vũ trụ quốc tế cất cánh vào tuần trước, ngày 5/2 (giờ địa phương).
Trung tâm Baikonur là một trong nhiều trung tâm phóng tàu vũ trụ của Cơ quan vũ trụ liên bang Nga (được biết đến với tên gọi Roscosmos), nhưng không nằm ở Nga. Trung tâm nằm ở Kazakhstan, nước từng thuộc Liên bang Xô Viết trong thời Chiến tranh Lạnh.
Các nhà du hành vũ trụ vẫn tiếp tục được phóng đi từ bệ phóng Vostok 1 của Gagarin trong suốt Chiến tranh Lạnh và truyền thống này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.
Theo Dân Trí
Háo hức đón chờ Giờ Trái Đất
"Năm nào mình cũng hưởng ứng Giờ Trái đất bằng cách tự tắt điện 1 tiếng ở nhà, năm nay trường lại tổ chức cắm trại và hội trại cũng hưởng ứng Giờ Trái đất bằng cách tắt điện 1 tiếng nên mình sẽ tới đó, vừa tắt điện ở nhà vừa tham gia hoạt động có ý nghĩa", Thu Thủy chia sẻ.
Cộng đồng mạng xôn xao
Giờ Trái đất (Earth hour) là hành động tự nguyện lớn nhất của nhân loại vì môi trường, ngăn chặn sự biến đổi khí hậu của trái đất. Nó sẽ bắt đầu bằng việc tắt đi những ánh sáng và thiết bị điện không cần thiết trong 1 giờ đồng hồ.
Năm nay Giờ Trái Đất sẽ diễn ra từ 8h30 đến 9h30 tối thứ Bẩy, ngày 26 tháng 3 năm 2011 với sự tham gia của ít nhất 25 tỉnh thành.
Giới trẻ đang rất háo hức chờ đợi đến giờ "tắt đèn" (Ảnh Thanh Hà)
Ngay từ những ngày trước đó, trên các trang mạng xã hội, các diễn đàn như facebook, zingme, blog Việt..., cộng đồng mạng đã xôn xao và hưởng ứng nhiệt tình tại các tỉnh thành trên cả nước.
Một bạn có nick name Aramon 2388 trên Zingme chia sẻ: "Ủng hộ chương trình này, nhưng màn thắp đèn cầy thì theo Mon biết là đốt đèn cầy thải khí gì đó mà khí đó là khí độc hại cho môi trường. Giờ trái đất là giờ tắt đèn, tiết kiệm điện vì bảo vệ môi trường, tắt đèn điện đốt đèn cầy thì môi trường vẫn bị phá, không giữ được hết ý nghĩa của giờ trái".
Để hưởng ứng Giờ Trái đất nhiều bạn trẻ đã bỏ cả những bộ phim yêu thích, những chương trình ca nhạc đặc sắc để tắt điện vì tương lai. Bạn Thu Thủy (HV Báo chí - Tuyên truyền) hào hứng: "Năm nào mình cũng hưởng ứng Giờ Trái đất bằng cách tự tắt điện 1 tiếng ở nhà, năm nay trường lại tổ chức cắm trại và hội trại cũng hưởng ứng Giờ Trái đất bằng cách tắt điện 1 tiếng nên mình sẽ tới đó, vừa tắt điện ở nhà vừa tham gia hoạt động có ý nghĩa".
Chung tay vì môi trường
Đây không phải là chiến dịch nhằm tiết kiệm năng lượng. Tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết là một hành động đơn giản mang tính biểu trưng để nhắc nhở cộng đồng và cá nhân hãy quan tâm và hành động để thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Nhiều hoạt động hưởng ứng sự kiện này được tổ chức rầm rộ, thu hút sự chú ý của nhiều người. Tất cả các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn và các trường học... đều có thể tham gia chiến dịch bằng những cách khác nhau, hành động không chỉ trong 60 phút mà còn hơn thế nữa.
Một bạn có tên Tran Tinh trên diễn đàn Blog Việt cho biết: "Thay đổi nhận thức của người dân sẽ dẫn đến thay đổi nhận thức của các chính phủ và các nhà lãnh đạo. Họ nên có chính sách giảm thiểu lượng khí thải CO2 vào môi trường mà đặc biệt là Mỹ và TQ".
Rõ ràng giới trẻ ngày càng quan tâm tới môi trường sống, ngày càng có ý thức tự giác và có những hành động thiết thực hơn. Môi trường là yếu tố quyết định đên sự sống của nhân loại. Vì thế, mỗi người hãy nâng cao ý thức của bản thân để tự cứu lấy sự sống của mình.
Cả thế giới đồng hành
133 quốc gia và lãnh thổ, hàng nghìn biểu tượng và công trình cộng cộng cùng với hàng trăm triệu người trên thế giới sẽ cùng nhau tắt đèn trong một giờ để thể hiện cam kết cùng hành động vì trái đất.
Teen Việt chung tay cùng thế giới bảo vệ Trái Đất
Tổng thư ký Liên Hợp quốc Ban-Ki-moon cùng với nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới tuyên bố ủng hộ Giờ Trái đất 2011, chia sẻ mong muốn mạnh mẽ về một tương lai bền vững và đảm bảo. Những nhà lãnh đạo trên thế giới bao gồm: Tổng giám mục Desmond Tutu; Thủ tướng Anh David Cameron; Thủ tướng Úc Julia Gillard và Tổng thống Cô-lôm-bi-a Juan Manuel Santos đã quay video clip với thông điệp Giờ Trái đất:
Nhằm hưởng ứng thông điệp mới của Giờ Trái đất 2011: không chỉ dừng lại ở một giờ tắt đèn, nhiều thành phố, quốc gia trên thế giới đã có những cam kết hành động rất thiết thực như: Australia sẽ thay thế các đèn tại công viên và trên đường phố bằng đèn LED, Cô-lôm-bi-a một phần cam kết "không chỉ đừng lại ở một giờ tắt đèn" của thành phố đó là kế hoạch bảo vệ nguồn nước lâu dài và thực hiện nhiều dự án trồng cây, Thành phố Thẩm Dương, Trung Quốc dành 38.000 hecta đất để trồng rừng....
Tại Hà Nội sẽ có những hoạt động khá thú vị:
Đêm giao lưu với các sinh viên trường ĐH Văn hóa về Biến đổi Khí hậu và Môi trường do Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội phối hợp với Đoàn trường ĐH Văn hóa tổ chức.
Các thiết bị chiếu sáng sẽ được tắt tại các biểu tượng của thủ đô như Trụ sở UBND thành phố, Đền Ngọc Sơn, Tháp Rùa, Cầu Thê Húc, Nhà hát lớn, Tràng Tiền Plaza, đèn trang trí quanh Hồ Tây, Hồ Trúc Bạch, các biển quảng cáo trên các tuyến phố lớn.
Thành phố Hồ Chí Minh:
Nhóm thanh niên tình nguyện G60 đang hoạt động hết mình vì GTĐ với nhiều hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu bao gồm: đạp xe tuyên truyền hàng ngày từ ngày 12/3 cho tới 25/3; thực hiện chương trình "Khu phố đồng hành cùng Giờ Trái đất" trong đó các tình nguyện viên đưa thông tin về GTĐ tới từng hộ dân tại 03 khu phố; thực hiện chương trình "Hành trình xanh" tại các trường Đại học. G60 đã thu hút hơn 1.500 các bạn trẻ tham gia với tư cách là tình nguyện viên.
Theo VietNamNet
Mắt bầm tím vì váy Jono đi vào văn phòng với hai con mắt sưng vù và tím đen. Bạn bè cậu hỏi điều gì đã xảy ra với Jono. "Hôm qua tớ xếp hàng sau một người phụ nữ cao lớn. Tớ thấy váy cô ấy bị kẹp dính giữa hai phần mông. Tớ mới giúp cô ấy kéo chiếc váy để trông nó gọn gàng hơn....